Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 5)
-
2662 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim loại được gắn vào vỏ tàu biển bằng thép (phần ngoài ngâm dưới nước) nhằm bảo vệ vỏ tàu biển không bị ăn mòn là
Đáp án C
Để hạn chế sự ăn mòn của vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại bằng Zn do Zn có tính khử mạnh hơn Fe, đóng vai trò là cực âm (kim loại bị ăn mòn thay sắt).
Không dùng, Cu, Ni hay Sn vì tính khử yếu hơn Fe, nếu dùng các kim loại đó thì vẫn là Fe bị ăn mòn trước
Câu 5:
Cho kết tủa Fe(OH)3 vào dung dịch chất X, thu được dung dịch FeCl3. Chất X là
Fe(OH)3 +3HClFeCl3 +3H2O
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Chất khí ở điều kiện thường là
Chất khí ở điều kiện thường: Metylamin (CH3-NH2).
Loại các đáp án khác vì:
Ancol metylic, Anilin: chất lỏng
Glyxin: Chất rắn.
Chọn đáp án B
Câu 7:
Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Fe tác dụng với HCl loãng, nguội: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Các đáp án khác không thỏa mãn vì:
+) Fe thụ động trong HNO3, H2SO4 đặc nguội.
+) Fe có tính khử yếu hơn Mg nên Fe không phản ứng với MgSO4
Chọn đáp án C.
Câu 8:
Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của sắt:
Các chất X và T lần lượt là
Đáp án C
Câu 9:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng... Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
Cao su lưu hóa được tạo thành khi kết hợp nguyên tố S với cao su có cấu trúc mạch không gian làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm.
Chọn đáp án D.
Câu 11:
Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
Glucozo có phản ứng tráng bạc, tạo lớp Ag mỏng, mịn hơn so với anđehit và không độc, rẻ tiền.
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Xét từng phát biểu:
+) Alanin làm quỳ tím chuyển màu xanh. Sai. Vì Alanin không làm chuyển màu quỳ tím.
+) Glyxin có tính chất lưỡng tính. Đúng.
+) Valin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng. Sai. Valin không tác dụng với dung dịch Br2
+) H2NCH2COONH3CH3 là este của glyxin. Sai. Đây là muối amoni của glyxin với metylamin.
Câu 18:
Mục đích của việc phân tích định tính nguyên tố là nhằm xác định
Đáp án A
Mục đích của phân tích định tính là xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 19:
Những ion nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch ?
Đáp án D
Các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch khi giữa chúng không xảy ra phản ứng.
Đáp án thỏa mãn: Mg2+, Al3+, HCO3-, NO3-.
Loại các đáp án khác vì:
+) Na+, Cu2+, Cl-, S2- vì tạo kết tủa CuS: Cu2+ + S2- CuS
+) Na+, Mg2+, NO3-, CO32- vì tạo kết tủa MgCO3: Mg2+ + CO32- MgCO3
+) K+, Fe2+, OH-, NO3- vì tạo kết tủa Fe(OH)2: Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2.
Câu 20:
Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng
Đáp án D
Dung dịch iot là tinh bột chuyển màu xanh tím, không làm chuyển màu xenlulozơ.
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.
(d) Đốt dây Mg trong bình đựng khí clo.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là
Đáp án C
Có phản ứng xảy ra là có ăn mòn hóa học, vậy tất cả các thí nghiệm trên đều phản ứng nên có xảy ra ăn mòn hóa học
Câu 23:
Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là
Đáp án A
Kim loại kiềm thổ trong dãy trên: Ca
Câu 24:
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
Đáp án C
Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH : etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, p-crezol.
Câu 29:
Cho các phát biểu sạu:
(a) Trong tự nhiên kim loại kiềm tồn tại ở dạng hợp chất và đơn chất.
(b) Cho dung dịch HCl dư vào quặng đolomit và quặng boxit đều có khí thoát ra.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2 (SO4) 3 không thu được kết tủa.
(d) Al bền trong không khí do có màng oxit bảo vệ.
(e) Trong quá trình điện phân dung dịch HCl thì pH của dung dịch giảm.
(f) Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Các phát biểu đúng: (d), (f)
(a) Sai, kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
(b) Sai, đolomit MgCO3.CaCO3 thì có khí CO2 thoát ra nhưng boxit Al2O3.H2O thì không
(c) Sai, có thu được kết tủa BaSO4
(e) Sai, điện phân dd HCl: 2HCl H2 + Cl2 nên nồng độ H+ giảm pH tăng
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân vipyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được axetanđehit.
(2) Ở điều kiện thường, etyl amin là chất lỏng.
(3) Amilopectin và xenlulozo đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(4) Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh.
(5) Glucozo là hợp chất hữu cơ đa chức.
(6) Lòng trắng trứng cho phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Xét từng phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai. Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí.
(3) Sai. Aminlopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Đúng.
(5) Sai. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức
(6) Đúng.
Số phát biểu đúng: 3.
Câu 36:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nằo sau đây ?
Đáp án B
Loại A và C vì NH3 và HCl tan tốt trong nước.
Loại D vì CH3COONa là chất rắn, không phải "dung dịch".
Câu 39:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Cu(NO3)2; Fe và FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí Z gồm N2; N2O; NO; CO2 và 0,024 mol H2. Cho dung dịch NaOH vào 1/10 dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 3,8064 gam thì dùng hết 0,1038 mol NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch Y vừa đủ để kết tủa hết SO42-, sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 30,7248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố Na số mol của BaSO4: 0,546 mol số mol của SO42- là 0,546 mol
số mol của BaSO4: 0,546 mol số mol của BaCl2 : 0,546 mol
số mol của AgCl: 1,092 mol (bảo toàn nguyên tố Cl)
Khi thêm BaCl2, AgNO3 vào Y tạo kết tủa chứa BaSO4: 0,546 mol; AgCl: 1,092 mol và Ag.
Mà số mol của Ag: 0,216 mol
số mol Fe2+ là 0,216 mol
Bảo toàn điện tích trong Y 2a + 2b + c + 0,216.2 + 0,054 = 0,546.2
Có muối = 24a + 64b + 18c + 0,216. 56 + 0,054.23 + 0,546.96 = 75,126
Có 58a + 98b + 0,216.90 = 38,064
Giải hệ a = 0,24; b = 0,048 và c = 0,03
Bảo toàn nguyên tố H số mol của nước là (0,456.2-0,03.4):2 = 0,462 mol
Bảo toàn khối lượng mx = 32,64 gam
Gọi số mol của Fe và FeCO3 là x, y 56x + 116y + 0,24.25 + 188.0,048 = 32,64
Bảo toàn nguyên tố Fe x + y = 0,216
Giải hệ x = 0,12 và y = 0,096
% Fe = (0,12.56 : 32,64).100% = 20,58%