IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài tập cuối chương 2 - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 1738 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn phát biểu đúng trong số các câu sau:

Xem đáp án

(A) Tập hợp số nguyên được kí hiệu là Z. Nên A sai.

(B) + 2 là một số tự nhiên nên B sai.

(C) 4 là một số nguyên nên C sai.

(D) – 5 là một số nguyên âm nên – 5 là một số nguyên nên D đúng.


Câu 2:

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Vì trên trục số điểm – 9 nằm bên trái -8 nên   -9 < -8. Do đó D sai.


Câu 3:

Kết quả của phép tính: 25 – (9 – 10) + (28 – 4) là:

 

Xem đáp án

25 – (9 – 10) + (28 – 4) 

= 25 – (- 1) + 24

= 25 + 1 + 24

= 26 + 24

= 50.


Câu 4:

Kết quả của phép tính: (- 4) . (+21) . (- 25) . (- 2) là:

Xem đáp án

(- 4) . (+21) . (- 25) . (- 2) 

= [(-4) . (-25)] . [(+21) . (-2)]     (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 100 . (-42)

= - 4 200.

Chọn C.


Câu 5:

Tính:

a) 73 – (2 – 9);      b) (- 45) – (27 – 8).

Xem đáp án

a) 73 – (2 – 9) = 73 – (-7) = 73 + 7 = 80;

b) (- 45) – (27 – 8) = (-45) – 19 = (-45) + (-19) = -64.


Câu 6:

Tìm hai số nguyên x, thỏa mãn:

a) x2 = 4;        b) x2 = 81.

Xem đáp án

a) x2 = 4

x2 = 22 hoặc x2 = (-2)2

x = 2 hoặc x = -2.

Vậy x = 2 hoặc x = -2.

b) x= 81 

x2 = 92 hoặc x2 = (-9)2

x = 9 hoặc x = - 9.

Vậy x = 9 hoặc x = - 9.


Câu 7:

Tính các thương sau:

a) 12:6;              b) 24:(- 8);

c) (- 36):9;         d) (- 14):(- 7).

Xem đáp án

a) 12:6 = 2;

b) 24:(- 8) = - (24 : 8) = -3;

c) (- 36):9 = - (36 : 9) = -4;

d) (- 14):(- 7) = 14 : 7 = 2.


Câu 8:

Cho biết năm sinh của một số nhà toán học.

Cho biết năm sinh của một số nhà toán học. Em hãy sắp xếp các số chỉ năm sinh

Em hãy sắp xếp các số chỉ năm sinh của các nhà toán học theo thứ tự giảm dần.

Xem đáp án

Archimedes có năm sinh 287 TCN nghĩa là năm thứ -287;

Pythagore có năm sinh 570 TCN nghĩa là năm thứ - 570;

Thales có năm sinh 624 TCN nghĩa là năm thứ - 624;

Ta có: 1 601 > 1 596 > 1 441 > - 287 > - 570 > - 624.

Số chỉ các năm sinh giảm dần: 

1 601; 1 596; 1 441; - 287; - 570; - 624.


Câu 9:

Một máy bay đang bay ở độ cao 5 000 m trên mực nước biển, tình cờ thẳng ngay bên dưới máy bay có một chiếc tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 1 200 m dưới mực nước biển. Tính khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm.

Một máy bay đang bay ở độ cao 5 000 m trên mực nước biển, tình cờ thẳng ngay

Xem đáp án

Độ cao của tàu ngầm là: -1200 m.

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là:

5 000 – (-1 200) = 5 000 + 1 200 = 6 200 (m)

Vậy khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là 6 200 m.


Câu 10:

Đố vui.

Tìm số nguyên thích hợp thay thế cho mỗi dấu ? trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau đều bằng 60.

Xem đáp án

Đố vui.  Tìm số nguyên thích hợp thay  (ảnh 1)

Theo quy luật, tích ở ba ô liên tiếp đều bằng 60, nghĩa là d.e.f = 60; e.f.g = 60

Suy ra: d.e.f= e.f.g   d  = g.

Tương tự ta cũng sẽ có a.b.3 = 60 = b.3.c

Suy ra a = c. 

Chứng minh hoàn toàn tương tự ta được: a = c = f = -4; b = d = g = i = x; 3 = e = h 

Khi đó ta có dãy số:

Đố vui.  Tìm số nguyên thích hợp thay  (ảnh 2)

Ta lại có: (-4).x.3 = 60

Suy ra  

Vậy điền dãy số hoàn chỉnh như sau:Đố vui.  Tìm số nguyên thích hợp thay  (ảnh 3)


Câu 11:

Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. Đặt một bài toán phù hợp với hình vẽ.

Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B

Xem đáp án

Bài toán: Một người đang đứng yên ở điểm O, người đó bước đi về điểm A bên trái 15  bước, rồi đi ngược lại về điểm B bên phải 25 bước (biết rằng các bước chân của người đó là như nhau).

a) Hỏi người đó đi từ O đến B hết bao nhiêu bước

b) So sánh số trên với tổng của hai số nguyên (- 15) + 25.

Lời giải bài toán

a) Người đó đi từ O đến B hết số bước chân là: 25 -15 = 10 ( bước).

b) Ta có: (-15) + 25 = 25 – 15 = 10. 


Bắt đầu thi ngay