Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề) (Đề số 11)

  • 23248 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hỗn hợp khí nào có thể tồn tại cùng nhau?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Hỗn hợp khí có thể tồn tại cùng nhau là hỗn hợp khí đó không phản ứng với nhau.

Giải chi tiết:

Hỗn hợp khí O2 và Cl2 có thể tồn tại cùng nhau do hai khí không phản ứng với nhau.

PTHH:

  1. A) H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4.
  2. B) NH3 + HCl → NH4
  3. C) 2HI + Cl2 → 2HCl + I2.

Câu 2:

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về vật liệu polime (tơ).

Giải chi tiết:

Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.


Câu 3:

Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của amin.

Giải chi tiết:

PTHH: 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4.


Câu 4:

Chất nào sau đây có cùng phân tử khối với glucozơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức lý thuyết tổng quát về cacbohiđrat.

Giải chi tiết:

Fructozơ có công thức phân tử C6H12O6 (cùng công thức phân tử với glucozơ) nên có cùng phân tử khối với glucozơ.


Câu 5:

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về dãy điện hóa.

Giải chi tiết:

Kim loại Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không phản ứng được với dung dịch CuSO4.


Câu 6:

Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.

Giải chi tiết:

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.

Kim loại nhôm được điều chế từ quặng boxit.


Câu 7:

Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về cấu trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ.

Giải chi tiết:

Propin có công thức cấu tạo: CH ≡ C – CH3 có một liên kết ba trong phân tử.


Câu 8:

Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Để điều chế kim loại canxi, điện phân nóng chảy muối canxi clorua.

Giải chi tiết:

PTHH: CaCl2 dpnc Ca + Cl2


Câu 9:

Polime nào sau đây được dùng để chế tạo chất dẻo?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về một số polime dùng làm chất dẻo.

Giải chi tiết:

Poli(phenol-fomanđehit) được dùng để chế tạo chất dẻo.


Câu 10:

Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được etanol?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Este có dạng RCOOC2H5 khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được etanol (C2H5OH).

Giải chi tiết:

PTHH: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH (etanol).


Câu 11:

Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

Xem đáp án

 Đáp án D

Phương pháp giải:

Các bể đựng nước vôi (Ca(OH)2) lâu ngày: nước vôi phản ứng với CO2 trong không khí tạo ra một lớp màng cứng CaCO3 rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra.

Giải chi tiết:

PTHH: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

⟹ Thành phần chính của lớp màng cứng là CaCO3.


Câu 12:

Chất nào sau đây gọi là muối ăn?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức lý thuyết về các hợp chất kiềm quan trọng.

Giải chi tiết:

NaCl được gọi là muối ăn.


Câu 13:

Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Chất rắn thu được sau phản ứng chứa Al dư phản ứng với dung dịch HCl tạo khí H2.

Dựa vào phương trình hóa học của 2 phản ứng (Al + O2 và Al + HCl) ⟹ nAl ⟹ m.

Giải chi tiết:

nO2 = nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

PTHH: 4Al + 3O2  t°2Al2O3

Theo PTHH ⟹ nAl(pứ) = 4nO2/3 = 0,4 (mol).

Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Al (dư) và Al2O3.

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Theo PTHH ⟹ nAl = 2nH2/3 = 2.0,3/3 = 0,2 (mol).

⟹ ΣnAl = 0,4 + 0,2 = 0,6 (mol) ⟹ m = 0,6.27 = 16,2 gam.


Câu 14:

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Gọi công thức của X là RCOOR’

PTHH: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Dựa vào PTHH; số mol của X và NaOH ⟹ thành phần chất rắn trong Y ⟹ mY ⟹ MR ⟹ CTCT của X.

Giải chi tiết:

nX = 2,2/88 = 0,025 (mol) ; nNaOH = (20.8%)/(40.100%) = 0,04 (mol)

PTHH: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Nhận thấy nNaOH > nX ⟹ X phản ứng hết; NaOH còn dư trong Y.

Theo PTHH ⟹ nNaOH(pứ) = nRCOONa = nX = 0,025 (mol)

⟹ Chất rắn thu được sau cô cạn Y gồm NaOH (dư) 0,015 mol và RCOONa 0,025 (mol)

⟹ mY = 0,015.40 + 0,025.(MR + 67) = 3 ⟹ MR = 29 (-C2H5).

Vậy công thức cấu tạo của X là CH3CH2COOCH3.


Câu 15:

Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Gọi công thức phân tử của A là CnH2n (n ≥ 2).

Dựa vào PTHH ⟹ nA ⟹ MA ⟹ n.

Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất ⟹ A có cấu tạo mạch đối xứng ⟹ CTCT và tên gọi của A.

Giải chi tiết:

Gọi công thức phân tử của A là CnH2n (n ≥ 2).

PTHH: CnH2n + Br2 → CnH2nBr2

Theo PTHH ⟹ nA = nBr2 = 8/160 = 0,05 (mol)

⟹ MA = 14n = 2,8/0,05 = 56 ⟹ n = 4 (C4H8).

Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất ⟹ A có cấu tạo mạch đối xứng

⟹ CTCT của A là CH3 – CH = CH – CH3 (but-2-en).


Câu 16:

 Đun nóng (có xúc tác H2SO4 đặc) hỗn hợp gồm một ancol no, hai chức và một axit cacboxylic no, đơn chức, thu được sản phẩm có chứa hợp chất hữu cơ T (mạch hở, chứa một chức este). Công thức phân tử của T có dạng là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

T là hợp chất tạp chứa chứa 1 chức –COO và 1 chức –OH được tạo bởi một ancol no, 2 chức mạch hở và một axit no, đơn chức, mạch hở.

Giải chi tiết:

T là hợp chất tạp chứa chứa 1 chức –COO và 1 chức –OH được tạo bởi một ancol no, 2 chức mạch hở và một axit no, đơn chức, mạch hở.

T có dạng RCOO – R’ – OH (CnH2nO3). (Với –R và –R’ là gốc hiđrocacbon no).


Câu 17:

 Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A gồm Al2(SO4)3, FeSO4, ZnSO4, CuSO4. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn X. Luồng khí CO dư vào X thu được rắn Y. Các chất trong rắn Y là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Xác định thành phần các chất trong X và Y.

Giải chi tiết:

* Dung dịch A gồm Al2(SO4)3, FeSO4, ZnSO4, CuSO4.

PTHH:

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 ↓ + Cu(OH)2

Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2

Ba(OH)2 + ZnSO4 → BaSO4 ↓ + Zn(OH)2

Ba(OH)2 + Zn(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 ↓ + 2Al(OH)3

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

⟹ Kết tủa thu được sau phản ứng gồm BaSO4 ; Cu(OH)2 và Fe(OH)2.

* Nung kết tủa trong không khí tới khối lượng không đổi

Cu(OH)2 t° CuO + H2O

4Fe(OH)2 + O2 t° 2Fe2O3 + 4H2O

⟹ Chất rắn X gồm BaSO4 ; CuO và Fe2O3.

* Dẫn luồng khí CO vào

CuO + CO t° Cu + CO2

Fe2O3 + 3CO t° 2Fe + 3CO2

⟹ Chất rắn Y gồm BaSO4 ; Cu và Fe.


Câu 18:

Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.

Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag. Khối lượng tinh bột trong X là (giả sử rằng phần tinh bột bị thuỷ phân đều chuyển hết thành glucozơ)

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

* Phần 1: Chỉ có glucozơ trong X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo Ag.

* Phần 2: Dựa vào số mol Ag ⟹ số mol tinh bột ⟹ khối lượng tinh bột.

Giải chi tiết:

* Phần 1: Glucozơ phản ứng với AgNO3/NH2 → 2Ag

Ta có nGlucozơ = nAg/2 = 0,03/2 = 0,015 (mol).

* Phần 2: X gồm glucozơ 0,015 (mol) và tinh bột.

(C6H10O5)n + nH2O H+,t0 nC6H12O6

         x               →                           nx (mol)

⟹ ΣnGlucozơ = 0,015 + nx (mol)

Glucozơ phản ứng với AgNO3/NH2 → 2Ag

⟹ nAg = 2nglucozơ = 2.(0,015 + nx) = 0,09 ⟹ x = 0,06/n (mol)

Vậy mtinh bột = 162n.0,06/n = 9,72 gam.


Câu 19:

Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Gọi công thức của X là HOOC – R – NH2.

BTKL ⟹ mHCl ⟹ nHCl.

Dựa vào PTHH ⟹ nX ⟹ MR ⟹ CTCT của X.

Giải chi tiết:

Gọi công thức của X là HOOC – R – NH2.

PTHH: HOOC – R – NH2 + HCl → HOOC – R – NH3Cl

BTKL ⟹ mHCl = mmuối – mX = 2,92 (gam) ⟹ nHCl = 0,08 (mol).

Theo PTHH ⟹ nX = nHCl = 0,08 (mol)

⟹ MX = 45 + MR + 16 = 8,24/0,08 = 103 ⟹ MR = 42 (-C3H6).

CTCT của α-amino axit X là H2NCH(C2H5)COOH.


Câu 20:

Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào các bán phản ứng:

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

2H+ + NO3- + 1e → NO2 + H2O

⟹ nNO3-(muối) = nHNO3 – nNO3-(spk) = nH+ – nNO – nNO2 = 3nNO + nNO2.

⟹ mmuối = mKL + mNO3-(muối).

Giải chi tiết:

Dựa vào các bán phản ứng:

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

2H+ + NO3- + 1e → NO2 + H2O

⟹ nNO3-(muối) = nHNO3 – nNO3-(spk) = nH+ – nNO – nNO2 = 3nNO + nNO2 = 0,07 (mol).

⟹ mmuối = mKL + mNO3-(muối) = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam.


Câu 21:

Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

Xem đáp án

 Đáp án D

Phương pháp giải:

Cặp chất có thể cùng tồn tại trong dung dịch chứa các hợp chất không phản ứng với nhau.

Giải chi tiết:

Cặp chất NaAlO2 và KOH có thể cùng tồn tại trong dung dịch vì không xảy ra phản ứng hóa học.

  1. A) HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + CO2 ↑ + H2O
  2. B) NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
  3. C) 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Câu 22:

 Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về cách làm mềm nước cứng.

Giải chi tiết:

Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là Na2CO3.


Câu 23:

 Cho các chất sau: metyl fomat, stiren, ancol anlylic, metyl acrylat, axit acrylic, axit axetic, axit metacrylic, vinyl axetat. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2 (Ni, to)?

Xem đáp án

 Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.

Giải chi tiết:

Các chất tác dụng với H2 (Ni, to) là stiren, ancol anlylic, metyl acrylat, axit acrylic, axit metacrylic, vinyl axetat.

C6H5 – CH = CH2 + H2 Ni,t0 C6H5 – CH2 – CH3

CH2 = CH – CH2 – OH + H2  Ni,t0CH3 – CH2 – CH2 – OH

CH2 = CH – COO – CH3 + H2  CH3 – CH2 – COO – CH3

CH2 = CH – COOH + H2 Ni,t0 CH3 – CH2 – COOH

CH2 = C(CH3) – COOH + H2  Ni,t0CH3 – C(CH3) – COOH

CH3 – COO – CH = CH2 + H2 Ni,t0 CH3 – COO – CH2 – CH3

⟹ Có tất cả 6 chất.


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tổng hợp về chương 3: amin – amino axit (Hóa 12).

Giải chi tiết:

A sai vì phân tử Gly-Ala có M = 146.

B sai vì ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn.

C đúng vì Lysin có công thức phân tử là C6H14N2O2.

D sai vì anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.


Câu 26:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tổng hợp về chương 5,6 (Hóa 12).

Giải chi tiết:

A sai vì CO chỉ khử được oxit kim loại sau nhôm (dãy điện hóa).

B đúng vì kẽm có tính khử mạnh hơn sắt (thép) nên bị ăn mòn trước.

C đúng vì CO32- là gốc của axit yếu H2CO3.

D đúng.

PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

          Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 ↓ + Cu(OH)2


Câu 27:

Cho 4,06 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Giả sử X là Gly-Ala-Gly.

PTHH: X + 3KOH → muối + H2O

Dựa vào PTHH ⟹ nH2O ⟹ m (BTKL).

Giải chi tiết:

Giả sử X là Gly-Ala-Gly.

nX = 4,06/203 = 0,02 (mol) ; nKOH = 0,1 (mol)

PTHH: X + 3KOH → muối + H2O

Nhận thấy X phản ứng hết và KOH còn dư

Theo PTHH ⟹ nH2O = nX = 0,02 (mol)

BTKL ⟹ mX + mKOH = mc/rắn + mH2O

Vậy m = mc/rắn = 4,06 + 0,1.56 – 0,02.18 = 9,3 (g).


Câu 28:

Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tỉ khối hơi của X ⟹ MX = 100.

⟹ Este X chỉ có thể đơn chức và có thể có dạng RCOOCH = CH2 ⟹ MR = 29 (-C2H5)

Vậy X có công thức phân tử là C5H8O2 ⟹ CTCT có thể có của X.

Giải chi tiết:

Dựa vào tỉ khối hơi của X ⟹ MX = 100.

⟹ Este X chỉ có thể đơn chức và có thể có dạng RCOOCH = CH2 ⟹ MR = 29 (-C2H5)

Vậy X có công thức phân tử là C5H8O2

Các công thức cấu tạo phù hợp của X là

HCOOCH = CH– CH2 – CH3

HCOOCH = C(CH3) – CH3

CH3COOCH = CH – CH3

C2H5COOCH = CH2


Câu 29:

 Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

X(6O) + O2 → CO2 + H2O

- Sử dụng bảo toàn khối lượng

- Với k là số liên kết π trong X, sử dụng công thức:

+ nCO2 – nH2O = (k – 1)nX

+ X có chứa k liên kết π trong đó có 3 liên kết π trong –COO ⟹ nBr2 = (k – 3)nX

Giải chi tiết:

Đặt số liên kết pi trong toàn phân tử X là k, số mol X là a (mol), số mol CO2 là b (mol).

+ nCO2 - nH2O = (k-1).a ⟹ b - 1,53 = (k-1).a (1)

+ nBr2 = (k – 3).a = 0,06 (2)

+ BTKL: mX = mC + mH + mO ⟹ 12b + 2.1,53 + 16.6a = 25,74 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⟹ a = 0,03; b = 1,65; k = 5

- Xét phản ứng thủy phân:

nGlixerol = nX = 0,03 mol; nNaOH = 3nX = 0,09 mol.

BTKL ⟹ mX + mNaOH = mmuối + mGlixerol ⟹ 25,74 + 0,09.40 = m + 0,03.92 ⟹ m = 26,58 gam.


Câu 31:

Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol của Al bằng 9 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,688 lít khí H2 và 0,81 gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Đặt nBa = x; nNa = y; nAl = z (mol).

+) nAl = 9nBa ⟹ phương trình (1)

+) Ta có nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2nBa + nNa (theo x, y)

Mà nAl pư = nOH- ⟹ phương trình (2)

+) Áp dụng bảo toàn e: 2nBa + nNa + 3nAl pư = 2nH2 ⟹ phương trình (3)

Giải hệ được x; y; z ⟹ giá trị của m.

Giải chi tiết:

nH2 = 2,68822,4 = 0,12 mol.

Chất rắn là Al dư ⟹ nAl dư =0,8127  = 0,03 mol.

Đặt nBa = x; nNa = y; nAl = z (mol).

+) nAl = 9nBa ⟹ z = 9x (1)

+) nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2nBa + nNa = 2x + y (mol)

Mà nAl pư = nOH- ⟹ 2x + y = z - 0,03 (2)

+) Áp dụng bảo toàn e: 2nBa + nNa + 3nAl pư = 2nH2 ⟹ 2x + y + 3.(z - 0,03) = 2.0,12 (3)

Giải hệ (1)(2)(3) được: x = 0,01; y = 0,04; z = 0,09.

⟹ m = 0,01.137 + 0,04.23 + 0,09.27 = 4,72 gam.


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.

(d) Natri phenolat tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2.

(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hỏa đỏ.

(f) Dung dịch phenylamoni clorua làm quỳ tím hóa đỏ.

Các phát biểu sai là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết tổng hợp các chương: Ancol - Phenol; Anđehit - Axit cacboxylic.

Giải chi tiết:

(a) đúng, ví dụ thể hiện tính khử khi tác dụng với AgNO3/NH3; thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với H2.

(b) sai, phenol tham gia phản ứng thế brom dễ dàng hơn benzen do có sự ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.

(c) đúng.

(d) sai, vì O trog gốc phenol của natri phenolat có đôi e của O bị Na+ chiếm mất nên natri phenolat không còn khả năng thế Br2 dễ dàng nữa (do nhóm ONa không còn là nhóm thế đẩy electron nữa).

(e) sai, phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(f) đúng, do muối C6H5NH3Cl có MT axit.

⟹ Các phát biểu sai là (b), (d), (e).


Câu 33:

Hấp thụ hết 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2. Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn nước lọc và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

- So sánh thấy  ⟹ Tạo CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

- Giải hệ phương trình

- Xét phản ứng giữa Ba2+ và CO32- ⟹ Thành phần của dung dịch sau khi loại bỏ kết tủa.

- Tính khối lượng chất rắn khan sau khi cô cạn và nung tới khối lượng không đổi.

Giải chi tiết:

nCO2=0,25mol

nOH=nNaOH+2nBaOH2=0,4mol

Ta thấy 1<nOHnCO2=0,40,25=1,6<2 ⟹ Tạo CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

Ta có hệ phương trìnha+b=nCO2=0,252a+b=nOH=0,4a=0,15b=0,1

Ta thấy 0,15 mol Ba2+ và 0,15 mol CO32- phản ứng vừa đủ với nhau

⟹ Sau khi loại bỏ kết tủa dung dịch thu được chỉ chứa 0,1 mol NaHCO3.

2NaHCO3 toNa2CO3 + H2O + CO2

     0,1 →                  0,05                                                                    (mol)

⟹ mchất rắn khan = mNa2CO3 = 0,05.106 = 5,3 gam.


Câu 34:

Tiến hành hai thí nghiệm sau:

Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 a mol/L;

Cho m gam bột Fe (dư) vào 100 ml dung dịch AgNO3 b mol/L.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Mối quan hệ giữa a và b là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cách 1: Tính theo PT ion thu gọn

TN1: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓

⟹ mchất rắn sau = m - mFe pư + mCu

TN2: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag ↓

⟹ mchất rắn sau = m - mFe pư + mAg

Do khối lượng chất rắn ở 2 thí nghiệm bằng nhau ⟹ mối liên hệ giữa a và b.

Cách 2: Tăng giảm khối lượng

Giải chi tiết:

Cách 1: Tính theo PT ion thu gọn

TN1: Fe   +    Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓

        0,1a ← 0,1a →              0,1a       (mol)

⟹ mchất rắn sau = m - mFe pư + mCu = m - 0,1a.56 + 0,1a.64 = m + 0,8a (g)

TN2: Fe    +   2Ag+ → Fe2+ + 2Ag ↓

       0,05b ← 0,1b →              0,1b     (mol)

⟹ mchất rắn sau = m - mFe pư + mAg = m - 0,05b.56 + 0,1b.108 = m + 8b (g)

Do khối lượng chất rắn ở 2 thí nghiệm bằng nhau ⟹ m + 0,8a = m + 8b ⟹ a = 10b.

Cách 2: Tăng giảm khối lượng

            Fe        →      Cu

(PT)      1                    1    (mol)                ⟹ mtăng = 64 - 56 = 8 (g)

(ĐB)                         0,1a  (mol)               ⟹ mtăng = 0,8a (g)

             Fe        →     2Ag

(PT)       1                    2    (mol)               ⟹ mtăng = 2.108 - 56 = 160 gam

(ĐB)                          0,1b (mol)               ⟹ mtăng = 8b (g)

Do khối lượng chất rắn ở 2 thí nghiệm bằng nhau ⟹ 0,8a = 8b ⟹ a = 10b.


Câu 35:

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 30,24 lít khí O2 (đktc), thu được 52,80 gam CO2 và 10,80 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 200 ml dung dịch NaOH 1M phản ứng thu được dung dịch T chứa 16,70 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

- Đốt E:

Sơ đồ: E + O2 → CO2 + H2O

+) BTKL: mE = mCO2 + mH2O - mO2

+) BTNT O: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2

⟹ nE = ½.nO(E) (do các este đều đơn chức chứa 2O).

⟹ ME ⟹ CTPT.

- Khi E + NaOH:

Ta thấy 1 < nNaOH : nE < 2 ⟹ E chứa 1 este thường A và 1 este của phenol B

Tính số mol A và B dựa vào số mol hỗn hợp E và số mol NaOH phản ứng.

Ta có: nancol = nA; nH2O sinh ra = nB.

Sơ đồ: E20,4g+NaOH0,2molMuoi16,7g+Ancol+H2O0,05mol

BTKL: mancol = mE + mNaOH - mmuối - mH2O ⟹ Mancol ⟹ CTCT của ancol.

Dựa vào dữ kiện sản phẩm sau phản ứng chứa 3 muối suy ra CTCT của các este thỏa mãn.

Suy ra thành phần muối của axit cacboxylic.

Giải chi tiết:

- Đốt E:E+O2:1,35toCO2:1,2+H2O:0,6

+) BTKL: mE = mCO2 + mH2O - mO2 = 20,4 (g)

+) BTNT O: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,3 mol

⟹ nE = ½.nO(E) = 0,15 mol (do các este đều đơn chức chứa 2O).

⟹ ME = 20,40,15 = 136 ⟹ CTPT là C8H8O2.

- Khi E + NaOH:

Ta thấy  1<nNaOHnE=0,20,15=1,33<2⟹ E chứa 1 este thường A (a mol) và 1 este của phenol B (b mol)

Giải hệ a+b=nE=0,15a+2b=nNaOH=0,2a=0,1b=0,05

Ta có:

            nancol = nA = 0,1 mol

            nH2O sinh ra = nB = 0,05 mol

Sơ đồ: E20,4g+NaOH0,2molMuoi16,7g+Ancol+H2O0,05mol

BTKL: mancol = mE + mNaOH - mmuối - mH2O = 10,8 gam

⟹ Mancol = 10,8/0,1 = 108 ⟹ Ancol là C6H5CH2OH.

Sản phẩm sau phản ứng chứa 3 muối suy ra CTCT của các este là:

            A: HCOOCH2C6H5 (0,1 mol)

            B: CH3COOC6H5 (0,05 mol)

⟹ Muối của axit cacboxylic gồm 0,1 mol HCOONa và 0,05 mol CH3COONa.

⟹ mmuối của axit cacboxylic = 10,9 gam.


Câu 36:

Đốt cháy 19,04 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được 32,50 gam rắn X (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl loãng, thu được a mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 28,0 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 162,54 gam kết tủa. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ta có: nO2 + nCl2 = 0,25 và 32.nO2 + 71.nCl2 = 32,5 - 19,04

⟹ nO2 = 0,11 và nCl2 = 0,14 (mol).

19,04gMg:xFe:y+O2:0,11Cl2:0,14X+HCl:0,8dd.Y+H2:a+H2O+NaOH:duKet  tuaNung,kk28gMgO:xFe2O3:0,5y+AgNO3du162,54gAgClAg+NO

Ta có24x+56y=19,0440x+160.0,5y=28x=0,14y=0,28

BTNT Cl ⟹ nAgCl = 2nCl2 + nHCl = 2.0,14 + 0,8 = 1,08 mol

⟹ nAg = (162,54 - 1,08.143,5)/108 = 0,07 mol

- Công thức tính nhanh:

nH+ = 2nO(X) + 2nH2 + 4nNO

⟹ 0,8 = 2.0,22 + 2a + 4nNO

⟹ nNO = 0,09 - 0,5a (mol)

- Áp dụng bảo toàn e cho cả quá trình:

2nMg + 3nFe = 4nO2 + 2nCl2 + 2nH2 + nAg + 3nNO

⟹ 2.0,14 + 3.0,28 = 4.0,11 + 2.0,14 + 2a + 0,07 + 3.(0,09 - 0,5a)

⟹ a = 0,12.


Câu 37:

X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và đều không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1 và hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm về khối lượng của Z có trong E là

Xem đáp án

 Đáp án D

Phương pháp giải:

Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)

⟹ m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1

⟹ R = 197n/13

Do 1 < n < 2 ⟹ 15,2 < R < 30,4

⟹ Hai ancol là C2H5OH và C2H4(OH)2.

Dựa vào các dữ kiện tiếp theo xác định các muối ⟹ các este.

Giải chi tiết:

nNa2CO3 = 0,13 → nNaOH = 0,26

Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)

⟹ m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1

⟹ R = 197n/13

Do 1 < n < 2 ⟹ 15,2 < R < 30,4

⟹ Hai ancol là C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v)

⟹ u + 2v = 0,26 và 45u + 60v = 8,1

⟹ u = 0,02 và v = 0,12

Bảo toàn khối lượng:

mE + mNaOH = m muối + m ancol

⟹ m muối = 21,32 gam

Trong muối có nNa = 0,26 → nO = 0,52

nH2O = 0,39 ⟹ n= 0,78

⟹ n= 0,52

⟹ nCO2 = n- nNa2CO3 = 0,39

Vì nCO2 = nH2O ⟹ Các muối no, đơn chức, mạch hở.

⟹ n muối = nNaOH = 0,26 ⟹ Số C = 0,52/0,26 = 2

Do 2 muối có số mol bằng nhau ⟹ HCOONa và C2H5COONa

Vậy các este gồm:

            HCOOC2H(0,01 mol)

            C2H5COOC2H5 (0,01 mol)

            Z: HCOOCH2CH2OOCC2H5 (0,12 mol)

⟹ %mZ = 90,87%


Câu 38:

X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có công thức phân tử là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,20 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức, dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của alanin và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khối lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sau phản ứng thu được ancol, 3 muối (trong đó có muối của alanin và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) ⟹ CTCT của Z là HCOONH3CH2COOCH3.

0,2molEX:xY:yZ:HCOONH3CH2COOCH3:0,09+NaOH:0,5959,24gGlyNa:aAlaNa:bHCOONa:0,09CH3OH:0,09H2O

- Dựa vào khối lượng muối và bảo toàn nguyên tố Na xác định được a và b.

- Dựa vào tổng số mol hh E và số mol NaOH xác định được x và y.

- Giả sử EX:GlynAla3nY:GlymAla4mZ:HCOONH3CH2COOCH3

Từ số mol muối GlyNa suy ra mối liên hệ giữa n và m ⟹ giá trị n, m phù hợp ⟹ % khối lượng của X.

Giải chi tiết:

Sau phản ứng thu được ancol, 3 muối (trong đó có muối của alanin và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) ⟹ CTCT của Z là HCOONH3CH2COOCH3.

⟹ nZ = nancol = 0,09 mol.

Sơ đồ: 0,2molEX:xY:yZ:HCOONH3CH2COOCH3:0,09+NaOH:0,5959,24gGlyNa:aAlaNa:bHCOONa:0,09CH3OH:0,09H2O

- Xác định số mol muối GlyNa và AlaNa:

+) BTNT Na: a + b + 0,09 = 0,59 (1)

+) mmuối = 97a + 111b + 0,09.68 = 59,24 (2)

Giải hệ trên được a = 0,17 và b = 0,33.

- Xác định số mol của X, Y:

+) nhh E = x + y + 0,09 = 0,2 (3)

+) nNaOH = 3x + 4y + 2.0,09 = 0,59 (4)

Giải hệ trên được x = 0,03 và y = 0,08.

Giả sử EX:GlynAla3n0,03Y:GlymAla4m0,08Z:HCOONH3CH2COOCH30,09

⟹ nGlyNa = 0,03n + 0,08m + 0,09 = 0,17

⟹ 3n + 8m = 8

⟹ n = 0; m = 1 thỏa mãn

Vậy EX:Ala30,03Y:GlyAla30,08Z:HCOONH3CH2COOCH30,09

⟹ %mX = 16,45%.


Câu 39:

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Dung dịch Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Độ bất bão hòa k=2C+2H2 ⟹ Số liên kết π trong X.

- X không tráng gương ⟹ X không có đầu HCOO-

- Y không tác dụng Cu(OH)2, to thường ⟹ Y không có nhiều nhóm OH kề nhau.

- Y không tạo được anken ⟹ Y là ancol đa chức (C ≤ 3) hoặc Y là CH3OH.

- Mà X có CTPT là C6H8O4; X tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z

⟹ CTCT của X, Y, Z.

Giải chi tiết:

Độ bất bão hòa  k=2C+2H2=3⟹ X có chứa 3 liên kết π.

- X không tráng gương ⟹ X không có đầu HCOO-

- Y không tác dụng Cu(OH)2, to thường ⟹ Y không có nhiều nhóm OH kề nhau.

- Y không tạo được anken ⟹ Y là ancol đa chức (C ≤ 3) hoặc Y là CH3OH.

- Mà X có CTPT là C6H8O4; X tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z

⟹       X: CH3OOC-CH=CH-COOCH3 hoặc CH3OOC-C(=C)-COOCH3.

                        Y: CH3OH.

                        Z: HOOC-CH=CH-COOH

A sai, X có 2 nhóm CH3.

B sai, Y là CH3OH.

C đúng, Z là HOOC-CH=CH-COOH.

D sai, Z có liên kết C=C nên làm mất màu dung dịch Br2.


Câu 40:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N). Giả sử hiệu suất điện phân là 100% bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là

VietJack

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chia đồ thị ra 3 giai đoạn

Đoạn 1: chỉ có Cl2 thoát ra ở anot

Đoạn 2: Có Cl2 và H2 bên catot thoát ra

Đoạn 3: Có H2 và O2 bên anot thoát ra

Lập phương trình với số mol khí thoát ra và số mol e trao đổi sẽ tìm ra được số mol mỗi khí Cl2, H2, O2

Từ đó suy ngược lại tìm được m.

Giải chi tiết:

Tại catot:                                                                               Tại anot:

Cu2+ + 2e → Cu                                                                   2Cl- → Cl2 + 2e

H2O + 2e → H2 + 2OH                                                       H2O → O2 + 4H+ 4e

Đoạn 1: nCl2 = 0,04 mol

→ Trong a giây mỗi điện cực đã trao đổi 0,04.2 = 0,08 mol electron.

Đoạn 2: Có độ dốc lớn hơn đoạn 1 nên tốc độ thoát khí nhanh hơn → thoát Cl2 và H2

Bảo toàn electron → nCl2 = nH2 = u (mol)

Đoạn 3: Thoát H2 và O2. Đặt nO2 = v mol → nH2 = 2v mol

Ta có hệ: Σnkhi=nCl2+nH2+nO2Σneanot=2nCl2+4nO20,04+2u+3v=0,212u+0,04+4v=3,5.0,08u=0,04v=0,03

nCuSO4 = nCu = nCl2 đoạn 1 = 0,04 (mol)

nNaCl = 2nCl2 tổng = 2(0,04 + 0,04) = 0,16(mol)

→ m = 0,04.160 + 0,16.58,5 = 15,76 (g)


Bắt đầu thi ngay