[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 18)
-
10817 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Polime có các mắt xích là hiđrocacbon khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O.
Giải chi tiết:
Polietilen (-CH2-CH2-)n khi đốt cháy chỉ hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O.
Câu 2:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tripeptit là hợp chất hữu cơ được tạo nên từ ba gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit (chứa 2 liên kết peptit).
Giải chi tiết:
Ala-Ala-Gly là tripeptit.
Câu 3:
Polime trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về vật liệu polime.
Giải chi tiết:
Polime thuộc loại tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp) là tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch HCl dư. Số phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và oxit kim loại Mg và Al.
Giải chi tiết:
PTHH:
2Mg + O2 2MgO
4Al + 3O2 2Al2O3
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Câu 5:
Chất nào sau đây là chất béo?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
Giải chi tiết:
Tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 là chất béo.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào kiên thức tổng hợp về este – lipit và cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
A sai, vì glucozơ là monosaccarit không thể tham gia phản ứng thủy phân.
B sai, vì etyl acrylat có công thức là CH2=CHCOOC2H5 không thể tham gia phản ứng tráng bạc.
C sai, vì peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên (từ tripeptit) mới có phản ứng màu biure.
D đúng, vì tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất rắn ở điều kiện thường.
Câu 7:
Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Glucozơ và fructozơ là monosaccarit.
Câu 8:
Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại đồng (Cu).
Giải chi tiết:
Cu phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng.
PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
Câu 9:
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của kim loại.
Giải chi tiết:
Kim loại X là Hg (tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường).
Câu 10:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dung dịch mang tính bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
Giải chi tiết:
Dung dịch metylamin (CH3NH2) mang tính bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Dựa vào PTHH ⟹ nMg ⟹ m.
Giải chi tiết:
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Theo PTHH ⟹ nMg = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol.
Vậy m = mMg = 0,1.24 = 2,4 gam.
Câu 12:
Cho 0,2 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là
Đáp án A
Phương pháp giải:
PTHH: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Dựa vào PTHH ⟹ nNaOH ⟹ mNaOH.
Giải chi tiết:
PTHH: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Theo PTHH ⟹ nNaOH = nH2NCH2COOH = 0,2 mol.
Vậy khối lượng NaOH tham gia phản ứng là mNaOH = 0,2.40 = 8 gam.
Câu 13:
Saccarozơ có nhiều trong cây mía, công thức phân tử của saccarozơ là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Công thức phân tử của của saccarozơ là C12H22O11.
Câu 14:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tristerin là trieste của glixerol và axit stearic.
Giải chi tiết:
Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là axit stearic và glixerol.
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
Câu 15:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Alanin có công thức là CH3-CH(NH2)-COOH ⟹ Khối lượng phân tử.
Giải chi tiết:
Alanin có công thức là CH3-CH(NH2)-COOH có khối lượng phân tử là 89.
Câu 16:
Tính chất vật lí nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất vật lí của kim loại.
Giải chi tiết:
Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo.
Câu 17:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào danh pháp của este.
Giải chi tiết:
Tên của hợp chất CH3COOC2H5 là etyl axetat.
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất của kim loại.
Giải chi tiết:
A sai, vì tính khử của Fe mạnh hơn Ag.
B đúng.
C sai, vì Cr là kim loại cứng nhất.
D sai, vì Cu không tan được trong dung dịch FeCl2 (không có phản ứng hóa học xảy ra).
Câu 19:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Giải chi tiết:
Dãy kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện là Fe < Al < Cu < Ag.
Câu 20:
Số đipeptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp glyxin và alanin là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Xác định các đipeptit được tạo ra từ 2 α-aminoaxit.
Giải chi tiết:
Các đipeptit được tạo ra từ hỗn hợp glyxin và alanin là Gly-Gly ; Ala-Ala ; Gly-Ala ; Ala-Gly.
Câu 21:
Thủy phân CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH thu được muối là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng thủy phân este CH3COOC2H5 trong môi trường kiềm.
Giải chi tiết:
PTHH: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
Vậy muối thu được là CH3COONa.
Câu 22:
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Xenlulozơ là polisaccarit.
Câu 23:
Etyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp. Etyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng điều chế este.
Giải chi tiết:
Etyl propionat có công thức là C2H5COOC2H5 được điều chế từ axit C2H5COOH và ancol C2H5OH.
PTHH: C2H5COOH + C2H5OH C2H5COOC2H5 + H2O.
Câu 24:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Hỗn hợp kim loại chỉ có Fe phản ứng với dung dịch axit, Cu không phản ứng và là kim loại thu được sau phản ứng.
Dựa vào phản ứng với axit ⟹ nFe ⟹ mFe ⟹ m = mCu.
Giải chi tiết:
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Theo PTHH ⟹ nFe = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol.
⟹ mFe = 0,1.56 = 5,6 gam.
Kim loại thu được sau phản ứng là Cu có khối lượng là m = mCu = 12 – 5,6 = 6,4 gam.
Câu 25:
Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất học của kim loại.
Giải chi tiết:
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Kim loại không phản ứng với nước ở điều kiện thường là Ag.
Câu 26:
Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về vật liệu polime.
Giải chi tiết:
X là poli(metyl metacrylat) dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
Câu 27:
Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung địch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng Fe trong X.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là x và y (mol).
Lập hai phương trình dựa vào khối lượng X và số mol khí ⟹ x và y.
⟹ %mFe = mFe.100%/mX
Giải chi tiết:
Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là x và y (mol).
+ mX = mFe + mMg = 56x + 24y = 10,4 (1)
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo PTHH ⟹ nH2 = nFe + nMg = x + y = 0,3 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,1 và y = 0,2.
Vậy %mFe = 0,1.56.100%/10,4 = 53,85%.
Câu 28:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Giải chi tiết:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Câu 29:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của protein (lòng trắng trứng).
Giải chi tiết:
Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím (phản ứng màu biure).
Câu 30:
Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giả sử kim loại M có hóa trị n.
PTHH: 2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2 ↑
Dựa vào PTHH ⟹ Phương trình liên hệ giữa MM và n ⟹ Giá trị của MM (n = 1; 2 hoặc 3) ⟹ Kim loại M.
Giải chi tiết:
Giả sử kim loại M có hóa trị n.
PTHH: 2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2 ↑
Theo PTHH ⟹
Nhận thấy n = 2 ⟹ MM = 56 → thoả mãn (Fe).
Vậy kim loại M là Fe.
Câu 31:
Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%, 9,10% và 36,36%. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44, X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hai sản phẩm hữu cơ. Số công thức cấu tạo của X là
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Ta có ⟹ CTĐGN
- Từ MX ⟹ CTPT của X.
- X tác dụng với NaOH đun nóng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ ⟹ X là este.
- Viết các đồng phân este ứng với CTPT.
Giải chi tiết:
Ta có:
Đặt CTPT của X: (C2H4O)n
Mà MX = 2.44 = 88 ⟹ 44n = 88 ⟹ n = 2 ⟹ CTPT của X C4H8O2.
X tác dụng với NaOH đun nóng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ ⟹ X là este.
Các CTCT có thể có của X:
CH3-CH2-COO-CH3
CH3-COO-CH2-CH3
HCOOCH2-CH2-CH3
HCOOCH(CH3)-CH3
⟹ 4 CTCT.
Câu 32:
Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2, M = 108) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án C
Phương pháp giải:
- Sau phản ứng thu được 1 chất khí làm xanh quỳ ẩm
⟹ CTCT của X là C2H5NH3NO3 (hoặc (CH3)2NH2NO3)
- Tính theo PTHH: C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 + H2O
Giải chi tiết:
Sau phản ứng thu được 1 chất khí làm xanh quỳ ẩm
⟹ CTCT của X là C2H5NH3NO3 (hoặc (CH3)2NH2NO3)
C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 + H2O
0,1 → 0,1 → 0,1 0,1 → 0,1 (mol)
Chất rắn khan gồm: NaNO3 (0,1 mol) và NaOH dư (0,2 - 0,1 = 0,1 mol).
⟹ mchất rắn = 0,1.85 + 0,1.40 = 12,5 gam.
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
Đáp án D
Phương pháp giải:
- BTNT "O": 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ nX
- BTKL: mX = mCO2 + mH2O - mO2
- Xét X + NaOH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
+ Từ số mol X suy ra số mol NaOH và C3H5(OH)3
+ BTKL: mX + mNaOH = mRCOONa + mC3H5(OH)3 ⟹ mmuối.
Giải chi tiết:
nH2O = 39,6/18 = 2,2 (mol)
Đặt CT chung của X: (RCOO)3C3H5
BTNT "O": 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ nX = (2.2,28 + 2,2 - 2.3,26)/6 = 0,04 (mol)
BTKL ta có: mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 2,28.44 + 39,6 - 3,26.32 = 35,6 (g)
- Xét X + NaOH có pư:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,04 → 0,12 → 0,04 (mol)
BTKL: mX + mNaOH = mRCOONa + mC3H5(OH)3
⟹ 35,6 + 0,12.40 = mmuối + 0,04.92
⟹ mmuối = b = 36,72 (g).
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,08 mol X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2 muối và 1,6 gam CH3OH. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là
Đáp án C
Phương pháp giải:
- X + AgNO3:
Ta thấy nAg : nX = 2 : 1 ⟹ Cả 2 este đều có đầu HCOO-.
- X + NaOH:
+ Do thu được CH3OH ⟹ 1 este là HCOOCH3 ⟹ nHCOOCH3 = nCH3OH.
+ Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ este còn lại là este của phenol có dạng HCOOC6H4R.
+ Xác định thành phần của muối. Từ khối lượng muối suy ra R.
+ Suy ra thành phần hỗn hợp X ban đầu ⟹ % khối lượng este có PTK lớn hơn trong X.
Giải chi tiết:
- X + AgNO3:
Ta thấy nAg : nX = 2 : 1 ⟹ Cả 2 este đều có đầu HCOO-.
- X + NaOH:
+ Do thu được CH3OH ⟹ 1 este là HCOOCH3 ⟹ nHCOOCH3 = nCH3OH = 1,6/32 = 0,05 mol.
+ Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ este còn lại là este của phenol có dạng HCOOC6H4R.
⟹ mmuối = 0,08.68 + 0,03.(R + 115) = 9,34 ⟹ R = 15 (CH3-)
⟹
⟹ %mHCOOC6H4CH3 = = 57,63%.
Câu 35:
Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Khi hỗn hợp + NaOH thì nên hỗn hợp có một este tạo từ phenol (giả sử là X)
Thì X + 2NaOH → muối + H2O
Y + NaOH → muối + ancol
Lập hệ giải nX và nY
BTKL có meste + mNaOH = mmuối + mH2O + mancol ⟹ mancol mà có nancol = nY ⟹ ancol ⟹ CTCT của Y
Vì hỗn hợp muối thu được từ phản ứng là có 3 muối nên X + NaOH tạo 2 muối (khác với muối tạo từ Y) ⟹ CTCT của X
Giải chi tiết:
nhỗn hợp = 0,05 mol
Khi hỗn hợp + NaOH thì nên hỗn hợp có một este tạo từ phenol (giả sử là X)
Thì X + 2NaOH → muối + H2O
Y + NaOH → muối + ancol
Ta có
BTKL có meste + mNaOH = mmuối + mH2O + mancol
⟹ 6,8 + 0,06.40 = 4,7 + 0,01.18 + mancol
⟹ mancol = 4,32 (gam)
⟹ Mancol = (g/mol) ⟹ ancol là C7H8O (C6H5CH2OH)
⟹ este Y là HCOOCH2C6H5 ⟹ muối tạo từ Y là HCOONa (0,04 mol)
Vì hỗn hợp muối thu được từ phản ứng là có 3 muối nên X + NaOH tạo 2 muối (không phải HCOONa) nên X là CH3COOC6H5 (0,01 mol)
Vậy muối gồm: HCOONa (0,04 mol), CH3COONa (0,01 mol) và C6H5ONa (0,01 mol)
→ mCH3COONa = 0,01.82 = 0,82 gam.
Câu 36:
Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: Gly-Ala-Gly + 2H2O + 3HCl → Muối
Áp dụng BTKL: mmuối = mpeptit + mH2O + mHCl
Giải chi tiết:
MGly-Ala-Gly = 75.2 + 89 - 2.18 = 203 (g/mol)
⟹ nGly-Ala-Gly = 24,36/203 = 0,12 mol
Gly-Ala-Gly + 2H2O + 3HCl → Muối
0,12 → 0,24 → 0,36 (mol)
BTKL: mmuối = mpeptit + mH2O + mHCl = 24,36 + 0,24.18 + 0,36.36,5 = 41,82 gam.
Câu 37:
Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
Đáp án A
Phương pháp giải:
X có dạng: (-CH2-CH=CH-CH2-)n[-CH2-CH(C6H5)-]m
⟹ MX = 54n + 104m
Ta có nBr2 = npi ngoài vòng
Giải chi tiết:
X có dạng: (-CH2-CH=CH-CH2-)n[-CH2-CH(C6H5)-]m
⟹ MX = 54n + 104m
Ta có nBr2 = npi ngoài vòng
→
Câu 38:
Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
Đáp án A
Phương pháp giải:
- BTKL: mHCl = mmuối - mX → nHCl.
- PTHH: H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH
⟹ nX = nHCl ⟹ MX ⟹ giá trị của n ⟹ Số nguyên tử H trong phân tử X.
Giải chi tiết:
BTKL: mHCl = mmuối - mX = 12,55 - 8,9 = 3,65 gam → nHCl = 0,1 mol.
H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH
0,1 ← 0,1 (mol)
⟹ MX = mX : nX = 8,9 : 0,1 = 89
⟹ 16 + 14n + 45 = 89 ⟹ n = 2
⟹ H2NC2H4COOH
⟹ X có 7 nguyên tử H.
Câu 39:
Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), 0,7 gam kim loại và dung dịch Y chứa m gam muối. Tính m.
Đáp án A
Phương pháp giải:
Do sau phản ứng kim loại còn dư nên tạo muối Fe2+.
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành: Cu0, Fe0, O0.
+) Từ khối lượng hỗn hợp X ⟹ phương trình (1)
+) Áp dụng bảo toàn e: 2nCu pư + 2nFe = 2nO + 3nNO ⟹ phương trình (2)
+) Do công thức oxit là Fe3O4 ⟹ nFe : nO = 3 : 4 ⟹ phương trình (3)
Giải hệ phương trình trên được a, b, c.
Từ đó tính được khối lượng muối.
Giải chi tiết:
nNO = 0,075 mol
Do sau phản ứng kim loại còn dư nên tạo muối Fe2+.
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành: Cu0, Fe0, O0.
+) mX = 64a + 56b + 16c = 30,1 - 0,7 (1)
+) Áp dụng bảo toàn e: 2nCu pư + 2nFe = 2nO + 3nNO ⟹ 2a + 2b = 2c + 3.0,075 (2)
+) Do công thức Fe3O4 ⟹ nFe : nO = 3 : 4 ⟹ b : c = 3 : 4 (3)
Giải hệ (1) (2) (3) được: a = 0,1875; b = 0,225; c = 0,3.
Muối gồm: Cu(NO3)2 (0,1875 mol); Fe(NO3)2 (0,225 mol).
⟹ mmuối = 75,75 gam.
Câu 40:
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
- Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.
- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phản ứng điều chế este.
Giải chi tiết:
PTHH: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
(a) sai, vì H2SO4 loãng không có tính háo nước như H2SO4 đặc.
(b) đúng.
(c) sai, NaCl bão hòa có tác dụng để este nổi nhanh hơn chứ không làm thay đổi lượng este thu được.
(d) sai, vì dùng HCl có thể khiến cho este bị thủy phân.
(e) sai, để hiệu suất cao hơn ta nên dùng CH3COOH nguyên chất để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Vậy có 1 phát biểu đúng.