[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
-
11173 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Xác định công thức muối natri oleat ⟹ Công thức chất béo X.
Lưu ý: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Giải chi tiết:
(C17H33COO)3C3H5 +3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
(Triolein) (Natri oleat)
⟹ Công thức của X là (C17H33COO)3C3H5.
Câu 2:
Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Anđehit axetic (CH3CHO) có 1 nhóm -CHO ⟹ 1 mol CH3CHO phản ứng với AgNO3/NH3 cho 2 mol Ag.
Giải chi tiết:
Sơ đồ phản ứng: 1CH3CHO → 2Ag
0,1 → 0,2 (mol)
⟹ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.
Câu 3:
Chất nào dưới đây là etyl axetat?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Cách gọi tên este: Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at").
Giải chi tiết:
Etyl axetat có công thức là CH3COOCH2CH3.
Câu 4:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e ⟹ làm tăng mật độ electron trên N ⟹ tăng tính bazơ.
+ R hút e ⟹ làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Giải chi tiết:
Thứ tự sắp xếp theo tính bazơ giảm dần là: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2.Câu 5:
Đáp án C
Phương pháp giải:
- Để đơn giản hóa ta coi dung dịch A gồm 0,1 mol Ala và 0,2 mol HCl.
- Tính theo các PTHH:
CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Giải chi tiết:
nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol; nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol.
Để đơn giản hóa ta coi dung dịch A gồm 0,1 mol Ala và 0,2 mol HCl.
CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O
0,1 → 0,1 (mol)
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,2 → 0,2 → 0,2 (mol)
Cách 1: Xác định từng chất trong chất rắn
Dung dịch thu được sau phản ứng chứa
⟹ m = 0,1.111 + 0,2.58,5 + 0,1.40 = 26,8 gam.
Cách 2: Dùng BTKL
Ta thấy NaOH dư ⟹ nH2O = nAla + nHCl = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol.
mchất rắn = mAla + mHCl + mNaOH - mH2O = 0,1.89 + 0,2.36,5 + 0,4.40 - 0,3.18 = 26,8 gam.
Câu 6:
Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Tính số mol mỗi muối. Lưu ý: Natri oleat là C17H33COONa và natri stearat là C17H35COONa.
⟹ Tỉ lệ giữa 2 gốc C17H35COO- và C17H33COO- trong phân tử của X.
⟹ Công thức cấu tạo của X ⟹ MX.
Giải chi tiết:
nnatri oleat (C17H33COONa) = 15,2/304 = 0,05 mol
nnatri stearat (C17H35COONa) = 30,6/306 = 0,1 mol
⟹ nC17H33COONa = nC17H35COONa = 0,05 : 0,1 = 1 : 2.
⟹ Trong phân tử của X có chứa 1 gốc C17H33COO- và 2 gốc C17H35COO-
⟹ Công thức cấu tạo của X là (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5
⟹ MX = 888 g/mol.
Câu 7:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X + H2O Y
Y + H2 Sobitol
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3
Y E + Z
Z + H2O X + G
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương 2: Cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
X là tinh bột, Y là glucozơ, Z là khí CO2.
(C6H10O5)n + H2O nC6H12O6
(X) (Y)
C6H12O6 + H2 C6H14O6
(Y) Sobitol
C5H11O5-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓
(Y) Amoni gluconat
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
(Y) (E) (Z)
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2
(Z) (X) (G)
Vậy X là tinh bột, Y là glucozơ, Z là CO2.
Câu 8:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương 3: Amin - amino axit - protein.
Giải chi tiết:
A, C, D đúng.B. sai vì Lys có 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH ⟹ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
Câu 9:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Coi hỗn hợp X gồm 1 mol Αl, 1 mol Fe2O3, 1 mol Cu.
Xét phản ứng của hỗn hợp X với từng chất trong các đáp án.
Giải chi tiết:
Coi hỗn hợp X gồm 1 mol Αl, 1 mol Fe2O3, 1 mol Cu.
- Loại A vì Fe2O3 không có phản ứng với AgNO3.
- Loại B vì cả 3 chất không có phản ứng với NH3.
- Loại C vì Fe2O3, Cu không có phản ứng với NaOH.
- D thỏa mãn. Dung dịch HCl có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X vì:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
1 mol → 2 mol
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1 mol 2 mol
Câu 10:
Giấm ăn có thành phần chất tan là axit nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết ứng dụng axit cacboxylic.
Giải chi tiết:
Giấm ăn có thành phần chất tan là axit axetic (CH3COOH).
Câu 11:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết ankin.
Giải chi tiết:
CH≡CH + H2 CH2=CH2.
Câu 12:
Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Các kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ:
- Tất cả các kim loại kiềm (nhóm IA).
- Một số kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) trừ Be, Mg.
Giải chi tiết:
Các kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ là Na, Ca, K (3 kim loại).
PTHH:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
Câu 13:
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chỉ có Fe tác dụng được với HCl, Cu không phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tính nH2 ⟹ nFeCl2 ⟹ mFeCl2.
Giải chi tiết:
nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
Chỉ có Fe tác dụng được với HCl, Cu không phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,15 ← 0,15 (mol)
Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối FeCl2.
⟹ m = mFeCl2 = 0,15.127 = 19,05 gam.
Câu 14:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Đặt nCH3NH2 = a; nC2H5NH2 = 2a; nC3H7NH2 = a (mol)
Từ khối lượng hỗn hợp X ⟹ giá trị của a.
Sơ đồ phản ứng: Amin + HCl → Muối
BTKL: mmuối = mamin + mHCl
Giải chi tiết:
Đặt nCH3NH2 = a; nC2H5NH2 = 2a; nC3H7NH2 = a (mol)
⟹ 31a + 45.2a + 59a = 21,6 ⟹ a = 0,12 mol
Sơ đồ phản ứng: Amin + HCl → Muối
⟹ nHCl = namin = a + 2a + a = 4a = 0,48 mol
BTKL: mmuối = mamin + mHCl = 21,6 + 0,48.36,5 = 39,12 gam.
Câu 15:
Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Este E là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Este E là CH3COOC2H5 (etyl axetat).
CH3COOC2H5 (E) + H2O CH3COOH (Y) + C2H5OH (X)
C2H5OH (X) + O2 CH3COOH (Y) + H2O
Câu 16:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Tính chất vật lí, tính chất hóa học của amin.
Giải chi tiết:
Chất thỏa mãn tính chất của X là anilin (C6H5NH2).
Phản ứng của anilin với nước brom:
Câu 17:
Để điều chế thủy tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết polime.
Giải chi tiết:
Để điều chế thủy tinh hữu cơ (poli(metyl metacrylat) viết tắt là PMMA), người ta tiến hành trùng hợp CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 18:
Một este đơn chức X có M = 88. Cho 17,6 gam X tác dụng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Ta thấy với M = 88 thì X không thể là este của phenol.
RCOOR' + NaOH RCOONa + R'OH
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm RCOONa và NaOH dư.
Từ khối lượng chất rắn ⟹ MR ⟹ R ⟹ MR' ⟹ R'
Từ đó xác định được CTCT của X.
Giải chi tiết:
nX = 17,6/88 = 0,2 mol; nNaOH = 0,3 mol.
Ta thấy với M = 88 thì X không thể là este của phenol.
RCOOR' + NaOH RCOONa + R'OH
0,2 → 0,2 → 0,2 (mol)
⟹ Chất rắn thu được sau phản ứng gồm
⟹ 0,2.(MR + 44 + 23) + 0,1.40 = 23,2 ⟹ MR = 29 ⟹ R là -C2H5
⟹ MR' = 88 - 44 - 29 = 15 ⟹ R' là -CH3
Vậy CTCT của X là C2H5COOCH3.
Câu 19:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Saccarozơ có nhiều trong cây mía và củ cải đường.
Câu 20:
Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết tính chất vật lí của kim loại.
Giải chi tiết:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (vonfram). Nhờ tính chất này mà Vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn.
Câu 21:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết về protein.
Giải chi tiết:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là vì có sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
Câu 22:
Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, phenol, axit benzoic cần dùng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp rắn khan. Giá trị m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
PTHH:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5COOH + NaOH → C6H5COONa + H2O
Nhận xét: nH2O = nNaOH
BTKL: mrắn = mX + mNaOH - mH2O
Giải chi tiết:
nNaOH = 0,6.0,1 = 0,06 mol
PTHH:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5COOH + NaOH → C6H5COONa + H2O
Nhận xét: nH2O = nNaOH = 0,06 mol
BTKL: mrắn = mX + mNaOH - mH2O = 5,48 + 0,06.40 - 0,06.18 = 6,8 gam.
Câu 23:
Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. Số chất làm mất màu được nước brom ở điều kiện thường là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Các chất có thể làm mất màu nước brom ở điều kiện thường:
- Các chất có liên kết bội không no: C=C (anken, ankađien,…), C≡C (ankin,…).
- Các chất có nhóm chức -CHO (anđehit, glucozơ, các chất có đầu HCOO-,…).
- Phenol (C6H5OH), anilin (C6H5NH2) có phản ứng với nước brom, vừa làm mất màu, vừa sinh ra kết tủa trắng.
- Vòng xiclopropan (đã giảm tải).
Giải chi tiết:
Các chất làm mất màu được nước brom ở điều kiện thường là:
Etilen (CH2=CH2);
Buta-1,3-đien (CH2=CH-CH=CH2);
Stiren (C6H5-CH=CH2);
Metyl acrylat (CH2=CHCOOCH3);
Phenol (C6H5OH);
Anilin (C6H5NH2).
Vậy có 6 chất có thể làm mất màu nước brom ở điều kiện thườngCâu 24:
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Lập tỉ lệ thấy nX : nNaOH = 1:2 ⟹ X có 2 nhóm COOH.
⟹ X có dạng (NH2)n-R-(COOH)2.
⟹ Công thức của muối khan là (NH2)n-R-(COONa)2.
- Từ khối lượng muối và số mol muối suy ra mối liên hệ giữa R và n.
- Chọn giá trị phù hợp của (n; R).
Giải chi tiết:
nX = 0,2.0,5 = 0,1 mol
nNaOH = = 0,2 mol
Ta thấy nX : nNaOH = 1:2 ⟹ X có 2 nhóm COOH.
⟹ X có dạng (NH2)n-R-(COOH)2.
⟹ Công thức của muối khan là (NH2)n-R-(COONa)2.
Ta có nmuối = nX = 0,1 mol ⟹ Mmuối = 16,3/0,1 = 163.
⟹ 16n + R + 134 = 163
⟹ 16n + R = 29
⟹ Chỉ có nghiệm n = 1; R = 13 thỏa mãn.
Vậy CTCT của X là H2NCH(COOH)2.
Câu 25:
Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Sự đổi màu của quỳ tím:
*Axit cacboxylic làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
*Amin:
- Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.
*Amino axit:
- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH ⟹ Không làm đổi màu quỳ tím
- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)
- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)
Giải chi tiết:
- Loại A vì: CH3COOH làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Loại C, D vì: NH3, CH3NH2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
- Chọn B vì: H2N-CH2-COOH có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH ⟹ không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Câu 26:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tơ poliamit kém bền do có nhóm CONH dễ bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.
Giải chi tiết:
Tơ poliamit kém bền do có nhóm CONH dễ bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.
⟹ Có 2 tơ dễ bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm là tơ nilon-6 và nilon-6,6.
Câu 27:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sơ đồ phản ứng: 1 Glucozơ → 2 Ag
Giải chi tiết:
nglucozơ = 13,5/180 = 0,075 mol
Sơ đồ phản ứng: 1 Glucozơ → 2 Ag
0,075 → 0,15 (mol)
⟹ mAg = 0,15.108 = 16,2 gam.
Câu 28:
Lên men một tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được gần nhất với giá trị nào?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Các phản ứng xảy ra:
(C6H10O5)n + H2O nC6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Viết gọn thành: 1C6H10O5 → 2C2H5OH
Giải chi tiết:
mtinh bột = 0,7 tấn
Viết gọn thành: 1C6H10O5 → 2C2H5OH
Theo lý thuyết:
Từ 162 tấn tinh bột sản xuất được 2.46 = 92 tấn ancol etylic
⟹ Từ 0,7 tấn tinh bột sản xuất được 0,7.92/162 = 0,398 tấn ancol etylic
Theo thực tế: mancol etylic = 0,398 . 85% = 0,338 tấn.
Câu 29:
Ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tính chất hóa học của ancol.
Giải chi tiết:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Câu 30:
Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n
- Theo lý thuyết: metilen LT = mPE (áp dụng BTKL).
- Trên thực tế: metilen TT = metilen LT.(100/H).
Giải chi tiết:
nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n
- Theo lý thuyết: metilen LT = mPE = 1 tấn (áp dụng BTKL).
- Trên thực tế: metilen TT = metilen LT.(100/H) = 1.(100/80) = 1,25 tấn.
Câu 31:
Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng tristearin trong NaOH sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam glixerol. Khối lượng xà phòng thu được là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
Giải chi tiết:
nglixerol = 9,2/92 = 0,1 mol
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (glixerol)
Theo PTHH:
⟹ mxà phòng (C17H35COONa) = 0,3.306 = 91,8 gam.
Câu 32:
Cho các nhận định sau:
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Phản ứng thế brom vào vòng thơm của anilin dễ hơn benzen.
(5) Muối mononatri của axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
(7) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C2H4O2.
Số nhận định đúng là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương 1, 2, 3.
Giải chi tiết:
(1) đúng, do glucozơ có thể được cơ thể con người hấp thụ trực tiếp.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) đúng, do ảnh hưởng của nhóm -NH2 khiến cho việc thế vào vòng của anilin dễ hơn so với benzen.
(5) sai vì axit glutamic mới là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) đúng.
(7) đúng, đó là CH3COOH và HCOOCH3.
Vậy có 6 nhận định đúng.
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ ⟹ 2 chất ban đầu là muối của các axit vô cơ (H2CO3 và HNO3).
Sau phản ứng thu được 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) ⟹ 2 chất hữu cơ này là amin.
⟹ Công thức cấu tạo của 2 chất ban đầu.
Giải chi tiết:
Dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ ⟹ 2 chất ban đầu là muối của các axit vô cơ (H2CO3 và HNO3).
Sau phản ứng thu được 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) ⟹ 2 chất hữu cơ này là amin.
⟹ X gồm (CH3NH3)2CO3 (a mol) và C2H5NH3NO3 (b mol)
⟹ mX = 124a + 108b = 3,4 (1)
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 ↑ + 2H2O
a → a → 2a (mol)
C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 ↑ + H2O
b → b → b (mol)
⟹ namin = 2a + b = 0,04 (2)
Từ (1)(2) ⟹ a = 0,01; b = 0,02.
Muối khan thu được sau phản ứng gồm: Na2CO3 (0,01 mol); NaNO3 (0,02 mol)
⟹ m = 0,01.106 + 0,02.85 = 2,76 gam.
Câu 34:
X, Y, Z là ba este đều mạch hở, thuần chức trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,94 mol O2, thu được 11,52 gam nước. Mặt khác đun nóng 19,28 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chứa hai ancol đều no, không thuộc cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp gồm hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,2 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Khi đốt cháy hỗn hợp E:
BTKL: mCO2 = mE + mO2 - mH2O
BTNT O: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2
⟹ nCOO(E) = nO(E)/2
⟹ nNaOH = nOH(ancol) = nCOO(E)
- Hai ancol no không thuộc cùng dãy đồng đẳng ⟹ Hỗn hợp T gồm ancol đơn chức và ancol hai chức.
BTKL: mancol = mbình tăng + mH2
- Hỗn hợp muối thu được gồm 2 muối đơn chức (vì este Z mạch hở)
BTKL: mmuối = mE + mNaOH - mancol
nmuối = nNaOH ⟹ MTB muối ⟹ Công thức 2 muối
- Quy đổi hỗn hợp ancol thành:
Tìm x, y, z dựa vào:
+ Tổng số mol nhóm -OH
+ Số mol C trong ancol
+ Tổng khối lượng ancol
⟹ Công thức các ancol, ghép với công thức 2 muối ⟹ Thành phần hỗn hợp E ban đầu.
⟹ % khối lượng este có PTK nhỏ nhất.
Giải chi tiết:
- Khi đốt cháy hỗn hợp E:
BTKL: mCO2 = mE + mO2 - mH2O = 37,84 gam ⟹ nCO2 = 0,86 mol.
BTNT O: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,48 mol
⟹ nCOO(E) = nO(E)/2 = 0,48/2 = 0,24 mol
⟹ nNaOH = nOH(ancol) = nCOO(E) = 0,24 mol
- Hai ancol no không thuộc cùng dãy đồng đẳng ⟹ Hỗn hợp T gồm ancol đơn chức và ancol hai chức.
nH2 = nOH(ancol)/2 = 0,24/2 = 0,12 mol
BTKL: mancol = mbình tăng + mH2 = 9,2 + 2.0,12 = 9,44 gam.
- Hỗn hợp muối thu được gồm 2 muối đơn chức (vì este Z mạch hở)
BTKL: mmuối = mE + mNaOH - mancol = 19,28 + 0,24.40 - 9,44 = 19,44 gam.
nmuối = nNaOH = 0,24 mol
⟹ MTB muối = 19,44/0,24 = 81
⟹ Có 1 muối là HCOONa (M = 68): 0,12 mol
⟹ KLPT của muối còn lại: ⟹ CH2=CHCOONa: 0,12 mol
- Quy đổi hỗn hợp ancol thành:
Số mol C trong ancol = 0,86 - 0,12 - 0,12.3 = 0,38 mol
⟹
⟹
Ghép CH2 vào các ancol ⟹
Ghép với hỗn hợp muối ⟹ Thành phần của hỗn hợp E gồm
⟹ Este có PTK nhỏ nhất là HCOOC2H5.
⟹ %mHCOOC2H5 = 0,02.74/19,28 . 100% = 7,68% gần với giá trị 7,7% nhất.
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Đặt nglucozơ = x (mol); nsaccarozơ = y (mol)
Lập hệ PT tìm x và y dựa vào:
+) Khối lượng của hỗn hợp X.
+) Số mol Ag sinh ra (trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ ⟹ cũng có phản ứng tráng gương).
⟹ %mglucozơ
Giải chi tiết:
Giả sử trong X có chứa: nglucozơ = x (mol); nsaccarozơ = y (mol)
⟹ 180x + 342y = 7,02 (1)
- Khi thủy phân hỗn hợp X trong môi trường axit:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
y → y → y
Sản phẩm là Glu (x + y mol) và Fruc (y mol).
- Cho sản phẩm tráng gương:
Glu → 2Ag
(x+y) → (2x+2y) mol
Fruc → 2Ag
y → 2y mol
⟹ nAg = (2x + 2y) + 2y = 2x + 4y (mol)
⟹ 2x + 4y = 8,64/108 = 0,08 (2)
Giải hệ (1)(2) ⟹ x = 0,02; y = 0,01.
⟹ %mglucozơ = = 51,28%.
Câu 36:
Các chất: etylamin, phenol, anilin, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Nhiệt độ sôi, °C |
184 |
290 |
16,6 |
182 |
pH dung dịch 0,02 mol/L |
8,4 |
7,0 |
11,4 |
6,4 |
Nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Xét nhiệt độ sôi của các chất dựa vào: trạng thái ở điều kiện thường, chất đó có liên kết hiđro liên phân tử hay không.
- Xét pH của dung dịch 0,02M dựa vào: tính axit, tính bazơ của các chất.
Giải chi tiết:
- Dựa vào nhiệt độ sôi các chất:
+ Phân tử glixerol C3H5(OH)3 có 3 nhóm -OH ⟹ tạo được liên kết hiđro liên phân tử
⟹ Nhiệt độ sôi cao nhất, ứng với chất Y.
+ Theo tính chất vật lí của amin, etylamin ở điều kiện thường là chất khí
⟹ Nhiệt độ sôi thấp nhất, ứng với chất Z.
+ Ở điều kiện thường: phenol là chất rắn, anilin là chất lỏng (chỉ dựa vào nhiệt độ sôi chưa đủ để xác định phenol, anilin là X hay T)
- Dựa vào pH của dung dịch 0,02M:
+ Dung dịch X có pH = 8,4, thể hiện tính bazơ yếu ⟹ X là anilin
+ Dung dịch Y có pH = 7, môi trường trung tính ⟹ Y là glixerol (ancol).
+ Dung dịch Z có pH = 11,4, thể hiện tính bazơ khá mạnh ⟹ Z là etylamin.
(Dung dịch etylamin có pH cao hơn dung dịch anilin vì etylamin là amin no; còn anilin là amin thơm, nhóm -NH2 đính vào vòng benzen làm tính bazơ giảm).
+ Dung dịch T có pH = 6,4, thể hiện tính axit yếu ⟹ T là phenol.
Vậy X là anilin, Y là glixerol, Z là etylamin, T là phenol.
⟹ Nhận định ở đáp án A đúng.
Câu 37:
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH X1 + 2X2.
(b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 Poli(hexametylen ađipamit) + 2nH2O.
(d) X2 + CO X5.
(e) X6 + O2 X5.
(f) X3 + X6 X7 + H2O.
Cho biết: X là este có công thức phân tử C8H14O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X7 là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Từ (b) ⟹ X3 là axit, kết hợp với (c) ⟹ CTCT của X3 ⟹ CTCT của X4.
Từ (b), kết hợp với CTCT của X3 ⟹ CTCT của X1.
Từ (d) ⟹ CTCT của X2.
Kết hợp X1 với X2 ⟹ CTCT của X.
Từ (d), (e) ⟹ CTCT của X5, X6.
Từ (f), kết hợp X3 với X6 ⟹ CTCT của X7 (lưu ý tỉ lệ mol) ⟹ MX7.
Giải chi tiết:
Từ (b) ⟹ X3 là axit, kết hợp với (c) ⟹
Từ (d) ⟹
Từ (e) ⟹
Từ (f) ⟹ (lưu ý sinh ra 1 H2O nên chỉ este hóa 1 nhóm COOH).
Các PTHH:
CH3-OOC-(CH2)4-COO-CH3 (X) + 2NaOH NaOOC-(CH2)4-COONa (X1) + 2CH3OH (X2)
NaOOC-(CH2)4-COONa (X1) + H2SO4 → HOOC-(CH2)4-COOH (X3) + Na2SO4
nHOOC-(CH2)4-COOH (X3) + nH2N-(CH2)6-NH2 (X4) (-NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O
CH3OH (X2) + CO CH3COOH (X5)
C2H5OH (X6) + O2 CH3COOH + H2O (X5)
HOOC-(CH2)4-COOH (X3) + C2H5OH (X6) HOOC-(CH2)4-COOC2H5 (X7) + H2O
Vậy MX7 = 174 g/mol.
Câu 38:
Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sơ đồ bài toán:
Giải chi tiết:
Đặt công thức chung của 2 amin là CnH2n+3N.
Sơ đồ bài toán:
+ nZ = a + b + c = 0,2 (1)
+ BTNT "H": nH2O = (n+1,5)a + 2,5b + 7c = 0,91 hay 1,5a + 2,5b + 7c + na = 0,91 (2)
+ BTNT "C": nCO2 = na + 2b + 6c (mol)
BTNT "N": nN2 = 0,5a + 0,5b + c (mol)
⟹ nCO2 + nN2 = 0,5a + 2,5b + 7c + na = 0,81 (3)
+ BTNT “O”: 2b + 2c + 1,035.2 = 0,91 + 2(na + 2b + 6c) hay 2b + 10c + 2na = 1,16 (4)
Coi như na là 1 ẩn. Giải (1) (2) (3) (4) thu được: a = 0,1; b = 0,04; c = 0,06; na = 0,24
⟹ n = 2,4 ⟹ 2 amin là C2H7N (x mol) và C3H9N (y mol)
n amin = x + y = 0,1 (*)
n = = 2,4 (**)
Giải (*) và (**) thu được x = 0,06; y = 0,04.
⟹ %mC2H7N = = 16,05%.
Câu 39:
Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z bằng 8. Đốt cháy hoàn toàn 27,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 75% số mol hỗn hợp) với lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,472 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
+ Quy đổi hỗn hợp peptit thành: C2H3ON; CH2; H2O (lưu ý số mol nước bằng số mol peptit).
+ Bảo toàn khối lượng
+ Tính sô C, N trung bình ⟹ Tìm ra được CTCT của các peptit
Giải chi tiết:
nN2 = 0,155 (mol) ⟹ nN = 0,31 (mol)
Quy đổi E thành C2H3ON (0,31 mol); CH2 (a mol); H2O (b mol).
mE = 14a + 18b + 0,31.57 = 27,95 (1)
nC = nCaCO3 = a + 0,31.2 = 1,2 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ a = 0,58; b = 0,12 (mol)
Số C = nC/nE = 1,2/0,12 = 10
Số N = nN/nE = 0,31/ 0,12 = 2,58 ⟹ có đipeptit
Vậy X là Val-Val ⟹ nX = 0,12.75% = 0,09 (mol)
Phần còn lại của Y và Z có 7 liên kết peptit nên:
Y là (Gly)2(Ala)2: y mol
Z là (Gly)5: z mol
nE = 0,09 + y + z = 0,12 (3)
nN = 0,09.2 + 4y + 5z = 0,31 (4)
Từ (3) và (4) ⟹ y = 0,02; z = 0,01 (mol)
⟹ %mY = [(0,02.274) : 27,95].100% = 19,61%.
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tính mO (X) (theo ẩn m) ⟹ nCOOH (X) = .
⟹ nNaOH = nH2O = nCOOH (X).
BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mH2O ⟹ Giá trị của m.
Giải chi tiết:
- Khối lượng oxi có trong m (g) hỗn hợp X: mO (X) = 0,412m (g).
⟹ nO (X) = (mol)
⟹ nCOOH (X) = = (mol)
⟹ nNaOH = nH2O = nCOOH (X) = (mol)
- BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mH2O
⟹ m + .40 = 20,532 + .18
⟹ m = 16 (gam).