Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO

Đề kiểm tra cuối kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề 2

  • 9720 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hình hộp chữ nhật là hình có bao nhiêu mặt?

Xem đáp án

Hình hộp chữ nhật là hình gồm có 8 đỉnh , 6 mặt , 12 cạnh.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 2:

Điều kiện xác định của phương trình x+2x3=3x1x(x3)+1 là:

Xem đáp án

Điều kiện xác định: {x0x30{x0x3

Vậy chọn đáp án C.


Câu 3:

Tập nghiệm của phương trình x(x + 1) = 0 là:

Xem đáp án

Ta có: x(x + 1) = 0

Û x = 0 hoặc x + 1 = 0

Û x = 0 hoặc x = − 1.

Do đó, tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {0; –1}.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 4:

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

Xem đáp án

Bất phương trình ẩn x là hệ thức A (x) > B (x) hoặc A (x) < B (x) hoặc A (x) ≥ B (x) hoặc A (x) ≤ B (x). Trong đó: A (x) gọi là vế trái; B(x) gọi là vế phải.

Ta có:

• Bất phương trình x + y > 8 có vế trái là đa thức có chứa hai ẩn, vế phải là hằng số.

Do đó, x + y > 8 không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

• Bất phương trình 0x + 5 ≥ 0 có vế trái là hằng số (vì 0x + 5 = 5) và vế phải cũng là hằng số.

Do đó, 0x + 5 ≥ 0 không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

• Bất phương trình x – 3 > 4 có vế trái là đa thức bậc nhất một ẩn, vế phải là hằng số.

Do đó, x – 3 > 4 là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

• Bất phương trình (x – 7)2 ≤ 6x có vế phải là đa thức bậc hai, vế phải là hằng số.

Do đó, (x – 7)2 ≤ 6x là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 5:

Hình sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào?

Hình sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? (ảnh 1)

Xem đáp án

Hình vẽ trên biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình x £ 2.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 6:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào không đúng?

Xem đáp án

Các khẳng định A, B, D là khẳng định đúng.

Còn khẳng định C sai vì các cạnh bên của hình lăng trụ đứng bằng nhau.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 7:

Giải các phương trình và bất phương trình sau:

a) (x – 2)(x + 7) = 0;

b) 4x+7185x312.

Xem đáp án

a) (x – 2)(x + 7) = 0

Û x – 2 = 0 hoặc x + 7 = 0

Û x = 2 hoặc x = −7.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {2; −7}.

b) 4x+7185x312

4x+71830x18918

Û 4x + 7 – 30x ≥ 9

Û 4x – 30x ≥ 9 – 7

Û – 26x ≥ 2

x  113.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S={x|x  113}.


Câu 8:

Một vòi nước chảy vào bể không có nước. Cùng lúc đó một vòi nước khác chảy từ bể ra. Mỗi giờ lượng nước vòi chảy ra bằng 45 lượng nước chảy vào. Sau 5 giờ thì bên trong bể đạt tới 18 dung tích bể. Hỏi nếu bể không có nước mà chỉ mở vòi chảy vào thì sau bao lâu thì đầy bể?

Xem đáp án

Gọi x (giờ) là thời gian vòi chảy vào bể từ khi chưa có nước đến khi đầy bể (x > 0).

Trong 1 giờ, vòi đó chảy được số phần bể là: 1x bể.

Trong 1 giờ, vòi chảy ra chiếm số phần bể là: 1x  .  45=45x bể.

Sau 5 giờ thì bên trong bể đạt tới 18 dung tích bể nên ta có phương trình:

5.  (1x45x)=18

5x4x=18

1x=18

 x = 8 (TMĐK).

Vậy thời gian vòi chảy vào bể từ khi chưa có nước đến khi đầy bể là 8 giờ.


Câu 9:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8 cm; BC = 6 cm. Vẽ đường cao AH của ∆ADB.

a) Chứng minh: ∆AHB đồng dạng ∆BCD.

b) Chứng minh: AD2 = DH . DB.

c) Tính độ dài đoạn thẳng AH.

Xem đáp án

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8 cm; BC = 6 cm. Vẽ đường cao AH của ∆ADB. a) Chứng minh: ∆AHB đồng dạng ∆BCD. b) Chứng minh: ADCho hình chữ nhật ABCD có AB = 8 cm; BC = 6 cm. Vẽ đường cao AH của ∆ADB. a) Chứng minh: ∆AHB đồng dạng ∆BCD. b) Chứng minh: AD2 = DH . DB. c) Tính độ dài đoạn thẳng AH.2 = DH . DB. c) Tính độ dài đoạn thẳng AH. (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB // CD.

Suy ra: ABH^=BDC^ (hai góc so le trong).

Xét ∆AHB và ∆BCD có:

AHB^=BCD^=90o 

ABH^=BDC^ (cmt).

Do đó ∆AHB  ∆BCD (g.g).

b) Xét ∆AHD và ∆BAD có:

AHD^=BAD^=90o 

ADB^ chung.

Do đó ∆AHD ∆BAD (g.g)

Suy ra  ADBD=DHDA.

Vậy AD2 = DH . BD (đpcm).

c) Xét ∆ABD vuông tại A, áp dụng định lý Py-ta-go, ta có:

BD2 = AB2 + AD2 = 82 + 62 = 100

Suy ra: BD = 10 (cm)

Từ câu a: ∆AHB ∆BCD suy ra AHBC=ABBD .

Hay AH . BD = AB. BC.

Do đó  AH=AB.BCBD=8.610=4,8 (cm).

Vậy AH = 4,8 cm.


Câu 10:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.DEF (như hình vẽ) có đáy là tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh góc vuông là 6 cm và 8 cm; chiều cao của lăng trụ là 9 cm. Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ?
Cho hình lăng trụ đứng ABC.DEF (như hình vẽ) có đáy là tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh góc vuông là 6 cm và 8 cm; chiều cao của lăng trụ là 9 cm. Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ? (ảnh 1)
Xem đáp án

Độ dài hai cạnh góc vuông là 6 cm và 8 cm nên ∆ABC vuông tại B.

Ta có: AC=AB2+BC2=82+62=10 (theo định lý Py-ta-go).

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là:

Sxq = (6 + 8 + 10) . 9 = 216 (cm2).

Diện tích một mặt đáy của hình lăng trụ đứng là:

Sđ=12  .  6  .  8=24 (cm2).

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng là:

Stp = Sxq + S = 216 + 2 . 24 = 264 (cm2).

Vậy diện tích toàn phần của hình lăng trụ 264 cm2.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương