Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 6. Hình học phẳng - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 6. Hình học phẳng - Bộ Cánh diều

Bài tập cuối chương 6

  • 304 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

a) Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89.

Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89

b) Vẽ hai điểm M, N và đường thẳng đi qua hai điểm đó.

Xem đáp án

a) Trong Hình 89:

- Có một đường thẳng là đường thẳng a.

- Có một đoạn thẳng là đoạn thẳng AB.

- Có hai điểm là điểm A và điểm B.

b) - Vẽ hai điểm M, N:

Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89

- Dùng cạnh thước thẳng đặt vào hai điểm M và N

Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89

Ta được đường thẳng đi qua hai điểm M và N:

Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89


Câu 2:

Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong Hình 90, Hình 91, Hình 93, Hình 94

Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong Hình 90

Xem đáp án

Hình 90 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng a và đường thẳng b.

Hình 91 biểu diễn hai đường thẳng cắt nhau là đường thẳng c và đường thẳng d.

Hình 92 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng AB và đường thẳng CD.

Hình 93 biểu diễn hai đường thảng cắt nhau là đường thẳng MQ và đường thẳng PN.


Câu 3:

a) Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94. 

b) Đọc tên ba điểm không thẳng hàng trong Hình 94. 

c) Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94

Xem đáp án

a) Trong Hình 94:

Ba điểm thẳng hàng là A, Q và B, trong đó Q là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

b) Trong Hình 94:

Bộ ba điểm không thẳng hàng là A, Q và S; A, S và B; Q, S và B. 

c) Cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng:

Chấm hai điểm A, B trên giấy:

Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94

Còn điểm C ta sẽ lấy trên đường thẳng vừa vẽ ta được 3 điểm A, B và C thẳng hàng.

Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94


Câu 4:

Trên đường thẳng xy lấy một điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm. Trên tia Oy lấy hai điểm B và C sao cho OB = 3 cm và OC = a (cm), với 0 < a < 3.

a) Điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

b) Xác định giá trị của a để C là trung điểm của đoạn thẳng OB.

Xem đáp án

a) Ta có A nằm trên tia Ox, B nằm trên tia Oy mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên A và B nằm khác phía so với điểm O hay O nằm giữa A và B.

Mặt khác OA = OB = 3cm.

Suy ra O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Ta có B và C cùng nằm trên tia Oy và 0 < a < 3 nên C nằm giữa hai điểm O và B.

Để C là trung điểm của đoạn thẳng OB thì 

Trên đường thẳng xy lấy một điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm

Suy ra a = OC = 1,5 cm.

Vậy a = 1,5 cm.


Câu 5:

Quan sát Hình 95.

a) Đọc tên các tia có trong hình.

b) Đọc tên các góc có trong hình. 

Quan sát Hình 95. a) Đọc tên các tia có trong hình

Xem đáp án

a) Các tia có trong Hình 95 là: Ix, Iz, IA và AI.

Vậy các tia có trong Hình 95 là Ix, Iz, IA và AI.

b) Các góc có trong Hình 95 là: Quan sát Hình 95. a) Đọc tên các tia có trong hình

Vậy các góc có trong Hình 95 là Quan sát Hình 95. a) Đọc tên các tia có trong hình


Câu 6:

Quan sát Hình 96.

a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau. 

b) Đọc tên bốn cặp tia trùng nhau. 

Quan sát Hình 96. a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau

Xem đáp án

a) Bốn cặp tia đối nhau là: Oy và Ox; Oy và OA; Ay và Ax; By và Bx.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia đối nhau khác là: Oy và OB, Ay và AB, AO và Ax, AO và AB, BO và Bx, BA và Bx).

b) Bốn cặp tia trùng nhau là: OA và OB, OA và Ox, By và BO, AO và Ay.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia trùng nhau khác là: AB và Ax, BA và BO, BA và By).


Câu 7:

Trong Hình 97, đọc tên các điểm:

a) Nằm trong góc xOy;

b) Nằm ngoài góc xOy. 

Trong Hình 97, đọc tên các điểm: a) Nằm trong góc xOy;

Xem đáp án

a) Các điểm nằm trong góc xOy là: A và B.

b) Các điểm nằm ngoài góc xOy là: C và D.


Câu 11:

Dùng thước đo góc để đo các góc tại đỉnh của ngôi sao, mặt thớt gỗ ở hình dưới đây.

Dùng thước đo góc để đo các góc tại đỉnh của ngôi sao, mặt thớt gỗ ở hình dưới đây

Xem đáp án

Do góc tại các đỉnh của ngôi sao là như nhau nên ta chỉ cần đo một góc ở đỉnh của ngôi sao thì có thể suy ra số đo tất cả các góc ở đỉnh còn lại của ngôi sao đó.

Số đo một góc của đỉnh là: 350.

Vậy số đo các góc tại đỉnh của ngôi sao là 350.

Do góc tại các mặt của viên gạch là như nhau nên ta chỉ cần đo một góc ở mặt của viên gạch thì có thể suy ra số đo tất cả các mặt còn lại của viên gạch đó.

Số đo một góc của mặt viên gạch là: 1200.

Vậy số đo các góc tại đỉnh của ngôi sao là 1200.


Câu 12:

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, tia, góc.

Xem đáp án

Các hình ảnh trong thực tiễn về điểm, đường thẳng, đoan thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, tia và góc.

- Các ngôi sao trên trời thường được coi là những điểm trên trời.

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm

- Con đường thẳng cũng được coi là hình ảnh của một đường thẳng trong thực tế:

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm

- Thanh gỗ là hình ảnh thực tế của một đoạn thẳng:

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm

- Trung điểm của đoạn thẳng

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm

- Các tia sáng mặt trời là hình ảnh của tia:

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm

- Góc giữa hai mái nhà của ngôi nhà:

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh vẽ điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm


Bắt đầu thi ngay