Đề kiểm tra giữa kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề số 6
-
3251 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
1) Tìm giá trị của m để phương trình 2x – m = 1 – x nhận giá trị x = –1 là nghiệm.
2) Rút gọn biểu thức với x ≠ 1, x ≠ –1 và x ≠ 2.
1) Thay x = –1 vào phương trình 2x – m = 1 – x, ta được:
2.(–1) – m = 1 – (–1)
Û –2 – m = 2
Û m = – 4.
Vậy để phương trình 2x – m = 1 – x nhận giá trị x = –1 là nghiệm thì m = – 4.
2) Với ĐKXĐ: x ≠ 1, x ≠ –1 và x ≠ 2, ta có :
.
Vậy với x ≠ 1, x ≠ –1 và x ≠ 2 thì .
Câu 2:
Một tổ sản xuất lập kế hoạch sản xuất một lô hàng, theo đó mỗi giờ phải làm 30 sản phẩm. Khi thực hiện, mỗi giờ tổ chỉ sản xuất được 27 sản phẩm, do đó tổ đã hoàn thành lô hàng chậm hơn so với dự kiến 1 giờ 10 phút. Hỏi số sản phẩm mà tổ sản xuất theo kế hoạch là bao nhiêu?
Gọi số sản phẩm mà tổ sản xuất theo kế hoạch là x (sản phẩm) ()
Thời gian làm hết số sản phẩm theo kế hoạch là (h)
Thời gian làm hết số sản phẩm theo thực tế là (h)
Đổi 1 giờ 10 phút = giờ = giờ.
Vì tổ đã hoàn thành lô hàng chậm hơn so với dự kiến 1 giờ 10 phút, nên ta có phương trình:
10x – 9x = 315
Û x = 315 (TMĐK).
Vậy số sản phẩm mà tổ sản xuất theo kế hoạch là 315 sản phẩm.
Câu 3:
Giải các phương trình:
a) 7 + 2x = 22 – 3x
b) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x
a) 7 + 2x = 22 – 3x
Û 2x + 3x = 22 – 7
Û 5x = 15
Û x = 3.
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {3}.
b) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x
Û 2x2 (x + 3) = x(x + 3)
Û 2x2 (x + 3) – x(x + 3) = 0
Û x (x + 3)(2x – 1) = 0
Û x = 0 hoặc x + 3 = 0 hoặc 2x – 1 = 0
Û x = 0 hoặc x = – 3 hoặc .
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là .
c) .
ĐK: x ≠ ± 2.
Phương trình đã cho tương đương:
(x – 2)2 – 3(x + 2) = 2(x – 11)
Û x2 – 4x + 4 – 3x – 6 = 2x – 22
Û x2 – 7x – 2 = 2x – 22
Û x2 – 9x + 20 = 0
Û (x2 – 4x) – (5x – 20) = 0
Û x(x – 4) – 5(x – 4) = 0
Û (x – 4)(x – 5) = 0
Û x – 4 = 0 hoặc x – 5 = 0
Û x = 4 hoặc x = 5.
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {4; 5}.
Câu 4:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12 cm, AD = 9 cm. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến cạnh BD.
a) Chứng minh tam giác ADH đồng dạng với tam giác DBC và AD2 = HD.BD.
b) Tính độ dài HD và HB.
c) Tia phân giác của góc ADB cắt AH tại E và AB tại F. Chứng minh .
Ta có .
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật nên AD // BD.
Suy ra (hai góc so le trong).
Xét ∆ADH và ∆DBC có:
(cmt)
Do đó ∆ADH ∆DBC (g.g)
Suy ra: mà AD = BC (vì tứ giác ABCD là hình chữ nhật)
AD2 = HD.BD.
Vậy ∆ADH ∆DBC và AD2 = HD.BD.
b) Áp dụng định lý Py-ta-go vào ∆ABD vuông tại A, ta có:
BD2 = AD2 + AB2 = 92 + 122 = 81 + 144 = 225
BD = 15 (cm).
Ta có AD2 = HD.BD
BH = BD – DH = 15 – 5,4 = 9,6 (cm).
Vậy DH = 5,4 cm; BH = 9,6 cm.
c) Xét ∆ADH có DE là tia phân giác của .
Áp dụng tính chất đường phân giác của tam giác, ta có:
mà AD = BC
Suy ra (1)
Xét ∆ADB có DF là tia phân giác của
Áp dụng tính chất đường phân giác của tam giác, ta có:
(2)
Mà (cmt) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: (đpcm).
Câu 5:
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức A = 4x – 2x2 - |x3 – x2| + 7.
Ta có A = 4x – 2x2 – |x3 – x2| + 7
= – 2x2 + 4x – 2 – x2 |x – 1| + 9
= – 2(x2 – 2x + 1) – x2 |x – 1| + 9
= – 2(x – 1) 2 – x2 |x – 1| + 9
Vì (x – 1) 2 ≥ 0 nên – 2(x – 1) 2 ≤ 0.
Dấu “=” xảy ra khi x = 1.
Mặt khác, x2 ≥ 0 và |x – 1| ≥ 0 nên x2 |x – 1| ≥ 0 hay – x2 |x – 1| ≤ 0.
Dấu “=” xảy ra khi x = 1.
Do đó A ≤ 9.
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức A là 9 khi x = 1.