IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án (Vận dụng)

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án (Vận dụng)

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án (Vận dụng)

  • 634 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành 99. Tổng các chữ số của số đó là?

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số cần tìm là ab¯  ,  a*,b*;  a,b9

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là ba¯

Ta có hệ phương trình:

ba¯ab¯=63ba¯+ab¯=992ab¯=36ba¯+ab¯=99ab¯=18ba¯=81(tha mãn)

Vậy số cần tìm là 18 nên tổng các chữ số là 1 + 8 = 9


Câu 2:

Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho là 18. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng 66. Tổng các chữ số của số đó là?

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số cần tìm là ab¯  ,  a*,b*;  a,b9

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là ba¯

Ta có hệ phương trình:

ba¯ab¯=18ba¯+ab¯=662ab¯=48ba¯+ab¯=66ab¯=24ba¯=42(tha mãn)

Vậy số cần tìm là 24 nên tổng các chữ số là 2 + 4 = 6


Câu 3:

Cho một số có hai chữ số. Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng 23 số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi số cần tìm là ab¯  ,  a*,b*;  a,b9

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là ba¯

Ta có hệ phương trình:

ab=5ba¯=38ab¯a=b+5b.10+a=38a.10+ba=b+580b=8b+5=30b+5+3ba=b+566b=110b=2a=7(tha mãn)

Vậy số cần tìm là 72 nên tích các chữ số là 2.7 = 14


Câu 4:

Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường AB.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường AB và BC lần lượt là x, y

(x > 0; y > 0,5; đơn vị: giờ). Ta có hệ phương trình:

50.x+45.y=165yx=0,5x=1,5y=2(tha mãn)

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là 1,5 giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường BC là 2 giờ.


Câu 5:

Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 52 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 42 km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 272 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 2 giờ. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường BC.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường AB và BC lần lượt là x, y

(x > 0; y > 2; đơn vị: giờ).

Quãng đường AB là 52x (km), quãng đường BC là 42 (km) mà tổng quãng đường 272 km nên ta có phương trình 52x + 42y = 272

Vì thời gian đi quãng đường AB ít hơn thời gian đi quãng đường BC là 2 giờ nên ta có phương trình y – x = 2

Từ đó ta có hệ phương trình:

52.x+42.y=272yx=2y=x+252x+42x+2=272y=x+294x=188x=2y=4(tha mãn)

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là 2 giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường BC là 4 giờ


Câu 6:

Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ, còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10 km thì đến nơi chậm mất 5 giờ. Tính vận tốc của xe lúc ban đầu

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi vận tốc lúc đầu của xe là x (km/h; x > 10), thời gian theo dự định là y (y > 3) (giờ)

Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ nên ta có phương trình (x + 10) (y – 3) = xy

Suy ra hệ phương trình :

x10y+5=xyx+10y3=xy3x+10y=305x10y=50x=40y=15(tha mãn)

Vậy vận tốc ban đầu là 40 km/h


Câu 7:

Một xe đạp dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 1 giờ, còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 5 km thì đến nơi chậm mất 2 giờ. Tính vận tốc của xe lúc ban đầu

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi vận tốc lúc đầu của xe là x (km/h; x > 10), thời gian theo dự định là y (y > 3) (giờ)

Quãng đường xe đi được là: x.y (km)

 Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10km thì đến nơi sớm hơn dự định 1 giờ nên ta có phương trình (x + 10) (y – 1) = xy

Nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 5 km thì đến nơi chậm mất 2 giờ nên ta có phương trình (x – 5) (y + 2) = xy

Suy ra hệ phương trình

x+10y1=xyx5y+2=xyxyx+10y10=xyxy+2x5y10=xyx+10y=102x5y=10x=10y=2(Tha mãn)

Vậy vận tốc ban đầu là 10 km/h


Câu 8:

Một cano chạy trên  sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108 km và ngược dòng 63 km. Một lần khác cũng trong 7 giờ, cano xuôi dòng 81 km và ngược dòng 84 km. Tính vận tốc nước chảy

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi vận tốc thực của cano là x (km/h, x > 0), vận tốc dòng nước là y (km/h, 0 < y < x)

Vận tốc cano khi xuôi dòng là x + y (km/h), vận tốc cano khi ngược dòng là: x – y (km/h)

Cano chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108 km và ngược dòng 63 km nên ta có phương trình

108x+y+63xy=7

Cano chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 81 km và ngược dòng 84 km nên ta có phương trình:

81x+y+84xy=7

Ta có hệ phương trình

108x+y+63xy=781x+y+84xy=7432x+y+252xy=28243x+y+252xy=21432x+y+252xy243x+y+252xy=282181x+y+84xy=7189x+y=781x+y+84xy=7x+y=278127+84xy=7x+y=2784xy=4x+y=27xy=21x+y+xy=27+21x+y=272x=48y=27xx=24y=2724x=24y=3(tha mãn)

Vậy vận tốc dòng ngước là 3 km/h


Câu 9:

Một chiếc cano đi xuôi dòng theo một khúc sông trong 3 giờ và đi ngược dòng trong 4 giờ, được 380 km. Một lần khác cano này xuôi dòng trong 1 giờ và ngược dòng trong vòng 30 phút được 85 km. Hãy tính vận tốc của dòng nước (vận tốc thật của cano và vận tốc dòng nước ở hai lần là như nhau)

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi vận tốc thực của cano là x (km/h, x > 0), vận tốc dòng nước là y (km/h, 0 < y < x)

Vận tốc cano khi xuôi dòng là x + y (km/h), vận tốc cano khi ngược dòng là: x – y (km/h)

Cano đi xuôi dòng theo một khúc sông trong 3 giờ và đi ngược dòng trong 4 giờ, được 380 km nên ta có phương trình: 3 (x + y) + 4 (x – y) = 380

Cano xuôi dòng trong 1 giờ và ngược dòng trong 30 phút được 85 km nên ta có phương trình: x+y+12(xy)=85

Ta có hệ phương trình:

3x+y+4xy=380x+y+12xy=857xy=3803x+y=17010x=5503x+y=170x=55y=5(tha mãn)

Vậy vận tốc dòng ngước là 5 km/h


Câu 10:

Hai người đi xe đạp xuất phát đồng thời từ hai thành phố cách nhau 38 km. Họ đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Hỏi vận tốc của người thứ nhất, biết rằng đến khi gặp nhau, người thứ nhất đi được nhiều hơn người thứ hai 2 km

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là x, y (km/h, x, y > 0)

Quãng đường người thứ nhất đi được khi gặp nhau là 2x (km)

Quãng đường người thứ hai đi được đến khi gặp nhau là 2y (km)

Ta có hệ phương trình 2x+2y=382x2y=2x=10y=9(thỏa mãn)

Vậy vận tốc của người thứ nhất là 10 (km/h)


Câu 11:

Hai người đi xe máy xuất phát đồng thời từ hai thành phố cách nhau 225 km. Họ đi ngược chiều và gặp nhau sau 3 giờ. Hỏi vận tốc của người thứ nhất, biết rằng vận tốc người thứ nhất lớn hơn người thứ hai 5 km/h

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là x, y (km.h, x > 5, y > 0)

Quãng đường người thứ nhất đi được khi gặp nhau là 3x (km)

Quãng đường người thứ hai đi được đến khi gặp nhau là 3y (km)

Ta có hệ phương trình

3x+3y=225xy=53x+3y=2253x3y=156x=240xy=5x=40y=35(tha mãn)

Vậy vận tốc của người thứ nhất là 40 km/h


Câu 12:

Một khách du lịch đi trên ô tô 4 giờ sau đó đi tiếp bằng tàu hỏa trong 7 giờ được quãng đường dài 640 km. Hỏi vận tốc của tàu hỏa biết mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ô tô 5 km

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi vận tốc của tàu hỏa và ô tô lần lượt là x, y (km/h, x > y > 0; x > 5)

Vì khách du lịch đi ô tô 4 giờ sau đó đi tiếp bằng tàu hỏa trong 7 giờ được quãng đường dài 640 km nên ta có phương trình 7x + 4y = 640

Và mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ô tô 5 km nên ta có phương trình x – y = 5

Suy ra hệ phương trình

xy=57x+4y=640x=y+57y+5+4y=640y=55x=60(tha mãn)

Vậy vận tốc tàu hỏa là 60km/h


Câu 13:

Một khách du lịch đi trên ô tô 5 giờ sau đó đi tiếp bằng xe máy trong 3 giờ được quãng đường dài 330 km. Hỏi vận tốc của ô tô, biết rằng mỗi giờ xe máy đi chậm hơn ô tô 10 km

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi vận tốc của ô tô và xe máy lần lượt là x, y (km/h, x > y > 0; x > 10)

Vì khách du lịch đi trên ô tô 5 giờ, sau đó đi tiếp bằng xe máy trong 3 giờ được quãng đường dài 330 km nên ta có phương trình 5x + 3y = 330

Và mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy 10 km nên ta có phương trình x – y = 10

Suy ra hệ phương trình:

xy=105x+3y=330x=y+105y+10+3y=3308y=280x=y+10y=35x=45(tha  mãn)

Vậy vận tốc ô tô là 45 km/h


Câu 14:

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút bể đầy. Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được 34 bể. Tính thời gian vòi I chảy 1 mình đầy bể

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi thời gian vòi I, vòi II chảy một mình đầy bể lần lượt là x, y x,y>245

(đơn vị: giờ)

Mỗi giờ vòi I chảy được 1x (bể), vòi II chảy được 1y bể nên cả hai vòi chảy được 1x+1y bể

Vì hai vòi ngước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút =245h bể đầy nên ta có phương trình: 1x+1y=525

Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được 34 bể nên ta có phương trình 4x+3y=34

Suy ra hệ phương trình

4x+34=341x+1y=5244x+34=343x+3y=581x=181y=112x=8y=12(tha mãn)

Vậy thời gian vòi I một mình đầy bể là 8h


Câu 15:

Hai vòi ngước cùng chảy vào một bể không có nước thì sau 1,5 giờ sẽ đầy bể. Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25 giờ rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong 13 giờ thì được 15 bể. Hỏi nếu vòi 2 chảy riêng thì bao lâu đầy bể?

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi thời gian vòi 1 chảy một mình đầy bể là x (h), thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là y (h) (x; y > 1,5)

Mỗi giờ vòi I chảy được 1x (bể), vòi II chảy được 1y bể nên cả hai vòi chảy được 1x+1y bể

Hai vòi cùng chảy thì sau 1,5h sẽ đầy bể nên ta có phương trình: 1x+1y=23 (1)

Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25h rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong 13h thì được 15 bể nên ta có phương trình 0,25x+13y=15(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

1x+1y=2314x+13y=1513x+13y=2914x+13y=15112x=1451x+1y=2312x=451x+1y=23x=154=3,75y=52=2,5(tha mãn)

Vậy thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là 2,5h


Câu 16:

Hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 6 ngày. Hỏi nếu A làm một nửa công việc rồi nghỉ thì B hoàn thành nốt công việc trong bao lâu? Biết rằng nếu làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 9 ngày

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi thời gian A, B làm một mình xong công việc lần lượt là x, y (y > x > 6, đơn vị: ngày)

Mỗi ngày các bạn A, B lầm lượt làm được 1x và 1y (công việc)

Vì hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 6 ngày nên ta có: 1x+1y=16(1)

Do làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 9 ngày nên ta có phương trình: y – x = 9 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

1x+1y=16yx=9x=9y=18(thỏa mãn)

Vậy B hoàn thành cả công việc trong 18 ngày.

Suy ra sau khi A làm một mình xong nửa công việc rồi nghỉ, B hoàn thành công việc còn lại trong 9 ngày


Câu 17:

Hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 8 ngày. Hỏi nếu A làm riêng hết 13 công việc rồi nghỉ thì B hoàn thành nốt công việc trong thời gian bao lâu? Biết rằng nếu làm một mình xong công việc thì A làm nhanh hơn B là 12 ngày

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi thời gian A, B làm một mình xong công việc lần lượt là x, y (y > x > 0; y > 12, đơn vị: ngày)

Mỗi ngày các bạn A, B lầm lượt làm được 1x và 1y (công việc)

Vì hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 8 ngày nên ta có: 1x+1y=18(1)

Do làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 12 ngày nên ta có phương trình: y – x = 12 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình 1x+1y=18yx=12y=x+121x+1x+12=18(*)

Giải (*):

1x+1x+12=188x+12+8x8xx+12=xx+128xx+1216x+96=x2+12xx24x96=0x2+8x12x960x(x+8)12(x+8)=0

(x – 12) (x + 8) = 0 x=12  (N)x=8  (L)

Với x = 12y = x + 12 = 24

Vậy B hoàn thành cả công việc trong 24 ngày

Suy ra sau khi A làm một mình xong 13 công việc rồi nghỉ, B hoàn thành 23 công việc còn lại trong 23.24=16 ngày


Câu 18:

Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ. Trên thực tế xí nghiệp 1 vượt mức 12%, xí nghiệp 2 vượt mức 10%, do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng 400 dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp 2 phải làm theo kế hoạch

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số dụng cụ cần làm của xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 lần lượt là x, y

(x, y * x, y < 360, dụng cụ)

Số dụng cụ xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 làm được khi vượt mức lần lượt là 112%x và 110%y (dụng cụ)

Ta có hệ phương trình x+y=360112%x+110%y=400x=200y=160

Vậy xí nghiệp 1 phải làm 200 dụng cụ, xí nghiệp 2 phải làm 160 dụng cụ


Câu 19:

Năm ngoái, cả 2 cánh đồng thu hoạch được 500 tấn thóc. Năm nay, do áp dụng khoa học kĩ thuật nên lượng lúa thu được trên cánh đồng thứ nhất tăng lên 30% so với năm ngoái, trên cánh đồng thứ hai tăng 20%. Do đó tổng cộng cả hai cánh đồng thu được 630 tấn thóc. Hỏi trên mỗi cánh đồng năm nay thu được bao nhiêu tấn thóc?

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số thóc năm ngoái thu được của cánh đồng thứ nhất là (x) (tấn) (x > 0)

Gọi số thóc năm ngoái thu được của cánh đồng thứ hai là y (tấn) (y > 0)

Năm ngoái, cả 2 cánh đồng thu hoạch được 500 tấn thóc nên ta có phương trình: x + y = 500 (1)

Năm nay, lượng lúa thu được trên cánh đồng thứ nhất tăng lên 30% so với năm ngoái, trên cánh đồng thứ hai tăng 20% nên ta có phương trình:

x+30100x+y+20100y=630130100x+120100y=630   2

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

x+y=500130100x+120100y=630120100x+120100y=600130100x+120100y=63010100x=30x+y=500x=300x+y=500x=300y=200(tha mãn)

Vậy lượng lúa thu hoạch được năm nay của cánh đồng thứ nhất là 300.1,3 = 390 (tấn); lượng lúa thu được năm nay của cánh đồng thứ hai là 200.1,2 = 240 tấn


Câu 20:

Trong tháng đầu hai tổ sản xuất được 800 sản phẩm. Sang tháng thứ 2, tổ 1 sản xuất vượt mức 12%, tổ 2 giảm 10% so với tháng đầu nên cả hai tổ làm được 786 sản phẩm. Tính số sản phẩm tổ 1 làm được trong tháng đầu

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số sản phẩm tổ 1 và tổ 2 làm được trong tháng đầu lần lượt là x, y (x, y *, x, y < 800 sản phẩm)

Số sản phẩm tổ 1 và tổ 2 làm được trong tháng hai là 112%.x và 90%.y sản phẩm

Ta có hệ phương trình:

x+y=800112%x+90%y=786x=800y112%800x+90%y=786y=500x=300(tha mãn)

Vậy số sản phẩm tổ 1 làm được trong tháng đầu là 300 sản phẩm


Câu 21:

Tháng thứ nhất, 2 tổ sản xuất được 1200 sản phẩm. Tháng thứ hai, tổ 1 vượt mức 30% và tổ II bị giảm năng suất 22% so với tháng thứ nhất. Vì vậy 2 tổ đã sản xuất được 1300 sản phẩm. Hỏi tháng thứ hai, tổ 2 sản xuất được bao nhiêu sản phẩm

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi số sản phẩm của tổ I sản xuất được trong tháng thứ I là x (sản phẩm)

Số sản phẩm của tổ II sản xuất được trong tháng thứ nhất là y (sản phẩm)

(x, y *)

Tháng thứ nhất 2 tổ sản xuất được 1200 sản phẩm nên ta có phương trình: x + y = 1200 (1)

Tháng thứ hai tổ I vượt mức 30% và tổ II giảm mức đi 22% so với tháng thứ nhất nên 2 tổ đã sản xuất được 1300 sản phẩm, ta có:

x+30100x+y22100y=1300130100x+78100y=1300   2

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

x+y=1200130100x+78100y=130078100x+78100y=936130100x+78100y=130052100x=364x+y=1200x=700x+y=1200x=700y=500(tm)

Vậy trong tháng thứ hai tổ II sản xuất được 500.78 : 100 = 390 sản phẩm


Câu 22:

Một tam giác có chiều cao bằng 34 cạnh đáy. Nếu chiều cao tăng thêm 3 dm và cạnh đáy giảm đi 4 dm thì diện tích của nó tăng thêm 12 dm2. Tính diện tích của tam giác ban đầu

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi chiều cao của tam giác là h, cạnh đáy tam giác là a. (h, a *, a > 3, dm)

Diện tích tam giác ban đầu là  12ah (dm2)

Vì chiều cao bằng 34 cạnh đáy nên ta có phương trình: h=34a

Nếu chiều cao tăng thêm 3 dm và cạnh đáy giảm đi 3 dm thì diện tích của nó tăng thêm 12 dm2.

Nên ta có phương trình 12h+3a312ah=12

Ta có hệ phương trình:

h=34a12h+3a312ah=12h=34a3h2+3a2=332a=44h=33(tha mãn) 

Vậy chiều cao của tam giác bằng 44 dm, cạnh đáy tam giác bằng 33 dm

Suy ra diện tích tam giác ban đầu là 12.44.33=726 (dm2)


Câu 23:

Một tấm bìa hình tam giác có chiều cao bằng 14 cạnh đáy tương ứng. Nếu tăng chiều cao 2 dm và giảm cạnh đáy 2 dm thì diện tích tam giác tăng thêm 2,5 dm2. Tính chiều cao và cạnh đáy của tấm bìa lúc đầu

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi chiều cao của tam giác là h, cạnh đáy tam giác là a. (h, a *, dm); (a > 2)

Diện tích tam giác ban đầu là 12 ah (dm2)

Vì chiều cao bằng 14 cạnh đáy nên ta có phương trình h=14a

Nếu chiều cao tăng thêm 2 dm và cạnh đáy giảm đi 2 dm thì diện tích của nó tăng thêm 2,5 dm2.

Nên ta có phương trình 12h+2a212ah=2,5

Ta có hệ phương trình:

h=14a12h+2a212ah=2,5h=14a2h+2a4=5h=14a2.14a+2a=9a=6h=1,5(tm)

Vậy chiều cao và cạnh đáy của tấm bìa lần lượt là 1,5 dm và 6 dm


Câu 24:

Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 48 m. Nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và tăng chiều dài lên ba lần thì chu vi của khu vườn sẽ là 162m. Tìm diện tích của khu vườn ban đầu

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi chiều dài và chiều rộng của khu vương hình chữ nhật lần lượt là x, y

(24 > x > y > 0; m)

Vì khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 48 m nên ta có (x + y). 2 = 48

Nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và chiều dài lên ba lần thì chu vi của khu vườn sẽ là 162m

Nên ta có phương trình (4y + 3x). 2 = 162

Suy ra hệ phương trình

x+y.2=484y+3x.2=162x+243x+4y=81x=15y=9  

Vậy diện tích khu vườn ban đầu là 15.9 = 135m2


Câu 25:

Một hình chữ nhật có chu vi 300cm. Nếu tăng chiều rộng thêm 5cm và giảm chiều dài 5 cm thì diện tích tăng 275 cm2. Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi chiều dài và chiều rộng của khu vương hình chữ nhật lần lượt là x, y

(150 > x > y > 0; cm)

Diện tích ban đầu của khu vương là x.y (cm2)

Vì hình chữ nhật có chu vi bằng 300 (cm) nên ta có (x + y). 2 = 300

Nếu tăng chiều rộng thêm 5 cm và giảm chiều dài 5cm thì diện tích tăng 275cm2

Nên ta có phương trình (x − 5).(y + 5) = xy + 275

Suy ra hệ phương trình:  

x+y.2=300x5y+5=xy+275x+y=150xy+5x5y25=xy+275x+y=1505x5y=300x+y=150xy=60x=105y=45(tha mãn)

Vậy chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là 45 cm

Chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là 105 cm


Câu 26:

Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng 45 số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số sách trên hai giá lần lượt là x, y (0 < x, y < 450, cuốn)

Vì hai giá sách có 450 cuốn nên ta có phương trình: x + y = 450 (cuốn)

Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng 45 số sách ở giá thứ nhất nên ta có ot y+50=45x50

Suy ra hệ phương trình 

x+y=450y+50=45x50x+y=45045xy=90x=300y=150(tha mãn)

Vậy số sách trên giá thứ nhất là 300 cuốn, số sách trên giá thứ hai là 150 cuốn


Câu 27:

Nam có 360 viên bi trong hai hộp. Nếu Nam chuyển 30 viên bi từ hộp thứ hai sang hộp thứ nhất thì số viên vi ở hộp thứ nhất bằng 57 số viên bi ở hộp thứ hai. Hỏi hộp thứ hai có bao nhiêu viên bi?

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số viên bi trong hộp thứ nhất và hộp thứ hai lần lượt là x, y (0 < x, y < 360, viên)

Vì Nam có 360 viên bi nên ta có phương trình x + y = 360 (viên bi)

Nếu Nam chuyển 30 viên bi từ hộp thứ hai sang hộp thứ nhất thì số viên bi ở hộp thứ nhất bằng 57 số viên bi ở hộp thứ hai nên ta có phương trình x+30=57y30

Suy ra hệ phương trình:

x+y=360x+30=57y30x+y=360x57y=3607127y=28807x+y=360x=120y=240(tha mãn)

Vậy số viên bi ở hộp thứ nhất là 120 viên bi, số viên bi ở hộp thứ hai là 240 viên bi


Câu 28:

Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ga lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi năng suất lúa mới và lúa cũ trên 1 ha lần lượt là x; y (x, y > 0) đơn vị: tấn/ha

Vì cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ga lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc nên ta có 60x + 40y = 460

Vì 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn nên ta có phương trình: 4y – 3x = 1

Suy ra hệ phương trình:

4y3x=160x+40y=46030x+40y=1060x+40y=640x=5y=4(tha mãn)

Vậy năng suất lúa mới trên 1 ha là 5 tấn


Câu 29:

Trên một cánh đồng cấy 50 ha lúa giống mới và 30 ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 410 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa cũ trên 1 ha là bao nhiêu, biết rằng 5 ha trồng lúa mới thu hoạch được nhiều hơn 6 ha trồng lúa cũ là 0,5 tấn

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi năng suất lúa mới và lúa cũ trên 1 ha lần lượt là x; y (x, y > 0) đơn vị: tấn/ha

Vì đồng cấy 50 ha lúa giống mới và 30 ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 410 tấn thóc nên ta có 50x + 30y = 410

Vì 5 ha trồng lúa mới thu hoạch được nhiều hơn 6 ha trồng lúa cũ là 0,5 tấn nên ta có phương trình: 5x – 6y = 0,5

Suy ra hệ phương trình:

5x6y=0,550x+30y=4105x6y=0,55x+3y=419y=40,55x+3y=41y=4,5x=5,5(tm)

Vậy năng suất lúa cũ trên 1 ha là 4,5 tấn


Câu 30:

Trong một kì thi, hai trường A, B có tổng cộng 350 học sinh dự thi. Kết quả hai trường đó có 338 học sinh trúng tuyển. Tính ra thì trường A có 97% và trường B có 96% số học sinh trúng tuyển. Hỏi trường B có bao nhiêu học sinh dự thi

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số học sinh dự thi của hai trường A, B lần lượt là x, y (350 > x, y > 0) (học sinh)

Vì hai trường A, B có tổng cộng 350 học sinh dự thi nên ta có phương trình

x + y = 350 (học sinh)

Vì trường A có 97% và trường B có 96% số học sinh trúng tuyển và cả hai trường đó có 338 học sinh trúng tuyển nên ta có phương trình 97%.x +96%.y = 338

Suy ra hệ phương trình:

x+y=35097%.x+96%.y=338x=350y97.350y+96.y=33800y=150x=200(tha mãn)

Vậy trường B có 150 học sinh dự thi


Câu 31:

Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi số học sinh của trường thứ nhất dự thi là x (học sinh) (x *, x < 300)

Số học sinh của trường thứ hai dự thi là y (học sinh) (y *, y < 300)

Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia cuộc thi nên ta có phương trình: x + y = 300 (1)

Trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt, ta có 75100x+60100y=207 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

x+y=30075100x+60100y=20760100x+60100y=18075100x+60100y=20715100x=27x+y=300x=180y=120(tm)

Vậy số học sinh của trường thứ nhất dự thi là 180 học sinh; Số học sinh của trường thứ hai dự thi là 120 học sinh


Câu 32:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 42m. Đường chéo hình chữ nhật dài 15m. Tính độ dài chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi chiều dài và chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật lần lượt là: x, y

(21 > x > y > 0; m)

Vì mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 42m nên ta có (x + y). 2 = 42

Đường chéo hình chữ nhật dài 15m nên ta có phương trình: x2+y2=152

Suy ra hệ phương trình:

x+y.2=42x2+y2=225x+y=21x2+y2=225y=21xx2+21x2=225     1

Giải phương trình (1) ta được:

2x242x+216=0x221x+108=0(x12)(x9)=0x=12y=9(N)x=9y=12(L)

Vậy chiều rộng mảnh đất ban đầu là 9m


Câu 33:

Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 34 m. Đường chéo hình chữ nhật dài 26 m. Tính chiều dài mảnh đất hình chữ nhật

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi chiều dài và chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật lần lượt là: x, y

(34 > x > y > 0; m)

Vì mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 37m nên ta có x + y = 37

Đường chéo hình chữ nhật dài 26m nên ta có phương trình: x2+y2=262

Suy ra hệ phương trình: x+y=34x2+y2=676y=37xx2+37x2=676   1

Giải phương trình (1) ta được:

2x268x+480=0x234x+240=0x(x10)24(x10)=0(x10)(x24)=0x=10y=24Lx=24y=10N

Vậy chiều dài mảnh đất ban đầu là 24m


Bắt đầu thi ngay