Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 3)
-
2659 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
Đáp án C
Sắp xếp tính oxi hóa của các ion: Fe2+ < Ni2+ < Sn2+ < Cu2+.
Ion có tính oxi hóa mạnh nhất: Cu2+.
Câu 2:
Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm thổ là ?
Đáp án A
Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dạng ion Mg2+ trong các hợp chất. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng
Câu 3:
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:
Đáp án A
Nhận thấy thí nghiệm trên, P đỏ để gần đèn cồn hơn P trắng. Tuy nhiên P đỏ không bốc cháy, P trắng bị bốc cháy.
Nhiệt độ tại P đỏ cao hơn nhiệt độ tại P trắng.
P đỏ bền hơn, P trắng kém bền hơn hay khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
Câu 6:
Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử ?
Đáp án B
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,.. hầu hết chúng đều là các este phức tạp Lipit không chứa liên kết peptit trong phân tử
Câu 7:
Hỗn hợp Tecmit dùng để vá nhanh đường ray tàu hoả, gồm Al và
Đáp án C
Hỗn hợp Tecmit gồm Fe2O3, Al và sợi dây Mg làm mồi
Câu 8:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
Đáp án C
CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái Đất, việc làm tăng lượng khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính
Câu 9:
Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên?
Đáp án C
Thủy tinh hữu cơ hay còn gọi là poli(metyl metarylat) là polime tổng hợp được điều chế từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat
Câu 10:
Nguyên liệu chủ yếu được dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là
Đáp án D
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân.
Câu 11:
Thành phần của tinh bột gồm:
Đáp án C
Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit: amilozo và amilopectin.
Cả 2 đều có CTPT là(C6H10O5)n trong đó C6H10O5 là gốc -glucozo
Câu 12:
Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat ?
Đáp án A
Thạch cao có chứa CaSO4
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng: Metylamin có lực bazơ mạnh hơn phenylamin. Các phát biểu khác sai vì:
+) Glyxin là hợp chất hữu cơ tạp chức
+) Muối glutamat được dùng làm gia vị thức ăn chứ không phải là axit glutamic.
+) Anilin có tính bazơ yếu, không làm quỳ tím hoá xanh
Câu 18:
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về thành phần các nguyên tố trong phân tử của các hợp chất hữu cơ?
Đáp án C
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua....). Khác với hợp chất vô cơ, trong thành phần của hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hidro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lun huỳnh,...
Khẳng định đúng: Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường có H, hay gặp O, N, S, P, halogen.
Câu 20:
Cacbohiđrat sau khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là
Đáp án D
Vì tinh bột được tạo ra từ nhiều gốc glucozơ.
Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(4) Nối thanh nhôm với thanh đồng, để ngoài không khi ẩm.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
Đáp án C
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là tồn tại 2 điện cực khác bản chất, tiếp xúc với nhau và nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện ly.
Vậy các thi nghiệm đúng là 3 (sinh ra Cu), 4
Câu 22:
Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là:
Đáp án C
Có 2 đồng phân là CH3CH(NH2)COOH và H2NCH2CH2COOH.
Câu 24:
Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ lapsan, saccarozo, xenlulozo, fructozo. Số chất trong dãy bị thủy phân trong dung dịch kiềm, đun nóng là
Đáp án A
Các chất bị thủy phân là etyl axetat, triolein, tơ lapsan. Các cacbohidrat chỉ thủy phân trong môi tường axit.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể phân biệt axit fomic và anđehit fomic bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(2) Tất cả các peptit đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
(3) Amilozơ và amilopectin là đồng phân củạ nhau.
(4) Điều chế anđehit axetic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa etilen.
(5) Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu dung dịch nước Br2.
(6) Tách H2O từ etanol dùng điều chế etilen trong công nghiệp.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Xét từng phát biểu:
+) Axit fomic và anđehit fomic đều tạo kết tủa Ag khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. (1) sai
+) Đipeptit không phản ứng với Cu(OH)2 (2) sai
+) Amilozơ và amilopectin có hệ số mắt xích khác nhau nên không phải đồng phân (3) sai
+) Điều chế anđehit axetic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa etilen. (4) đúng.
+) Fructozo không làm mất màu dung dịch brom (5) sai
+) Etilen trong công nghiệp được điều chế từ dầu mỏ (6) sai
Số phát biểu đúng là 1.
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả thu được ghi ở bảng sau:
Chất |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng Cu(OH)2 / OH- |
Có màu tím |
Y |
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng; dư) để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 |
Tạo dung dịch màu xanh tam |
Z |
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng |
Tạo kểt tủa Ag |
T |
Tác dụng với dung dịch I2 loãng |
Có màu xanh tím |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
Xét lần lượt từng chất:
+) X tác dụng Cu(OH)2/OH- có màu tím đặc trưng là phản ứng màu biure. X là lòng trắng trứng.
Loại đáp án A, D.
+) T tác dụng I2 tạo dung dịch xanh tím T là hồ tinh bột.
Loại đáp án C.
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép và gang đều là hợp kim của sắt.
(b) Thạch cao nung có nhiều ứng dụng như làm tượng, bó bột.
(c) Nước vôi trong vừa đủ có thể làm mềm nước cứng tạm thời.
(d) Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ mol.
(e) Nút bông tẩm dung dịch kiềm có thể ngăn khí NO2 trong ống nghiệm thoát ra môi trường.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Các phát biểu đúng: (a) (b) (c) (e).
Phát biểu (d) sai vì:
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Cr + 2HCl CrCl2 + H2.
Tỉ lệ HCl của mỗi phản ứng khác nhau.
Số phát biểu đúng là 4