Bài 1. Phép thử nghiệm – Sự kiện
-
166 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tung một lần hai đồng xu. Kí hiệu mặt xuất hiện của mỗi đồng xu là S (sấp) và N (ngửa). Tập hợp các kết quả có thể đối với mặt xuất hiện của hai đồng xu là:
A. {SS; NN};
B. {SN; NS};
C. {SS; NN; SN; NS};
D. {NN; NS}.Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của hai đồng xu là:
A = {SS; NN; SN; NS}.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
Trong hộp có 1 quả bóng đỏ (Đ), 2 quả bóng xanh (X) và 1 quả bóng vàng (V). Không nhìn vào hộp lấy ngẫu nhiên ra 2 quả bóng. Tập các kết quả có thể đối với màu của hai quả bóng lấy ra là:
A. {XX; XĐ};
B. {ĐĐ; XV};
C. {XX; ĐV};
D. {XX; XĐ; XV; ĐV}.Tập các kết quả có thể đối với màu của hai quả bóng lấy ra là:
A= {XX; XĐ; XV; ĐV}.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3:
Gieo một con xúc xắc có các mặt được ghi số từ 1 đến 6. Khi đó mặt xuất hiện
A. có thể là số 6.
B. không thể là số chẵn.
C. chắc chắn là số lẻ.
D. là số lớn hơn 6.
Gieo một con xúc xắc có các mặt được ghi số từ 1 đến 6. Khi đó mặt xuất hiện
có thể là số 6, có thể là số chẵn, có thể là số lẻ, không thể là số lớn hơn 6.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 4:
Bạn Hà nghĩ và viết ra một số tự nhiên có hai chữ số. Số bạn Hà viết
A. chắc chắn là số lẻ.
B. có thể là số 25.
C. không thể chia hết cho 3.
D. có chữ số hàng chục bằng 0.
Bạn Hà nghĩ và viết ra một số tự nhiên có hai chữ số. Số bạn Hà viết:
• Có thể là số chẵn nên không thể chắc chắn số đó là số lẻ, do đó phương án A là sai.
• Có thể là số 25, do đó phương án B là đúng.
• Có thể là số chia hết cho 3, do đó phương án C là sai.
• Chưa chắc là số có chữ số hàng chục bằng 0, do đó phương án D là sai.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Chọn từ viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp với mỗi phép thử nghiệm.
a) Chị Hà tham gia kì thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên.
Kết quả thi của Chị Hà có thể là ............. hoặc ..........a) Chị Hà tham gia kì thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên.
Kết quả thi của Chị Hà có thể là đỗ hoặc trượt.
Câu 6:
b) Tuấn và Hưng thi đấu một ván cờ.
Kết quả ván đấu có thể là …………… hoặc ………
b) Tuấn và Hưng thi đấu một ván cờ.
Kết quả ván đấu có thể là Tuấn thắng hoặc Hưng thắng hoặc hai bạn hòa.
Câu 7:
c) Trong hộp bút có 2 bút bi xanh và 1 bút bị đỏ. Không nhìn vào bên trong hộp, lấy ngẫu nhiên ra một chiếc bút.
Chiếc bút chọn ra có thể có màu …….. hoặc màu ……….
c) Trong hộp bút có 2 bút bi xanh và 1 bút bị đỏ. Không nhìn vào bên trong hộp, lấy ngẫu nhiên ra một chiếc bút.
Chiếc bút chọn ra có thể có màu đỏ hoặc màu xanh.
Câu 8:
Viết tiếp “không thể”, “có thể” hoặc “chắc chắn” vào chỗ chấm cho thích hợp với mỗi sự kiện sau:
a) Thời tiết ngày mai ……….. sẽ rất nóng.
a) Thời tiết ngày mai có thể sẽ rất nóng.
Câu 9:
b) .......... dùng máy bay đưa người lên du lịch Mặt Trăng.
b) Không thể dùng máy bay đưa người lên du lịch Mặt Trăng.
Câu 10:
c) Vào mùa hè, ………… sẽ có ngày nhiệt độ trên 33 °C.
c) Vào mùa hè, chắc chắn sẽ có ngày nhiệt độ trên 33 °C.
Câu 11:
Trong hộp có 5 tấm thẻ ghi các số như trong hình bên.
Không nhìn vào hộp, rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ.
a) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên thẻ được rút ra.
a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên thẻ được rút ra là {2; 4; 5; 7; 8}.
Câu 12:
b) Viết tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Số ghi trên thẻ được rút ra là số chẵn xảy ra.
b) Tập hợp các kết quả có thể có thể để sự kiện Số ghi trên thẻ được rút ra là số chẵn xảy ra là {2; 4; 8}.
Câu 13:
c) Sự kiện Số ghi trên thẻ được rút ra nhỏ hơn 8 có chắc chắn xảy ra không? Tại sao?
c) Sự kiện Số ghi trên thẻ được rút ra nhỏ hơn 8 không chắc chắn xảy ra vì số ghi trên thẻ được rút ra có thể là số 8.
Câu 14:
Quay vòng quay như hình bên và quan sát khi vòng quay dừng lại, mũi tên sẽ chỉ vào ô nào.
a) Viết tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 3 xảy ra.
a) Tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 3 xảy ra là {4; 5; 6; 7; 8}.
Câu 15:
b) Nếu sau khi quay mũi tên chỉ vào ô số 8 thì sự kiện Mũi tên chỉ vào ô ghi số lẻ có xảy ra không?
b) Nếu sau khi quay mũi tên chỉ vào ô số 8 thì sự kiện Mũi tên chỉ vào ô ghi số lẻ không xảy ra vì 8 là số chẵn.
Câu 16:
Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong từ MATHEMATIC.
a) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với chữ cái được chọn.
a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là: {M; A; T; H; E; I; C}.
Câu 17:
b) Viết tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Chọn được một phụ âm xảy ra.
b) Tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Chọn được một phụ âm xảy ra là: {M; T; H; C}.
Câu 18:
Nam và Dũng thi đấu cờ vua. Sau mỗi ván chơi, người thắng được tính 1 điểm và sẽ không có điểm trong các trường hợp khác. Hai bạn chơi nhiều ván, dừng chơi khi có người giành được 2 điểm trước.
a) Sau mỗi ván chơi, những sự kiện nào có thể xảy ra?
a) Sau mỗi ván chơi, các sự kiện có thể xảy ra là: Nam thắng, Dũng thắng, 2 bạn hòa.
Câu 19:
b) Hai bạn dừng chơi sau 3 ván và Nam là người giành được 2 điểm trước. Sử dụng kí hiệu N là ván Nam thắng, H là ván hoà và D là ván Dũng thắng, liệt kê tập hợp các kết quả có thể xảy ra.
b) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là {DNN; NDN; HNN; NHN}.
Câu 20:
Bạn Mai tung một đồng xu nhiều lần liên tiếp. Ở mỗi lần tung, nếu xuất hiện mặt ngửa (N), Mai có 1 điểm, còn nếu xuất hiện mặt sắp (S), Mai không có điểm. Ghi chép kết quả sau 20 lần tung của Mai được như sau:
S S N S N N S S N S S S N N S N S N S S
a) Mỗi sự kiện dưới đây có xảy ra hay không xảy ra?
(1) Số lần mặt N xuất hiện nhiều hơn số lần mặt S xuất hiện.
(2) Mai được 11 điểm.
a) Sự kiện (1) không xảy ra vì số lần xuất hiện mặt N là 8 lần ít hơn số lần xuất hiện mặt S là 12 lần; Sự kiện (2) không xảy ra vì số lần xuất hiện mặt N là 8 lần nên Mai được 8 điểm.
Câu 21:
b) Giả sử ta không biết kết quả 20 lần gieo như trên. Em hãy cho biết sự kiện nào dưới đây có thể xảy ra. Tại sao?
(3) Số lần mặt N xuất hiện bằng số lần mặt S xuất hiện.
(4) Tổng số lần mặt N và mặt S xuất hiện là một số lẻ.
b) Sự kiện (3) có thể xảy ra vì số lần xuất hiện mặt N và mặt S có thể cùng là 10.
Sự kiện (4) không thể xảy ra vì tổng số lần mặt N và mặt S xuất hiện luôn là 20, là số chẵn.