Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 10)
-
2859 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
Đáp án B
Ion Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Xét từng phát biểu:
+) A. Sai. Vì các kim loại có khối lượng riêng khác nhau như Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất d = 0,5 g/cm3 < d(H2O).
+) B. Đúng. Vì kim loại nhường e nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
+) C. Sai. Vì một số kim loại có nhiều số oxi hóa như: Fe, Cr,...
+) D. Sai. Vì kim loại thủy ngân (Hg) ở dạng lỏng.
Câu 3:
Các phát biểu nào sau đây về nguyên tố silic và hợp chất của silic không đúng:
Đáp án C
Phát biểu trên sai vì silicagen chính là H2SiO3 được sấy khô, còn muối kim loại kiềm của axit H2SiO3 như Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng
Câu 4:
Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
Đáp án B
Dầu thực vật tạo bởi các gốc axit béo không no nên muốn trở thành mỡ rắn, bơ nhân tạo phải hidro hóa các gốc axit này thành các gốc axit béo no
Câu 5:
Trong phòng thí nghiệm, khí c được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
Đáp án B
+) Khí C được điều chế bằng cách cho dung dịch B tác dụng với chất rắn A ở nhiệt độ thường.
+) Khí C được thu bằng cách đẩy không khí và ngửa bình nên C không phản ứng với O2 ở nhiệt độ thường và nặng hơn không khí.
Các khí thỏa mãn:
NO2: (A: Cu; B: HNO3)
Cl2 (A: KMnO4; B: HCl đặc)
CO2 (A: CaCO3; B: HCl loãng)
SO2 (A: Cu; B: H2SO4 đặc).
Dãy các chất thỏa mãn: NO2, Cl2, CO2, SO2.
Loại các đáp án khác vì:
+) H2 nhẹ hơn không khí,
+) N2 nhẹ hơn không khí, điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO2.
+) N2O được điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO3
Câu 6:
Chất nào dưới đây không tan trong nước?
Đáp án A
Tristearin là triglixerit nên không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Xét các phát biểu:
A. Đúng. Trong công nghiệp, các kim loại Al, Ca, Na đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
B. Sai. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 - 2% khối lượng C.
C. Sai. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2) có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Sai. Al không phải chất lưỡng tính
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Xét từng phát biểu:
A. Sai vì trùng hợp stiren thu được polistiren.
B. Sai vì trùng ngưng buta-l,3-đien với stiren có xúc tác Na thu được cao su buna-S.
C. Sai vì tơ visco là tơ bán tổng hợp.
D. Đúng. Phương trình hóa học điều chế:
nHOOC-C6H4-COOH + nHO-CH2-CH2-OH (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O.
Câu 10:
Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa
Đáp án A
Điều kiện ăn mòn điện hóa:
+) Các điện cực phải khác chất nhau
+) Các điện cực phải tiếp xúc với nhau
+) Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li
Xét từng đáp án
A. Xuất hiện 2 điện cực là Fe và Cu là ăn mòn điện hóa.
B. Không phải là ăn mòn điện hóa vì không có dung dịch chất điện li.
C. Đây là ăn mòn hóa học.
D. Không có cặp điện cực nên không phải là ăn mòn điện hóa
Câu 11:
Saccarit chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
Đáp án C
Fructozơ chiếm 40% trong mật ong
Câu 12:
Hợp chất X (hay còn gọi là corinđon) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia lade....Hợp chất X là
Đáp án C
Thành phần chính của X là tình thể Al2O3
Câu 15:
Cho các dung dịch: axit axetic, etilen glicol, glixerol, glucozo, saccarozo, etanol, anbumin (có trong lòng trắng trứng). Số dung dịch phản ứng được với đồng (II) hiđroxit là
Đáp án B
Các dung dịch phản ứng với Cu(OH)2: axit axetic, etilen glicol, glixerol, glucozơ, saccarozơ, anbumin.
Câu 18:
Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
Đáp án D
Áp dụng quy tắc Maccopnhicop áp dụng cho phản ứng cộng HX vào anken bất đối xứng.
Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện dưong) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Tinh bột không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo nên dung dịch hồ tinh bột.
Câu 21:
Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, CaCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
Đáp án C
Các chất thỏa yêu cầu đề bài là AgNO3, Cu(NO3)2, CaCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3.
Câu 22:
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Đáp án C
Các đồng phân thỏa mãn:
HCOO-CH=CH-CH2. HCOO-C(CH3)=CH2.
HCOO-CH2-CH=CH2. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 23:
Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là
Đáp án A
Các kim loại tác dụng được với dung dịch sắt (III) sunfat là Na, Al, Cu, Fe.
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa 2 liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
(6) Ancol isopropylic và N-metylmetanamin có cùng bậc.
Những phát biểu đúng là
Đáp án A
chỉ có 4 amin ở thể khí: CH3NH2, CH3-NH-CH3, CH3-CH2-NH2, (CH3)3N.
3. Trong phân tử đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit
Câu 31:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào ống nghiệm chứa dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của (mmax - mmin) là
Đáp án B
Phân tích đồ thị khi cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3.
- Đoạn (1): tăng chậm do chỉ có BaSO4
H+ + OH- H2O
- Đoạn (2): trung hòa hết H+ bắt đầu có kết tủa Al(OH)3 tăng mạnh hơn.
Al3+ + 3OH- Al(OH)3
- Đoạn (3): tăng yếu lại do BaSO4 đạt cực đại, chỉ còn Al(OH)3 tăng.
- Đoạn (4): cả 2 đều đạt cực đại, Al(OH)3 bắt đầu bị hòa tan giảm dần.
Al(OH)3 + OH- AlO2- + 2H2O
- Đoạn (5): Al(OH)3 tan hết, kết tủa chỉ còn BaSO4
Áp dụng:
Xét tại 0,27 mol Ba(OH)2: BaSO4 vừa đạt cực đại.
Vậy = 14,04
Câu 32:
Có các phát biểu sau:
(a) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.
(b) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc.
(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.
(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.
(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ nitron; tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Xét từng phát biểu:
(a) sai do glucozơ no.
(b) sai do cả 2 đều tráng bạc.
(c) sai.
(d) đúng vì canxi panmitat kết tủa.
(e) sai vì amilozơ có mạch không phân nhánh.
(f) sai vì tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp.
Số phát biểu đúng là: 1.
Câu 36:
Tiến hành thi nghiệm với các chất X, Y, z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng với Cu(OH)2 |
Hợp chất có màu tím |
Y |
Quỳ tím ẩm |
Quỳ đổi màu xanh |
Z |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu và tạo kết tủa trắng |
T |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu |
Đáp án D
Để ý rằng Z phản ứng Br2 tạo kết tủa trắng, trong các đáp án chỉ có anilin
Câu 37:
Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1 |
M + dung dịch muối X -> kết tủa + khí |
Thí nghiệm 2 |
X + dung dịch muối Y ->Y |
Thí nghiệm 3 |
X + dung dịch muối Z: không xảy ra phản ứng |
Thí nghiệm 4 |
Z + dung dịch muối M: không xảy ra phản ứng |
Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là
Đáp án D
Xét từng thí nghiệm:
- Từ thí nghiệm 1, có khí thoát ra, chứng tỏ kim loại đó có tác dụng với H2O ,M là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.
- Từ thí nghiệm 2 tính khử của Y < X nên X đẩy được Y ra khỏi muối của nó.
- Từ thí nghiệm 3 tính khử của X < Z
- Từ thí nghiệm 4 tính khử của Z < M
Vậy thứ tự tính khử của các kim loại theo thứ tự tăng dần: Y < X < Z < M.
Câu 40:
Hỗn hợp A gồm X là este của amino axit (no, chứa 1-NH2; 1 -COOH) và hai peptit Y, Z đều được tạo từ glyxin và alanin (nY : nZ = 1: 2; tổng số liên kết peptit trong Y và Z là 5). Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 0,55 mol NaOH, thu được dung dịch chứa 3 muối của amino axit (trong đó có 0,3 mol muối của glyxin) và 0,05 mol ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam A trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,425 mol nước. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D