Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 1709 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sapa hôm nay lạnh quá! Nhiệt độ có thể xuống âm 3 độ C

Xem đáp án

Âm 3 độ C để chỉ nhiệt độ xuống thấp dưới mức 0 độ C, chúng ta sẽ học trong bài học ngày hôm nay.


Câu 2:

a) Quan sát nhiệt kế trong hình a.

- Hãy đọc các chỉ số nhiệt độ (độ C) ở trên mực số 0.

- Hãy cho biết các số chỉ nhiệt độ ở dưới mực số 0 mang dấu gì.

b) Quan sát hình b, em thấy các bậc thang có độ cao mang dấu trừ thì nằm ở trên hay dưới mực nước biển?

Quan sát nhiệt kế trong hình a. Hãy đọc các chỉ số nhiệt độ

c) Hãy cho biết những phép tính nào dưới đây không thực hiện được trên tập số tự nhiên.   4 + 3;          4 – 3;      2 + 5;          2 – 5;

 
Xem đáp án

a) Quan sát nhiệt kế ở hình a, ta nhận thấy các chỉ số nhiệt độ ở trên mức số 0 là: 10 độ C, 20 độ C, 30 độ C, 40 độ C, 50 độ C.

- Các chỉ số nhiệt độ ở dưới mức số 0 mang dấu trừ.  

b) Quan sát thang đo ở hình b, ta thấy các bậc thang ở độ cao mang dấu trừ thì nằm bên dưới mực nước biển.

c) Trên tập số tự nhiên, ta thực hiện được các phép tính:

4 + 3 = 7; 

2 + 5 = 7;

4 – 3 = 1;

Riêng phép tính 2 – 5 là không thực hiện được trên tập số tự nhiên vì 2 < 5 nên 2 không trừ được cho 5.  


Câu 3:

Hãy đọc các số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới 0OC sau đây: -4OC, -10OC, -23OC.

Xem đáp án

-4OC đọc là: âm bốn độ C (hoặc trừ bốn độ C)

-10OC đọc là: âm mười độ C (hoặc trừ mười độ C)

 

-23OC đọc là: âm hai mươi ba độ C (hoặc trừ hai mươi ba độ C)


Câu 5:

Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy phát biểu lại cho đúng.

a) -4 ∈ Z;       b) 5 ∈ Z;        c) 0 ∈ Z;

d) -8 ∈ N;       e) 6 ∈ N;        f) 0 ∈ N;

Xem đáp án

a) – 4 là số nguyên âm nên – 4 thuộc Z. Do đó -4 ∈ Z là đúng.

b) 5 là số nguyên dương nên 5 thuộc Z. Do đó  5 ∈ Z là đúng.

c) 0 là một phần tử của tập hợp Z nên 0 ∈ Z là đúng. 

d) – 8 là số nguyên âm nên – 8 không thuộc N nên  là sai, viết lại  

e) 6 là một số tự nhiên N nên 6 ∈ N là đúng.

f) 0 là một số tự nhiên N nên 0 ∈ N là đúng.


Câu 6:

Hãy nói độ cao hoặc độ sâu của các địa danh sau:

Hãy nói độ cao hoặc độ sâu của các địa danh sau

Xem đáp án

Độ cao của đỉnh Phan – xi – păng là 3 143 m.

Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là – 32 m hay độ sâu của đáy vịnh Cam Ranh là 32 m.

Độ cao của đỉnh Everest là 8 848 m.

Độ cao của đáy khe Mariana là – 10 994 m hay độ sâu đáy khe Mariana là 10 994 m.

Độ cao của đáy sông Sài Gòn là – 20 m hay độ sâu của đáy sông Sài Gòn là 20m.


Câu 7:

a) Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi số tiền lãi, lỗ hằng ngày trong một tuần như sau:

Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi số tiền lãi, lỗ hằng ngày trong một tuần

Hãy nêu các số nguyên chỉ số tiền lãi, lỗ mỗi ngày trong tuần.

b) Một nhà giàn DK1 trên vùng biển Đông của Việt Nam có 3 tầng trên mặt nước và 3 phần hệ thống chân đỡ có độ cao như sau:

Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi số tiền lãi, lỗ hằng ngày trong một tuần

Hãy nêu các số nguyên chỉ độ cao của mỗi bộ phận nhà giàn.

Xem đáp án

a) Các số nguyên chỉ số tiền lãi, lỗ mỗi ngày trong tuần là

Ngày 3/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 200 (nghìn đồng);

Ngày 4/9: Số tiền lỗ   được biểu diễn là -50 (nghìn đồng);

Ngày 5/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 180 (nghìn đồng);

Ngày 6/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 90 (nghìn đồng);

Ngày 7/9: Số tiền lỗ được biểu diễn là – 80 (nghìn đồng);

Ngày 8/9: Số tiền hòa vốn được biểu diễn là 0 (nghìn đồng)

Ngày 9/9: Số tiền lãi được biểu diễn là 140 (nghìn đồng).

b) Vì nhà giàn có 3 tầng trên mặt nước và 3 phần chân đỡ ở dưới mặt nước nên:

Độ cao của mỗi bộ phận nhà giàn là:

Độ cao phần 3 chân đỡ: -15 m;

Độ cao phần 2 chân đỡ: - 9 m;

Độ cao phần 1 chân đỡ: - 4 m;

Độ cao tầng 1: 8 m;

Độ cao tầng 2: 18 m;

Độ cao tầng 3: 25 m.

 

Câu 8:

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau:

- Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó đánh dấu các điểm cách đều nhau như trong hình.

- Chọn một điểm để ghi số 0 và gọi đó là điểm 0, các điểm bên phải điểm 0 biểu diễn các số nguyên dương và được ghi là 1; 2; 3; … Các điểm bên trái điểm 0 biểu diễn các số nguyên âm và được ghi là -1; -2; -3; …

Chẳng hạn để ghi số 3, ta di chuyển ba vạch về bên phải số 0; để ghi số - 4, ta di chuyển bốn vạch về bên trái số 0.

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau: Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó

Xem đáp án

Bước 1. Vẽ đường thẳng nằm ngang có mũi tên như sau:

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau: Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó

Bước 2. Trên đường thẳng đánh dấu các điểm cách đều nhau

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau: Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó

Bước 3. Chọn một điểm ở giữa biểu diễn cho số 0.

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau: Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó

Bước 4. Về bên phải số 0 biểu diễn các số tăng dần từ trái sang phải lần lượt là 1; 2; 3; …

- Biểu diễn số 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên phải số 0.

- Biểu diễn số 2: Ta di chuyển 2 vạch về bên phải số 0.

- Biểu diễn tương tự với các số nguyên dương còn lại.

Về bên trái số 0 biểu diễn các số -1; -2; -3; …

- Biểu diễn số - 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên trái số 0.

- Biểu diễn số - 2: Ta di chuyển 2 vạch về bên phải số 0.

- Biểu diễn tương tự với các số nguyên âm còn lại.

Em hãy vẽ vào vở theo hướng dẫn sau: Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó


Câu 9:

Hãy vẽ và biểu diễn các số -1; -5; 1; 5; -4 trên trục số đó.

Xem đáp án

Ta biểu diễn các số trên trục số như sau: 

- Biểu diễn số -1: Ta di chuyển 1 vạch về bên trái số 0.

- Biểu diễn số - 5: Ta di chuyển 5 vạch về bên trái số 0.

 

- Biểu diễn số 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên phải số 0. 

- Biểu diễn số 5: Ta di chuyển 5 vạch về bên phải số 0.

- Biểu diễn số - 4: Ta di chuyển 4 vạch về bên trái số 0.

Khi đó, ta được trục số như sau: 

Hãy vẽ và biểu diễn các số -1; -5; 1; 5; -4 trên trục số đó

Ngoài ra ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đừng như trong hình bên dưới. Khi đó, chiều dưới lên trên từ điểm 0 là chiều dương, chiều từ trên xuống dưới từ điểm 0 là chiều âm của trục số.

Hãy vẽ và biểu diễn các số -1; -5; 1; 5; -4 trên trục số đó


Câu 10:

Trên trục số, mỗi điểm 6; -6 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị

Trên trục số, mỗi điểm 6; -6 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị?

Xem đáp án

Quan sát trục số, ta thấy số 6 cách số 0 sáu khoảng về bên phải nên điểm 6 cách 0 sáu đơn vị.

Số - 6 cũng cách số 0 sáu khoảng về bên trái nên điểm – 6 cách 0 sáu đơn vị.


Câu 11:

Tìm số đối của mỗi số sau: 5; - 4; - 10; 2020.

Xem đáp án

Số đối của số 5 là – 5;

Số đối của số - 4 là 4; 

Số đối của – 10 là 10;

Số đối của 2020 là – 2020.


Câu 13:

Các phát biểu sau đúng hay sai?

a) 9 ∈ N;      b) -6 ∈ N;    c) -3 ∈ Z;

d) 0 ∈ Z;      e) 5 ∈ Z;      f) 20 ∈ N;

Xem đáp án

a) 9 là số tự nhiên nên 9 thuộc N. Do đó 9 ∈ N là đúng.

b) – 6 là số nguyên âm nên – 6 không thuộc N. Do đó -6 ∈ N là phát biểu sai.

c) – 3 là số nguyên âm nên – 3 thuộc Z. Do đó -3 ∈ Z là phát biểu đúng.

d) 0 là số nguyên nên 0 thuộc Z. Do đó 0 ∈ Z là phát biểu đúng.

e) 5 là số nguyên dương nên 5 thuộc Z. Do đó 5 ∈ Z là phát biểu đúng.

f) 20 là số tự nhiên nên 20 thuộc N. Do đó 20 ∈ N là phát biểu đúng.


Câu 14:

Số nguyên nào thích hợp cho các ô trống sau:

Số nguyên nào thích hợp cho các ô trống sau

Xem đáp án

a) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là 1.

b) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là – 3. 

c) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là 0.

d) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điển vào ô trống là – 8.


Câu 15:

Vẽ một đoạn trục số từ - 10 đến 10. Biểu diễn các số nguyên sau đây:

+ 5;       -4;           0;           - 7;           - 8;           

2;           3;           9;           - 9.

Xem đáp án

Ta vẽ được trục số biểu diễn các số nguyên đã cho như sau:

Vẽ một đoạn trục số từ - 10 đến 10. Biểu diễn các số nguyên sau đây

Các điểm A, B, C, D, E, F, G, H, I lần lượt biểu diễn cho các số nguyên +5; -4; 0; -7; -8; 2; 3; 9; -9.


Câu 16:

Hãy vẽ một trục số, rồi vẽ trên đó những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?

 
Xem đáp án

Trục số biểu diễn hai điểm A, B đều cách điểm 0 hai đơn vị.

Hãy vẽ một trục số, rồi vẽ trên đó những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị

A biểu diễn cho số 2; điểm B biểu diễn cho số -2.


Câu 17:

Tìm số đối của các số nguyên sau: - 5; - 10; 4; - 4; 0; - 100; 2 021.

 
Xem đáp án

Số đối của – 5 là 5.

Số đối của – 10 là 10.

Số đối của 4 là - 4.

Số đối của -4 là 4.

Số đối của 0 là 0.

Số đối của – 100 là 100.

Số đối của 2 021 là – 2 021.


Bắt đầu thi ngay