Bài 3. Bài tập cuối chương 9
-
157 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong một hộp kín có 6 tấm thẻ ghi các chữ K, H, O, A, N, H. Lấy ngẫu nhiên ra một tấm thẻ. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với tấm thẻ được lấy ra?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với tấm thẻ được lấy ra là: {K; H; O; A; N}.
Vậy có 5 kết quả có thể xảy ra.
Ta chọn phương án C.
Câu 2:
Trong danh sách ghi trong sổ điểm, mỗi bạn lớp 6A đều có một số thứ tự. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 6A. Số thứ tự của bạn được chọn đó
A. có thể chia hết cho 5.
B. có thể là số 92.
C. chắc chắn là số chẵn.
D. có chữ số hàng trăm bằng 1.
Số thứ tự của bạn được chọn đó:
• Có thể chia hết cho 5, do đó phương án A là đúng;
• Không thể là số 92 vì lớp 6A không thể có tới 92 học sinh, do đó phương án B là sai;
• Có thể là số lẻ nên chưa chắc chắn là số chẵn, do đó phương án C là sai;
• Không thể là số có chữ số hàng trăm bằng 1 vì lớp 6A không thể có hơn 100 học sinh, do đó phương án D là sai.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 3:
Quay đồng thời hai vòng quay như hình bên. Quan sát khi các vòng quay dừng lại, hai mũi tên chỉ vào các ô ghi số nào rồi tính tổng của hai số đó.
Tổng lớn nhất có thể nhận được bằng:
A. 8;
B. 9;
C. 10;
D. 11.
Xét vòng quay thứ nhất bên trái, số lớn nhất mũi tên có thể chỉ vào là số 4.
Xét vòng quay thứ hai bên phải, số lớn nhất mũi tên có thể chỉ vào là số 7.
Tổng lớn nhất có thể nhận được bằng: 4 + 7 = 11.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4:
Quay đồng thời hai vòng quay như hình bên. Quan sát khi các vòng quay dừng lại, hai mũi tên chỉ vào các ô ghi số nào rồi tính tổng của hai số đó.
Tổng trên có bao nhiêu các kết quả có thể?
A. 5;
B. 6;
C. 7;
D. 8.
Gọi i là số ghi trên ô mà kim mũi tên của vòng quay thứ nhất bên trái chỉ vào (i ∈ {1; 3; 4}); j là số ghi trên ô mà kim mũi tên của vòng quay thứ hai bên phải chỉ vào (j ∈ {4; 5; 7}).
Khi đó tập hợp các kết quả xảy ra đối với số ghi trên ô mà hai mũi tên chỉ vào (i; j) là:
A = {(1; 4); (1; 5); (1; 7); (3; 4); (3; 5); (3; 7); (4; 4); (4; 5); (4; 7)}.
Ta có tổng của hai số ghi trên ô mà hai mũi tên chỉ vào là i + j.
Tập hợp B các kết quả xảy ra đối với tổng trên là:
B = {5; 6; 8; 7; 10; 9; 11}.
Vậy có 7 kết quả có thể xảy ra.
Ta chọn phương án C.
Câu 5:
Quay đồng thời hai vòng quay như hình bên. Quan sát khi các vòng quay dừng lại, hai mũi tên chỉ vào các ô ghi số nào rồi tính tổng của hai số đó.
Sự kiện tổng hai số bằng 12 có xảy ra hay không?
A. Chắc chắn.
B. Không thể.
C. Có thể.
D. Không có thông tin.
Xét vòng quay thứ nhất bên trái, số lớn nhất mũi tên có thể chỉ vào là số 4.
Xét vòng quay thứ hai bên phải, số lớn nhất mũi tên có thể chỉ vào là số 7.
Tổng lớn nhất có thể nhận được bằng: 4 + 7 = 11 < 12.
Do đó không thể xảy ra sự kiện tổng hai số bằng 12.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 6:
Một đề thi trắc nghiệm có 30 câu. Một học sinh làm bài bằng cách khoanh ngẫu nhiên các đáp án ở mỗi câu. Khi trả bài bạn đó thấy có 18 câu sai. Xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoanh được đáp án đúng bằng:
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoanh được đáp án đúng bằng:
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 7:
Viết tiếp “không thể”, “có thể” hoặc “chắc chắn” vào chỗ chấm cho thích hợp với mỗi sự kiện sau:
a) Trong một trận thi đấu bóng chuyền, ……….. sẽ có đội thắng
a) Trong một trận thi đấu bóng chuyền, chắc chắn sẽ có đội thắng
Câu 8:
b) Bạn học sinh mới chuyển tới lớp 6A ………. là người học giỏi Toán.
b) Bạn học sinh mới chuyển tới lớp 6A có thể là người học giỏi Toán.
Câu 9:
c) Ta .......... chọn được quả bóng xanh từ một hộp chỉ có toàn bóng đỏ.
c) Ta không thể chọn được quả bóng xanh từ một hộp chỉ có toàn bóng đỏ.
Câu 10:
Trong hộp có 4 tấm thẻ ghi các số như hình bên.
Không nhìn vào hộp, rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ và nhớ số ghi trên thẻ. Trả lại thẻ vào hộp rồi lại rút tiếp ra một tấm thẻ. Tính tổng các số ghi trên hai tấm thẻ ở hai lần rút.
a) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với tổng các số ghi trên hai thẻ đã rút ra.
a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là {0; 2; 3; 4; 5; 6}.
Câu 11:
b) Viết tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Tổng các số ghi trên hai thẻ rút ra không là số lẻ xảy ra.
b) Tập hợp các kết quả có thể để sự kiện Tổng các số ghi hai trên thẻ rút ra không là số lẻ xảy ra là {0; 2; 4; 6}.
Câu 12:
c) Sự kiện Tổng các số ghi trên hai thẻ rút ra bằng 6 có xảy ra không? Tại sao?
c) Sự kiện Tổng các số ghi trên hai thẻ rút ra bằng 6 có xảy ra vì nếu rút được thẻ số 3 hai lần thì sẽ được tổng bằng 6.
Câu 13:
Một cầu thủ bóng đá tập sút 20 quả penalty, kết quả được ghi chép lại như sau:
x; o; x; o; o; x; x; x; o; x; x; x; o; o; x; x; x; x; o; x
ở đó x là kí hiệu sút thành công còn o là kí hiệu sút hỏng.
a) Lập bảng thống kê dữ liệu trên.
a) Bảng thống kê:
Kết quả |
x |
o |
Số lần |
13 |
7 |
Câu 14:
b) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sút vào và sút hỏng.
b) Xác suất thực nghiệm sút thành công là: .
Xác suất thực nghiệm sút hỏng là: .
Câu 15:
Phỏng vấn 200 người về chương trình họ yêu thích nhất trên truyền hình, số liệu trong bảng thống kê sau:
Chương trình |
Phim truyện |
Thể thao |
Ca nhạc |
Giải trí |
Số người |
58 |
52 |
56 |
34 |
Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện:
a) người yêu thích chương trình Thể thao.
a) Xác suất thực nghiệm là: .
Câu 16:
b) người yêu thích chương trình Ca nhạc hoặc Giải trí.
b) Xác suất thực nghiệm là: .
Câu 18:
Biểu đồ tranh dưới đây cho dữ liệu trong ngày về số khách lựa chọn mua các loại Hồng trà, Trà sữa Matcha và Trà sữa khoai môn tại một cửa hàng.
a) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện khách mua Hồng trà.
a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện khách mua Hồng trà là: .
Câu 19:
b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện khách không mua Trà sữa Matcha.
b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện khách không mua Trà sữa Matcha là:
Câu 20:
c) Có một khách mới vào cửa hàng. Nếu cần dự đoán trước, em có thể đoán được người đó nhiều khả năng sẽ mua loại trà nào không?
c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện khách mua Trà sữa Matcha là: .
Xác suất thực nghiệm xuất hiện khách mua Trà sữa khoai môn là: .
Vì nên nếu cần dự đoán trước khi có khách mới vào cửa hàng thì người đó nhiều khả năng sẽ mua Hồng trà.
Câu 21:
Một cửa hàng sau khi thay đổi mẫu để ra một sản phẩm bánh mới đã thăm dò ý kiến khách hàng. Kết quả nhận được gồm: 40 người thích loại mới hơn loại cũ; 92 người thích loại cũ hơn; 68 người cho rằng không có sự khác biệt. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Ý kiến của người thăm dò thích loại bánh mới hơn.
a) Xác suất thực nghiệm là: .
Câu 22:
b) Ý kiến của người thăm dò cho thấy có sự khác biệt giữa loại bánh mới và cũ.
b) Xác suất thực nghiệm là: .
Câu 23:
Em hãy thử nghiệm gieo 20 lần hai con xúc xắc.
a) Quan sát và ghi lại kết quả tổng số chấm trên mặt xuất hiện của 2 xúc xắc để hoàn thành bảng thống kê sau:
Tổng chấm |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số lần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Sau khi thử nghiệm gieo 20 lần hai con xúc xắc em có kết quả như bảng sau:
Tổng chấm |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số lần |
1 |
2 |
2 |
1 |
3 |
2 |
2 |
1 |
2 |
3 |
1 |
Câu 24:
b) Xác suất thực nghiệm của sự kiện Tổng chấm xuất hiện trên 2 xúc xắc bằng 6 là: .
Xác suất thực nghiệm của sự kiện Tổng chấm xuất hiện trên 2 xúc xắc bằng 8 là:
Vậy sự kiện Tổng chấm xuất hiện trên 2 xúc xắc bằng 6 có xác suất thực nghiệm cao hơn sự kiện Tổng chấm xuất hiện trên 2 xúc xắc bằng 8.