Bộ đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề) (Đề số 6)
-
23070 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Mặt khác, cho 7,088 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Dựa vào phản ứng đốt cháy X (X là chất béo nên có 6 nguyên tử O trong công thức).
Bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố O ⟹ nX và mX.
- X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Dựa vào khối lượng X ⟹ nX (tỉ lệ với số mol X khi đốt cháy) ⟹ nNaOH và nC3H5(OH)3
Bảo toàn khối lượng ⟹ mmuối.
Giải chi tiết:
* TN1: X(6 O) + O2 → CO2 + H2O
+ Bảo toàn khối lượng ⟹ mX(1) + mO2 = mCO2 + mH2O
⟹ mX(1) = 1,14.44 + 1,06.18 – 1,61.32 = 17,72 (g).
+ Bảo toàn nguyên tố O ⟹ 6nX(1) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⟹ nX(1) = (2.1,14 + 1,06 – 1,61.2)/6 = 0,02 (mol).
* TN2: X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Xét tỉ lệ: mX(1)/mX(2) = nX(1)/nX(2) ⟹ nX(2) = (0,02.7,088)/17,72 = 0,008 (mol).
Theo PTHH ⟹ nNaOH = 3nX(2) = 0,024 (mol) và nC3H5(OH)3 = nX(2) = 0,008 (mol)
Bảo toàn khối lượng ⟹ mX(2) + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3
Vậy mmuối = 7,088 + 0,024.40 – 0,008.92 = 7,312 (g).
Câu 2:
Đun nóng 60 gam CH3COOH với 60 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
Đáp án C
Phương pháp giải:
PTHH: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
So sánh nCH3COOH và nC2H5OH ⟹ neste(LT) ⟹ meste(LT)
⟹ meste (TT) = meste(LT).H/100% (Phản ứng có hiệu suất H = 50%).
Giải chi tiết:
PTHH: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Ta có nCH3COOH = 1 < 1,3 = nC2H5OH ⟹ Nếu H = 100%, CH3COOH phản ứng hết và tính số mol theo nCH3COOH.
Theo PTHH ⟹ nCH3COOC2H5(LT) = nCH3COOH = 1 (mol).
Vì H = 50% ⟹ nCH3COOC2H5(TT) = 0,5 (mol)
Vậy khối lượng este thu được sau phản ứng là mCH3COOC2H5(TT) = 0,5.88 = 44 (gam).
Câu 3:
Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Công thức chung của cacbohiđrat là Cn(H2O)m
Theo PTHH ⟹ nO2 = nCO2.
Giải chi tiết:
M gồm 2 chất đều là cacbohirat có công thức chung là Cn(H2O)m
Theo PTHH ⟹ nCO2 = nO2 = 0,4 (mol).
Vậy V = 0,4.22,4 = 8,96 (lít).
Câu 4:
Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí Y gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác, nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với khí CO đun nóng, dư thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
* TN2:
⟹ mFe(X) ⟹ mO(X).
* TN1:
Gọi số mol NO và NO2 trong Y lần lượt là x và y (mol).
Sử dụng bảo toàn electron và dựa vào MY ⟹ x và y ⟹ V.
Giải chi tiết:
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
* TN2:
⟹ mFe(X) = 9,52 (g) ⟹ mO(X) = 11,6 – 9,52 = 2,08 (g).
* TN1:
+
+ Xét sự cho – nhận electron
Fe → Fe3+ + 3e
O + 2e → O2- ; N5+ + 3e → N2+ ; N5+ + 1e → N4+
Bảo toàn electron ⟹ 3.0,17 = 2.0,13 + 3x + y ⟹ 3x + y = 0,25
Ta có hệ phương trình:
Vậy V = VY = 2,8 (lít).
Câu 5:
Cho các chuyển hoá sau:
(1) X + H2O → Y
(2) Y + H2 → Sobitol
X, Y lần lượt là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng trong chương 2: Cacbohiđrat – Hóa 12.
Giải chi tiết:
Y + H2 → Sobitol ⟹ Y là glucozơ hoặc fructozơ.
X + H2O → Y ⟹ X chỉ được tạo nên bởi 1 monosaccarit ⟹ X là mantozơ, tinh bột hoặc xenlulozơ.
Dựa vào đáp án ⟹ X và Y lần lượt là tinh bột và glucozơ.
Câu 6:
Este nào sau đây có mùi hoa nhài?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lý của các este thường gặp.
Giải chi tiết:
Este benzyl axetat (CH3COOCH2C6H5) có mùi hoa nhài.
Câu 7:
Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là chất X. Chất X có thể gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, tổn thương nội tạng. Tên gọi của X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về ancol.
Giải chi tiết:
Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (X).
Câu 8:
Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của từng mẫu hóa chất và lựa chọn thuốc thử có thể dễ dàng quan sát hiện tượng để nhận biết.
Giải chi tiết:
Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử có thể sử dụng dung dịch Br2. Nhỏ lần lượt từng mẫu hóa chất trong 3 mẫu hóa chất vào dung dịch brom và quan sát hiện tượng:
+ xuất hiện kết tủa trắng là phenol.
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr.
+ dung dịch brom nhạt màu dần tới mất màu là axit acrylic.
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.
+ không hiện tượng là axit axetic.
Câu 9:
Este metyl fomat có công thức là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và cách gọi tên este.
Giải chi tiết:
Este metyl fomat có công thức là HCOOCH3.
Câu 10:
Amin nào sau đây là amin bậc 2?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Bậc amin là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
⟹ Amin bậc 2 là amin có 2 gốc hiđrocacbon thay thế vị trí nguyên tử H trong phân tử NH3.
Giải chi tiết:
(CH3)2NH là amin bậc 2 vì có hai gốc –CH3 thay thế vị trí nguyên tử H trong phân tử NH3.
Câu 11:
Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất mà dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Những chất mà dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là saccarozơ và glucozơ.
Câu 12:
Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Đáp án B
Phương pháp giải:
X có tổng số liên kết π + vòng = (8.2 + 2 – 8)/2 = 5.
X + NaOH → 2 muối
⟹ X là este của phenol. ⟹ CTCT phù hợp của X.
Giải chi tiết:
X có tổng số liên kết π + vòng = (8.2 + 2 – 8)/2 = 5.
X + NaOH → 2 muối.
⟹ X là este của phenol.
Các CTCT thỏa mãn của X là: C6H5OOCCH3 ; o, p, m – CH3C6H4OOCH (4 đồng phân).
PTHH: C6H5OOCCH3 + 2NaOH → C6H5ONa + CH3COONa + H2O.
Câu 13:
Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất bị thủy phân trong môi trường axit là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Những chất bị thủy phân trong môi trường axit là xenlulozơ và tinh bột (polisaccarit).
Câu 14:
Tổng số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tráng bạc là
Đáp án A
Phương pháp giải:
C4H8O2 có tổng số liên kết π + vòng = (4.2 + 2 – 8)/2 = 1.
C4H8O2 phản ứng với NaOH nhưng không tráng bạc ⟹ axit no, đơn chức, mạch hở hoặc este no, đơn chức, mạch hở (không phải este của axit fomic).
Giải chi tiết:
C4H8O2 có tổng số liên kết π + vòng = (4.2 + 2 – 8)/2 = 1.
CTCT phù hợp (4 đồng phân) là
+ Axit: CH3 – CH2 – CH2 – COOH và CH3 – CH(CH3) – COOH.
+ Este: CH3 – COO – CH2 – CH3 và CH3 – CH2 – COO – CH3.
Câu 15:
Cho 0,108 gam axit cacboxylic X đơn chức tác dụng với dung dịch NaHCO3 vừa đủ, thu được 0,141 gam muối. Tên gọi của X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Gọi công thức của X là RCOOH.
PTHH: RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O
Theo PTHH ⟹ nX ⟹ MR ⟹ CTCT và tên gọi của X.
Giải chi tiết:
Gọi công thức của X là RCOOH.
PTHH: RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O
Theo PTHH ⟹ nX = nRCOONa
⟹
⟹ R là C2H3 (CH2 = CH –)
Vậy X là CH2 = CH – COOH (axit acrylic).
Câu 16:
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Những hợp chất trong công thức cấu tạo có chứa nhóm –CHO tham gia phản ứng tráng gương.
Giải chi tiết:
Những hợp chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là HCHO, HCOONa, HCOOH và HCOOCH3.
Câu 17:
Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Theo PTHH ⟹ nCu ⟹ m.
Giải chi tiết:
PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Theo PTHH ⟹ nCu = 3nNO/2 = 0,225 (mol).
Vậy m = 0,225.64 = 14,4 (g).
Câu 18:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), cần sử dụng dung dịch có thể trung hòa amin mà không gây hại.
Giải chi tiết:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với giấm ăn (CH3COOH).
Câu 19:
Cho sơ đồ phản ứng:
Nhận xét nào về các chất X,Y và T trong sơ đồ trên là đúng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất hóa học, phản ứng đặc trưng của các hợp chất hữu cơ (C6H12O6 là glucozơ).
Xác định các hợp chất X, Y, Z, T ⟹ Nhận định đúng.
Giải chi tiết:
C6H12O6 2C2H5OH (X) + 2CO2
C2H5OH CH2 = CH2 (Y) + H2O
3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HO – CH2 – CH2 – OH (T) + 2MnO2 + 2KOH
HO – CH2 – CH2 – OH + 2CH3COOH CH3COOCH2 – CH2OOCCH3 (C6H10O4) + 2H2O
* Xét các nhận xét:
A đúng vì T là etilen glicol (ancol đa chức liền kề) + Cu(OH)2 → hợp chất xanh lam.
B sai vì X là ancol etylic tan vô hạn trong nước.
C sai vì nhiệt độ sôi của T lớn hơn X.
D sai vì Y là etilen không phản ứng với KHCO3.
Câu 20:
Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thành sắt kim loại cần vừa đủ 5,376 lít (đktc) hỗn hợp CO và H2. Hòa tan hết cũng lượng rắn X trên trong HNO3 dư, thấy có 0,72 mol HNO3 phản ứng và thoát ra NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O.
* TN1:
Theo PTHH ⟹ nO(X)
* TN2:
Bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố N ⟹ nFe(X) ⟹ m = mFe(X) + mO(X).
Giải chi tiết:
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O.
* TN1:
CO + O → CO2 ; H2 + O → H2O
Theo PTHH ⟹ nO(X) = nhh khí = 5,376/22,4 = 0,24 (mol).
* TN2:
- Gọi số mol Fe trong X là x (mol)
Bảo toàn nguyên tố Fe ⟹ nFe(NO3)3 = nFe(X) = x (mol).
- Xét quá trình cho – nhận electron:
Fe → Fe3+ + 3e
O + 2e → O2- ; N5+ + 3e → N2+
Bảo toàn electron ⟹ 3nFe(X) = 2nO(X) + 3nNO ⟹ nNO= (3x – 0,48)/3 = x – 0,16 (mol).
Bảo toàn nguyên tố N ⟹ nHNO3(pứ) = 3nFe(NO3)3 + nNO
⟹ 0,72 = 3x + x – 0,16 ⟹ x = 0,22 (mol).
Vậy m = mFe(X) + mO(X) = 0,22.56 + 0,24.16 = 16,16 (g).
Câu 21:
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Este tác dụng với NaOH thu được 2 sản phẩm đều có nhóm –CHO trong cấu tạo tham gia phản ứng tráng gương.
Giải chi tiết:
Dựa vào đáp án, este phù hợp là HCOOCH=CH2
PTHH: HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO.
Cả 2 hợp chất HCOONa và CH3CHO đều có thể tham gia phản ứng tráng gương vì có nhóm –CHO trong cấu tạo.
Câu 22:
Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Giải chi tiết:
Công thức của chất béo là (C17H35COO)3C3H5.
Câu 23:
X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Đáp án A
Phương pháp giải:
X, Y, Z đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư ⟹ X, Y, Z đều có liên kết ba ở đầu mạch.
X, Y, Z có cùng số nguyên tử C và MX < MY < MZ < 62 ⟹ CTCT của X, Y, Z.
Từ mE ⟹ số mol X, Y, Z ⟹ số mol Br2 phản ứng với E (a mol).
Giải chi tiết:
* X, Y, Z đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư ⟹ X, Y, Z đều có liên kết ba ở đầu mạch.
X, Y, Z có cùng số nguyên tử C và MX < MY < MZ < 62 ⟹ Số C của X, Y, Z là 4.
⟹ CTCT của X; Y và Z lần lượt là
X: CH ≡ C – C ≡ CH (C4H2 có MX = 50)
Y: CH ≡ C – CH = CH2 (C4H4 có MY = 52)
Z: CH ≡ C – CH2 – CH3 (C4H6 có MZ= 54)
* Xét 11,7 g hỗn hợp Y gồm X, Y, Z có số mol bằng nhau
⟹ nX = nY = nZ = 0,075 (mol).
Ta có số liên kết π của X , Y, Z lần lượt là 4, 3 và 2.
Vậy a = nBr2 = 4nX + 3nY + 2nZ = 0,675 (mol).
Câu 24:
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
Đáp án A
Phương pháp giải:
* TN2: X + NaOH → glixerol + muối natri panmitat + muối natri stearat + H2O
⟹ Y là trieste của glixerol và axit panmitic và axit stearic.
Ta có n-COO(X) = nNaOH
* TN1: X(–COO) + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O, bảo toàn khối lượng ⟹ m = mX.
Trong X gồm 2 axit no, đơn chức, mạch hở và Y (có 3 liên kết π)
⟹
Bảo toàn khối lượng (TN2) ⟹ mmuối.
Giải chi tiết:
* TN2: X + NaOH → glixerol + muối natri panmitat + muối natri stearat
⟹ Y là trieste của glixerol và axit panmitic và axit stearic.
Ta có n-COO(X) = nNaOH = 0,3 (mol)
* TN1: X(–COO) + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O ⟹ 2n-COO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ nH2O = 5,25 (mol).
Bảo toàn khối lượng ⟹ mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 84,3 (g).
Ta có trong X gồm 2 axit no, đơn chức, mạch hở (khi đốt cháy cho nCO2 = nH2O) và Y (có 3 liên kết π)
⟹
* Xét X + NaOH → muối + C3H5(OH)3 + H2O
Bảo toàn khối lượng ⟹ a = mmuối = mX + mNaOH – mglixerol – mH2O = 84,3 + 0,3.40 – 0,05.92 – 0,15.18 = 89 (g).
Câu 25:
Glucozơ không thuộc loại
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lý thuyết về glucozơ.
Giải chi tiết:
Glucozơ không thuộc loại đisaccarit vì glucozơ là monosaccarit.
Câu 26:
Khi đun nóng một chất béo X thu được glixerol và hỗn hợp 3 axit béo là oleic, panmitic và stearic. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
Đáp án C
Phương pháp giải:
X + H2O → C3H5(OH)3 + axit oleic (A) + axit panmitic (B) và axit stearic (C)
⟹ X được tạo bởi glixerol và 3 axit A, B, C.
Giải chi tiết:
(dạng CTCT của X)
Các công thức cấu tạo của X thu được khi lần lượt sắp xếp các axit A, B, C vào vị trí (1), (2), (3) tương ứng.
Ta có các công thức cấu với vị trí (1), (2), (3) lần lượt là A, B, C ; A, C, B và B, A, C (3 CTCT thỏa mãn).
Câu 27:
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
Đáp án C
Phương pháp giải:
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Giải chi tiết:
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và glixerol.
Câu 28:
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân tạo monosaccarit.
Câu 29:
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất của các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Chất X và Y lần lượt là saccarozơ và glucozơ.
Câu 30:
Cacbohiđrat nào sau đây có độ ngọt cao nhất?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất vật lí của các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Cacbohiđrat có độ ngọt cao nhất là fructozơ.
Câu 31:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
* TN2: X (–OH) + Na → H2
⟹ n-OH(X) = 2nH2
* TN1: X (–OH) + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O, bảo toàn khối lượng ⟹ m.
Giải chi tiết:
* TN2: X (–OH) + Na → H2
⟹ n-OH(X) = 2nH2 = 2.0,2 = 0,4 (mol)
* TN1: X (–OH) + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O ⟹ n-OH(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ nO2 = 0,825 (mol)
Bảo toàn khối lượng ⟹ m = mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 15,3 (g).
Câu 32:
Thủy phân m gam hỗn hợp E gồm các chất béo, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm C17H35COONa, C17H33COONa, C15H31COONa có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 2 : 2. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 2,27 mol O2 thu được CO2, H2O và Na2CO3. Giá trị của m là
Đáp án B
Phương pháp giải:
* Đốt cháy Y
Bảo toàn nguyên tố Na, C, H và O ⟹ x.
* E + NaOH → Y + C3H5(OH)3
Bảo toàn nguyên tố ⟹ nNaOH và nC3H5(OH)3
Bảo toàn khối lượng ⟹ m.
Giải chi tiết:
* Đốt cháy Y
BTNT Na ⟹ nNa2CO3 = (5x + 2x + 2x)/2 = 4,5x (mol).
BTNT C ⟹ nCO2 = 18.5x + 18.2x + 16.2x – 4,5x = 153,5x (mol)
BTNT H ⟹ nH2O = (35.5x + 33.2x + 31.2x)/2 = 151,5x (mol)
BTNT O ⟹ 2.9x + 2,27.2 = 153,5x.2 + 151,5x + 4,5x.3 ⟹ x = 0,01 (mol).
* E + 3NaOH → Y + C3H5(OH)3
Bảo toàn nguyên tố Na ⟹ nNaOH = 9x =0,09 (mol) ⟹ nC3H5(OH)3 = nNaOH/3 = 0,03 (mol)
Bảo toàn khối lượng ⟹ mE = 26,94 + 0,03.92 – 0,09.40 = 26,1 (g).
Câu 33:
Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nước vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
⟹ nC6H12O6(LT) = nCO2/2= nCaCO3/2 (mol).
Do H = 60% ⟹ nC6H12O6(TT) = nC6H12O6(LT).100%/H ⟹ m.
Giải chi tiết:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
⟹ nC6H12O6(LT) = nCO2/2= nCaCO3/2 = 1,2/2 = 0,6 (mol).
Do H = 60% ⟹ nC6H12O6(TT) = 0,6.100%/60% = 1 (mol)
Vậy m = 1.180 = 180 (g).
Câu 34:
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Glucozơ 2Ag.
Theo PTHH ⟹ nAg ⟹ mAg.
Giải chi tiết:
Glucozơ 2Ag.
Theo PTHH ⟹ nAg = 2nglucozơ = 2.01,5 = 0,3 (mol).
Vậy mAg = 0,3.108 = 32,4 (g).
Câu 35:
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chất bột chứa trong khẩu trang phải có tính hấp phụ các hợp chất độc hại trong không khí ⟹ có khả năng lọc không khí.
Giải chi tiết:
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí là than hoạt tính.
Câu 36:
Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất trong đáp án để lựa chọn.
Giải chi tiết:
Dung dịch saccarozơ và glucozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo phức chất màu xanh lam.
Dung dịch axit fomic hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo dung dịch màu xanh (tính axit).
Xenlulozơ không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
Câu 37:
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
X là triglixerit được tạo bởi C3H5(OH)3 và 2 axit là axit stearic (C17H35COOH) và axit oleic (C17H33COOH).
Vì hai axit tạo nên X đều là C17 ⟹ Số C của X là (17 + 1).3 + 3 = 57.
* X + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố C ⟹ nX.
*
Theo PTHH ⟹ nC17H35COONa = 3nY = 3nX
Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH2O ⟹ a.
Giải chi tiết:
X là triglixerit được tạo bởi C3H5(OH)3 và 2 axit là axit stearic (C17H35COOH) và axit oleic (C17H33COOH).
Vì hai axit tạo nên X đều là C17 ⟹ Số C của X là (17 + 1).3 + 3 = 57.
* X + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố C ⟹ 57nX = nCO2 ⟹ nX = 9,12/57 = 0,16 (mol).
*
Theo PTHH ⟹ nC17H35COONa = 3nY = 3nX = 0,48 (mol).
Bảo toàn nguyên tố H ⟹ 2nH2O = 35nC17H35COONa
⟹ nH2O = 8,4 (mol) ⟹ a = mH2O = 8,4.18 = 151,2 ≈ 150 (g).
Câu 38:
Este tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Este tác dụng với NaOH không tạo hợp chất chứa nhóm –CHO → không có khả năng tham gia phản ứng táng gương.
Giải chi tiết:
Este CH3COOCH3 khi phản ứng với dung dịch NaOH tạo muối CH3COONa và ancol CH3OH (cả 2 hợp chất sản phẩm đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương vì không có nhóm –CHO trong phân tử).
Câu 39:
Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60°C - 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm –OH và một nhóm -CHO.
Số nhận định đúng là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lý thuyết về phản ứng tráng gương của glucozơ.
Giải chi tiết:
(d) sai vì saccarozơ không thực hiện được phản ứng tráng gương.
(e) sai vì thí nghiệm trên chỉ chứng tỏ glucozơ chứa 1 nhóm –CHO.
(a), (b) và (c) đúng.
Câu 40:
Cho các chất sau: CH2=CHCHO, CH3CH=CHCOOH, CH3CH2CHO, CH2=CHCH2OH, CH≡CCHO. Số chất khi phản ứng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng đều tạo thành ancol propylic là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất đã cho khi phản ứng với H2 dư (điều kiện thích hợp) tạo sản phẩm là ancol propylic (CH3 – CH2 – CH2 – OH).
Giải chi tiết:
Các chất khi phản ứng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng đều tạo thành ancol propylic là CH2=CHCHO, CH3CH2CHO, CH2=CHCH2OH, CH≡CCHO (4 chất).
CH2 = CH – CHO + 2H2 → CH3 – CH2 – CH2 – OH
CH3 – CH2 – CHO + H2 → CH3 – CH2 – CH2 – OH
CH2 = CH – CH2 – OH + H2 → CH3 – CH2 – CH2 – OH
CH ≡ C – CHO + 3H2 → CH3 – CH2 – CH2 – OH