IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Vui cùng số nguyên - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 1740 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trò chơi “Cộng đậu đỏ, đậu đen”.

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính.

Xem đáp án

Sau khi thực hiện các phép tính, các em ra kết quả đúng như sau:

a) Ta có mô hình:

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Trong mô hình ta có ba hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +3;

Và 1 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +1;

Trên khay có tổng cộng 4 hạt đậu đỏ nên ta có phép tính: (+3) + (+1) = 4.

b) Ta có mô hình

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho + 2;

2 hạt đậu đỏ còn lại +2

Trên khay sẽ có 4 hạt đậu đỏ nên ta có phép tính: (+2) + (+2) = 4.

c) Ta có mô hình

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình, ta có: 1 hạt đậu đen biểu diễn cho số -1;

2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

Trên khay có tổng cộng 3 hạt đậu đen nên ta có phép tính: (- 1) + (- 2) = - 3

d) Ta có mô hình

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình, ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

3 hạt đậu đen biểu diễn cho số -3;

Trên khay có tổng cộng 5 hạt đậu đen nên ta có phép tính: (- 2) + (- 3) = - 5

e) Ta có mô hình

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

3 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +3;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay chỉ còn 1 hạt đậu màu đỏ nên ta có phép tính: (- 2) + (+3) = 1

g) Ta có mô hình

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình ta có: 2 hạt đậu đen biểu diễn cho số -2;

2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +2;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay không còn hạt đậu nào nên ta có phép tính: (+ 2) + (-2) = 0

h) Ta có mô hình 

Trò chơi Cộng đậu đỏ, đậu đen. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính

Theo mô hình ta có: 5 hạt đậu đen biểu diễn cho số -5;

2 hạt đậu đỏ biểu diễn cho số +2;

Ta loại hai cặp đậu đỏ, đen thì trên khay còn 3 hạt đậu màu đen nên ta có phép tính: 2 + (- 5) = - 3


Câu 2:

Trò chơi: “Sóc leo cành cây”

Xem đáp án

Trò chơi: “Sóc leo cành cây”

Trò chơi: Sóc leo cành cây Lần 1: Lan bốc được số - 3, Hùng bốc được số 0

+) Lần 1: Lan bốc được số - 3, Hùng bốc được số 0.

Hỏi Lan và Hùng sẽ đặt con sóc của mình vào vị trí nào trên cành cây?

Trả lời

Lan sẽ để con sóc nâu ở vạch số - 3, Hùng sẽ để sóc xám ở vạch số 0.

+) Lần 2: Lan bốc được 2, Hùng bốc được -2

Hỏi hai con sóc của Lan và Hùng đang ở vị trí nào trên cành cây?

Trả lời

Vì sóc nâu của Lan đang ở vạch số -3 nên sau khi bốc được bảng 2 thì Lan ở vạch: (-3) + 2 = - 1.

Vì sóc xám của Hùng đang ở vạch số 0 nên sau khi bốc được bảng – 2 thì Hùng ở vạch: 0 + (-2) = -2. 

+) Lần 3: Lan bốc được bảng 3, Hùng bốc được bảng -1. Vị trí của hai sóc trên cành cây?

Trả lời

Vị trí của sóc nâu lúc này là: - 1 + 3 = 2.

Vị trí của sóc xám lúc này là: - 2 + (-1) = -3.

Tiếp tục đặt ra câu hỏi tương tự cho các lần tiếp theo đến khi có con sóc rơi khỏi cành cây.


Bắt đầu thi ngay