Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề số 4

  • 3178 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biểu thức:

P=(x2+1x29xx+3+53x):(2x+10x+31) với x ≠ 3, x ≠ −3, x ≠ −7.

a) Rút gọn P.

b) Tính P khi |x – 1| = 2.

c) Tìm x để P=x+56.

Xem đáp án

a) Rút gọn P. Với x ≠ 3, x ≠ −3, x ≠ −7.

P=(x2+1x29xx+3+53x):(2x+10x+31)

=[x2+1(x+3)(x3)xx+35x3]:(2x+10x+3x+3x+3)

=[x2+1(x+3)(x3)x(x3)(x+3)(x3)5(x+3)(x+3)(x3)]:(2x+10x+3x+3x+3)

=x2+1x(x3)5(x+3)(x+3)(x3):2x+10(x+3)x+3

=x2+1x2+3x5x15(x+3)(x3):x+7x+3

=2x14(x+3)(x3).x+3x+7=2x3

b) Ta có |x – 1| = 2.

 x – 1 = 2 hoặc x – 1 = – 2

 x = 3 (loại) hoặc x = – 1 (TM).

Thay x = – 1 vào P=2x3, ta được:

P=213=24=12.

c) Ta có P=x+562x3=x+56

 (x – 3)(x + 5) = −12

 x2 + 2x – 15 = −12

 x2 + 2x – 3 = 0

 x2 – x + 3x – 3 = 0

 x(x – 1) + 3(x – 1) = 0

 (x – 1)(x + 3) = 0

 x – 1 = 0 hoặc x + 3 = 0

 x = 1 (TM) hoặc x = – 3 (loại).

Vậy để P=x+56 thì x = – 1.


Câu 2:

Lúc 6 giờ sáng một ô tô khởi thành từ A để đi đến B. Đến 7 giờ 30 phút một ô tô thứ hai cũng khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc lớn hơn vận tốc ô tô thứ nhất là 20km/h và hai xe gặp nhau lúc 10 giờ 30 phút. Tính vận tốc mỗi ô tô? (ô tô không bị hư hỏng hay dừng lại dọc đường).

Xem đáp án

Gọi vận tốc của ô tô thứ nhất là x (km/h) (ĐK: x > 0)

Vận tốc của ô tô thứ hai lớn hơn vận tốc của ô tô thứ nhất là 20km/h, nên vận tốc của ô tô thứ hai là: x + 20 (km/h).

Đến khi hai xe gặp nhau (lúc 10 giờ 30 phút):

- Thời gian đi của ô tô thứ nhất là:

10 giờ 30 phút – 6 giờ = 4 giờ 30 phút = 92 giờ.

- Thời gian đi của ô tô thứ hai là:

10 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ.

Khi đó, quãng đường ô tô thứ nhất đi được: 92x (km)

Quãng đường ô tô thứ hai đi được: 3(x + 20) (km).

Theo đề bài, ta có phương trình: 92x=3(x+20)

92x3x=60

32x=60

x = 40 (TMĐK).

Vậy vận tốc của ô tô thứ nhất là 40 (km/h);

Vận tốc của ô tô thứ hai là 40 + 20 = 60 (km/h).


Câu 3:

Giải các phương trình sau:

a) 9x2 – 3 = (3x + 1)(2x – 3)

b) 3xx5+1x=4x+3x(x5)+3

Xem đáp án

a) 9x2 – 3 = (3x + 1)(2x – 3)

 9x2 – 3 = 6x2 – 7x – 3

 3x2 – 7x = 0

 x(3x – 7) = 0

 x = 0 hoặc 3x – 7 = 0

 x = 0 hoặc x=73.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S={0;  73}.

b) 3xx5+1x=4x+3x(x5)+3.

ĐK: x ≠ 0; x ≠ 5.

Phương trình đã cho tương đương:

3x2x(x5)+x5x(x5)=4x+3x(x5)+3x(x5)x(x5)

 3x2 + x – 5 = 4x + 3 + 3x(x – 5)

 3x2 + x – 5 = 4x + 3 + 3x2 – 15x

 x – 5 = 4x + 3 – 15x

 12x = 8

x=23 (TMĐK).

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S={23}.


Câu 4:

Cho hình bình hành ABCD, đường chéo lớn BD. Qua A kẻ đường thẳng cắt các đoạn thẳng BD, BC lần lượt tại E và F, cắt DC tại K.

a) Chứng minh AE2 = EF.EK.

b) Kẻ AHBD,  BNCD,  BMAD(HBD,  NCD,  MAD).

Chứng minh: ∆AHB đồng dạng với ∆BND và AD.DM + DC.DN = BD2.

Xem đáp án

Cho hình bình hành ABCD, đường chéo lớn BD. Qua A kẻ đường thẳng cắt các đoạn thẳng BD, BC lần lượt tại E và F, cắt DC tại K.  a) Chứng minh AE^2 = EF.EK. b) Kẻ AH vuông góc BD, BN vuông góc CD, BM vuông góc AD ( H thuộc BD, N thuộc CD, M thuộc BD)  .  Chứng minh: ∆AHB đồng dạng với ∆BND và AD.DM + DC.DN = BD^2. (ảnh 1)

Vì ABCD là hình bình hành nên:

+ AD // BC hay AD // BF

+ AB // CD hay AB // DK.

Áp dụng định lý Ta-let, ta có:

+ AD // BF suy ra: AEEF=EDEB  (1)

+ AB // DK suy ra: EDEB=EKAE (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AEEF=EKAE.

Do đó AE2 = EF.EK (đpcm).

b) Xét ∆AHB ∆BND có:

AHB^=BND^=90o

ABH^=BDN^ (AB // DK, hai góc so le trong)

Do đó ∆AHB  ∆BND (g.g) (đpcm)

Suy ra ABBD=BHDNABBD=BHDN AB.DN = BD.BH

Mà AB = DC nên DC.DN = BD.BH (1)

Xét ∆ADH ∆BDM có:

AHD^=BMD^=90o

BDM^ chung.

Do đó ∆ADH ∆BDM (g.g).

Suy ra ADDB=DHDM AD.DM = DH.DB   (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AD.DM + DC.DN = BD.BH + DH.DB = BD.(BH + HD)

= BD.BD = BD2.

Do đó AD.DM + DC.DN = BD2 (đpcm).


Câu 5:

Cho a, b, c đôi một khác nhau và 1a+1b+1c=0. Tính giá trị biểu thức: P=1a2+2bc+1b2+2ac+1c2+2ab.

Xem đáp án

Ta có 1a+1b+1c=0ab+bc+caabc=0ab + bc + ca = 0.

Ta thấy a2 + 2bc = a2 + bc + (–ab – ac) = a(a – b) – c(a – b) = (a – b)(a – c)

Tương tự, b2 + 2ac = (b – a)(b – c)

c2 + 2ab = (c – a)(c – b).

Khi đó, P=1a2+2bc+1b2+2ac+1c2+2ab

=1(ab)(ac)+1(ba)(bc)+1(ca)(cb)

=bc+ca+ab(ab)(bc)(ac)=0.

Vậy P=1a2+2bc+1b2+2ac+1c2+2ab=0.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương