Giải SGK Toán 6 Chương 3: Hình học trực quan và hình phẳng trong thực tiễn - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối chương 3
-
2565 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 50 m và 60 m thì diện tích là:
(A) 300 m2. (B) 3 000 m2.
(C) 1 500 m2. (D) 150 m2.
Diện tích hình thoi đã cho là: 50.60:2 = 1500 m2
Chọn C.
Câu 2:
Hình thang cân có độ dài cạnh đáy và chiều cao lần lượt là 40 m, 30 m, 25 m, có diện tích là:
(A) 1 750 m2. (B) 175 m2.
(C) 875 m2. (D) 8 750 m2.
Diện tích hình thang cân là: (40 + 30 ).25:2 = 875 m2
Chọn C.
Câu 3:
Hình bình hành có chiều dài một cạnh và chiều cao tương ứng lần lượt là 70 dm và 50 dm có diện tích là:
(A) 35 m2. (B) 3 500 m2.
(C) 17,5 m2. (D) 350 m2.
Diện tích hình bình hành là: 70.50 (dm2).
Đổi 3500 dm2 = 35m2
Chọn A.
Câu 4:
Em hãy vẽ các hình sau đây:
a) Tam giác đều có cạnh là 5 cm.
b) Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm.
c) Hình vuông có cạnh 3 cm.
d) Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp là 6 cm, 8 cm và chiều cao bằng 4 cm.
e) Hình thoi có cạnh dài 5 cm.
a) Tam giác đều có cạnh là 5 cm
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
- Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 5 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm.
- Hai đường tròn cắt nhau ở C, ta được tam giác đều ABC cạnh 5 cm.
b) Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm.
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm, AD = 3 cm sao cho AB vuông góc với AD.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B và đường thẳng vuông góc với AD tại D.
- Hai đường thẳng này cắt nhau tại C ta được hình chữ nhật ABCD thỏa mãn yêu cầu.
c) Hình vuông có cạnh 3 cm.
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
- Vẽ hai đường thẳng d, d’ lần lượt vuông góc với AB tại A và B.
- Trên đường thẳng d lấy điểm D, trên đường thẳng d’ lấy điểm C sao cho AD = BC = 3 cm.
- Nối C với D ta được hình vuông ABCD có cạnh 3 cm.
d) Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp là 6 cm, 8 cm và chiều cao bằng 4 cm.
- Vẽ đoạn thẳng AB = 8 cm.
- Vẽ đường thẳng d song song với AB cách AB một khoảng bằng 4 cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 6 cm. Đường tròn này cắt đường thẳng d tại điểm D.
- Trên đường thẳng d lấy đoạn thẳng DC = 8 cm.
- Nối C với B ta được hình bình hành ABCD thỏa mãn yêu cầu bài toán.
e) Hình thoi có cạnh dài 5 cm.
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 5 cm. Trên đường tròn này lấy điểm D.
- Từ D vẽ đường thẳng song song với AB. Trên đường thẳng này lấy điểm C sao cho DC = 5 cm.
- Nối C với B ta được hình thoi ABCD có cạnh 5 cm.
Câu 5:
Hãy cắt 3 hình như hình dưới đây và ghép lại để được một hình vuông
Sau khi cắt ta ghép lại thành hình vuông như sau:
Câu 6:
Hình đưới đây gồm các hình nào?
Hình đã cho gồm các hình: Hình tam giác đều, hình thoi, hình thang cân và hình lục giác đều được xác định như sau:
- Hình tam giác đều
- Hình thoi
- Hình thang cân
- Hình lục giác đều
Câu 7:
Hãy cắt ghép 5 hình bình hành sao cho khi ghép lại tạo thành một hình bình hành
Từ 5 hình bình hành, ta sẽ ghép như hình dưới đây để tạo thành một hình bình hành.
Câu 8:
Hãy đếm xem hình dưới đây có bao nhiêu hình thang cân, bao nhiêu hình lục giác đều.
Hình vẽ trên có tất cả 6 hình thang cân và 2 hình lục giác đều.
Câu 9:
Hãy cắt 6 hình tam giác đều rồi ghép lại thành hình bình hành.
Cắt 6 hình tam giác đều và ghép lại như hình vẽ dưới đây ta được hình bình hành:
Câu 10:
Để làm một con diều, bạn Nam lấy một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 60 cm, chiều rộng 40 cm để cắt thành một hình thoi như hình bên dưới. Hãy tính diện tích của con diều.
Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật chính là độ dài của hai đường chéo của hình thoi nên diện tích của con diều hình thoi là:
60.40:2 = 1200 ( cm2 )
Vậy diện tích con diều là 1200cm2.