[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 7)
-
11174 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ (hiệu suất phản ứng là 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Giải chi tiết:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Theo lý thuyết, cứ 162 tấn xenlulozơ sẽ điều chế được 297 tấn xenlulozơ trinitrat.
⟹ Khi dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được theo lý thuyết là:
mxenlulozơ trinitrat LT = = 3,67 tấn
⟹ mxenlulozơ trinitrat TT = 3,67.60% = 2,20 tấn.
Câu 2:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Từ tên gọi suy ra công thức este.
Viết phản ứng thủy phân este trong NaOH ⟹ Muối thu được.
Giải chi tiết:
CTCT của etyl fomat là HCOOC2H5.
HCOOC2H5 + NaOH HCOONa + C2H5OH
⟹ Thu được muối là HCOONa.
Câu 3:
Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (tỉ lệ mol bằng 1 : 1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
Đáp án C
Phương pháp giải:
- Từ khối lượng và tỉ lệ mol của hỗn hợp suy ra số mol từng este trong hỗn hợp.
- Tính theo các PTHH:
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
⟹ Chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch gồm CH3COONa, C6H5ONa, có thể chứa cả NaOH dư.
Giải chi tiết:
nNaOH = 0,8.0,1 = 0,08 mol
nCH3COOC2H5 = nCH3COOC6H5 = = 0,02 mol
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
0,02 → 0,02 → 0,02 (mol)
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
0,02 → 0,04 → 0,02 → 0,02 (mol)
nNaOH dư = 0,08 - 0,02 - 0,04 = 0,02 mol
Chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch gồm:
⟹ m = 0,04.82 + 0,02.116 + 0,02.40 = 6,4 gam.
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn m gam triolein bằng NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Khối lượng NaOH đã phản ứng là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Khi thủy phân chất béo trong MT kiềm luôn có:
Giải chi tiết:
nglixerol = 9,2/92 = 0,1 mol
⟹ nNaOH = 3nglixerol = 3.0,1 = 0,3 mol
⟹ m = 0,3.40 = 12 gam.
Câu 5:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol chất X trong dung dịch NaOH, dung dịch thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,4 mol Ag. Chất X có thể là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chất có phản ứng tráng gương là chất chứa nhóm -CHO trong phân tử. Một số loại chất thường gặp:
- Anđehit
- Glucozơ, Fructozơ (vì có thể chuyển thành glucozơ trong MT kiềm)
- Các chất có đầu là HCOO- (axit, este, muối)
Giải chi tiết:
X có thể là vinyl fomat (HCOOCH=CH2).
HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO
0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)
HCOONa → 2Ag
0,1 → 0,2 (mol)
CH3CHO → 2Ag
0,1 → 0,2 (mol)
⟹ nAg = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol
Câu 6:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Khi đốt cháy cacbohiđrat luôn có: (HS có thể tự chứng minh bằng cách viết PTHH).
Giải chi tiết:
Khi đốt cháy cacbohiđrat luôn có: nO2 = nCO2 = 0,3 mol.
BTKL: mH2O = mcacbohidrat + mO2 - mCO2 = 8,64 + 0,3.32 - 0,3.44 = 5,04 gam.
Câu 7:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Công thức phân tử của X có dạng CnH2n+3N (n ≥ 1).
Sơ đồ phản ứng: Amin X + HCl → Muối
⟹ BTKL: mHCl = mmuối - mX ⟹ nX = nHCl ⟹ MX ⟹ n ⟹ Số nguyên tử H trong phân tử X.
Giải chi tiết:
- Sơ đồ phản ứng: Amin X + HCl → Muối
⟹ BTKL: mHCl = mmuối - mX = 9,55 - 5,9 = 3,65 gam ⟹ nHCl = 3,65/36,5 = 0,1 mol.
Do X là amin đơn chức nên nX = nHCl = 0,1 mol ⟹ MX = 5,9/0,1 = 59 g/mol.
- Công thức phân tử của X có dạng CnH2n+3N (n ≥ 1)
⟹ 14n + 17 = 59 ⟹ n = 3
⟹ CTPT của X là C3H9N
⟹ Trong phân tử X có 9 nguyên tử H.
Câu 8:
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, este Y và anđehit Z. Để đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol M cần vừa đủ 26,88 lít O2, sau phản ứng 22,4 lít CO2 và 18 gam nước. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm theo số mol của Z trong M bằng
Đáp án B
Phương pháp giải:
So sánh thấy nCO2 = nH2O ⟹ X, Y, Z đều là các hợp chất no, đơn chức, mạch hở (X, Y chứa 2O; Z chứa 1O).
BTNT O ⟹ Số mol oxi trong M ⟹ Số mol Z ⟹ %nZ.
Giải chi tiết:
nO2 = 26,88/22,4 = 1,2 mol
nCO2 = 22,4/22,4 = 1 mol
nH2O = 18/18 = 1 mol
Ta thấy nCO2 = nH2O ⟹ X, Y, Z đều là các hợp chất no, đơn chức, mạch hở (X, Y chứa 2O; Z chứa 1O).
BTNT O: nO (M) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.1 + 1 - 2.1,2 = 0,6 mol
Đặt nX + nY = a mol; nZ = b mol
⟹ ⟹ a = b = 0,2
⟹ %nZ = (0,2/0,4).100% = 50%.
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,6 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Đốt cháy este no đơn chức, mạch hở luôn có: nCO2 = nH2O.
Giải chi tiết:
Đốt cháy este no đơn chức, mạch hở luôn có: nCO2 = nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol.
⟹ V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Câu 10:
Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NaHCO3, KOH, NH4Cl, Na2SO4, CH3NH2. Có bao nhiêu dung dịch tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra sản phẩm khí?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Có 2 dung dịch tác dụng với HCl dư sinh ra sản phẩm khí là Na2CO3 và NaHCO3.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 ↑
Câu 11:
Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Tính nH+, nOH- ⟹ Số mol ion dư ⟹ Nồng độ ion dư trong dung dịch Y ⟹ pH.
Giải chi tiết:
nH+ = 0,03 . 0,001V = 3.10-5V (mol)
nOH-= 0,01 . 0,001V = 10-5V (mol)
PT ion thu gọn: H+ + OH- → H2O
⟹ nH+dư = 3.10-5V - 10-5V = 2.10-5V (mol).
⟹
⟹ pH = -log[H+] = -log(0,01) = 2.
Câu 12:
Cho m gam glucozơ phản ứng vói lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Ghi nhớ sơ đồ: Glucozơ → 2Ag.
Giải chi tiết:
Sơ đồ phản ứng: 1 Glucozơ → 2 Ag (do glucozơ có 1 nhóm -CHO).
nAg = 21,6/108 = 0,2 mol
⟹ nglucozơ = nAg/2 = 0,2/2 = 0,1 mol
⟹ mglucozơ = 0,1.180 = 18 gam.
Câu 13:
Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Đặt nHCOOC2H5 = x mol; nCH3COOCH3 = y mol
Lập hệ PT tìm x và y dựa vào:
- Tổng khối lượng hai este.
- Tổng khối lượng hai muối.
Giải chi tiết:
Đặt nHCOOC2H5 = x mol; nCH3COOCH3 = y mol
⟹ 74x + 74y = 22,2 (1)
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
x mol → x mol
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
y mol → y mol
mmuối = mHCOONa + mCH3COONa ⟹ 68x + 82y = 21,8 (2)
Từ (1)(2) ⟹ x = 0,2; y = 0,1
Vậy số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là 0,2 và 0,1.
Câu 14:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
- X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt ⟹ X là saccarozơ.
- X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích ⟹ Y là glucozơ.
Câu 15:
Cho dãy các dung dịch: MgCl2, AlCl3, Na2CO3, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: sản phẩm có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
Giải chi tiết:
Có 4 dung dịch có phản ứng với NaOH:
- MgCl2: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
- AlCl3: AlCl3 + 3NaOH → Αl(OH)3 ↓ + 3NaCl
Αl(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- NaHCO3: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- NH4Cl: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑ + H2O
Câu 16:
Este CH3COOCH3 có tên gọi là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Cách gọi tên este: Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")
Giải chi tiết:
Este CH3COOCH3 có tên gọi là metyl axetat.
Câu 17:
Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Chất có phản ứng tráng gương là chất chứa nhóm -CHO trong phân tử. Một số loại chất thường gặp:
- Anđehit
- Glucozơ, Fructozơ (vì có thể chuyển thành glucozơ trong MT kiềm)
- Các chất có đầu là HCOO- (axit, este, muối)
Giải chi tiết:
Metyl fomat (HCOOCH3), natri fomat (HCOONa), axit fomic (HCOOH) đều có đầu là HCOO- ⟹ có phản ứng tráng bạc.
Glyxin (NH2CH2COOH) không có phản ứng tráng bạc.
Câu 18:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Ghi nhớ sơ đồ: Glucozơ → 2Ag.
Giải chi tiết:
Sơ đồ phản ứng: 1 Glucozơ → 2 Ag (do glucozơ có 1 nhóm -CHO)
nglucozơ = 18/180 = 0,1 mol
⟹ nAg = 2nglucozơ = 2 . 0,1 = 0,2 mol
⟹ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+3N.
Giải chi tiết:
Gọi công thức phân tử của amin X là CnH2n+3N.
BTNT C: nC = nCO2 = 0,2 mol
BTNT N: nN = 2nN2 = 2 . 0,05 = 0,1 mol
Dựa vào CTPT ⟹
⟹ Vậy CTPT của X là C2H7N.
Câu 20:
Este X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 2 muối. Este X có thể là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Este đơn chức tác dụng với NaOH sinh ra 2 muối ⟹ Este đơn chức của hợp chất phenol.
Giải chi tiết:
Este đơn chức tác dụng với NaOH sinh ra 2 muối ⟹ Este đơn chức của hợp chất phenol.
⟹ Chất thỏa mãn trong 4 chất trên là Phenyl fomat (HCOOC6H5).
PTHH: HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
Câu 21:
Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,46 gam muối khan. Công thức cấu tạo axit X là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Gọi CTTQ của axit X là RCOOH
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
Từ nRCOOH = nRCOONa ⟹ R ⟹ Công thức của X.
Giải chi tiết:
Gọi CTTQ của axit X là RCOOH
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
nRCOOH = mol
nRCOONa = mol
Theo PTHH: nRCOOH = nRCOONa ⟹ ⟹ R = 15 ⟹ R là CH3.
Vậy X là CH3COOH.
Câu 22:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amin, amino axit:
*Amin:
- Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.
*Amino axit:
- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH ⟹ Không làm đổi màu quỳ tím
- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)
- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)
Giải chi tiết:
Alanin có CTPT là CH3CH(NH2)COOH, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 23:
Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được a mol glixerol và
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết lipit - chất béo.
Giải chi tiết:
Phản ứng xà phòng hóa triolein trong NaOH đun nóng:
(C17H33COO)3C3H5 (triolein) + 3NaOH → 3C17H33COONa (natri oleat) + C3H5(OH)3 (glixerol)
a mol → 3a mol → a mol
⟹ Thu được a mol glixerol là 3a mol natri oleat.
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Giải chi tiết:
nFe = 2,8/56 = 0,05 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,05 → 0,05 (mol)
⟹ V = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít.
Câu 25:
Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về Cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (X)
tinh bột glucozơ
C6H12O6 (X) + H2 C6H14O6 (Y)
glucozơ sobitol
Vậy X là glucozơ, Y là sobitol.
Câu 26:
Công thức cấu tạo của etylmetylamin là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết amin.
Giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của etylmetylamin là CH3NHC2H5.
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương 3: Amin - amino axit - protein.
Giải chi tiết:
A sai, có thể nhận biết dung dịch đipeptit và tripeptit bằng Cu(OH)2 do những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên (tripeptit trở lên) có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím còn đipeptit không có phản ứng này.
Câu 28:
Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Phản ứng lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC2H5OH LT = 2nC6H12O6 (ban đầu)
nC2H5OH TT = nC2H5OH LT . H%
Giải chi tiết:
nglucozơ = 90/180 = 0,5 mol
Phản ứng lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
⟹ nC2H5OH LT = 2nC6H12O6 = 2 . 0,5 = 1 mol
⟹ nC2H5OH TT = nC2H5OH LT . H% = 1 . 80% = 0,8 mol
⟹ m = 0,8.46 = 36,8 gam.
Câu 29:
Cặp chất nào sau đây đều tác dụng với Cu(OH)2?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Những chất có ít nhất 2 nhóm -OH đính vào 2 nguyên tử cacbon cạnh nhau có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Giải chi tiết:
Những chất có ít nhất 2 nhóm -OH đính vào 2 nguyên tử cacbon cạnh nhau có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
A loại tristearin.
B loại metyl axetat.
C loại etanol.
D thỏa mãn.
Câu 30:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Metylamin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.
(b) Các đipeptit không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Axit cacboxylic tạo được liên kết hiđro với nước.
(d) Các chất béo với gốc axit béo không no thường là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
(a) đúng, metyl amin (CH3NH2) là chất khí, có tính bazơ ⟹ làm xanh quỳ tím ẩm.
(b) đúng, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên (tripeptit) mới hòa tan được Cu(OH)2.
(c) đúng, axit cacboxylic tạo được liên kết hiđro với nước (tính chất vật lí của axit cacboxylic).
(d) đúng, các chất béo với gốc axit béo không no thường là chất lỏng (tính chất vật lí của chất béo).
Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.
Câu 31:
Chất nào sau đây tác dụng với KHCO3 sinh ra khí CO2?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết hợp chất của kim loại kiềm.
Giải chi tiết:
KHCO3 + HCl → KCl + H2O + CO2 ↑
Câu 32:
Thủy phân este nào sau đây trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm CH3OH và CH3COOH?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết este.
Giải chi tiết:
Thủy phân metyl axetat (CH3COOCH3) trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm CH3OH và CH3COOH.
CH3COOCH3 + H2O CH3COOH + CH3OH
Câu 33:
Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Nhỏ từ từ H+ vào dung dịch CO32- + HCO3- xảy ra các phản ứng theo thứ tự:
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
- Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch E xảy ra các phản ứng:
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
Giải chi tiết:
nH+ = 0,3 mol
nCO32- = 0,2 mol
nHCO3- = 0,2 mol
- Nhỏ từ từ H+ vào dung dịch CO32- + HCO3- xảy ra các phản ứng theo thứ tự:
H+ + CO32- → HCO3-
0,2 ← 0,2 → 0,2 (mol)
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
0,3 - 0,2 → 0,1 → 0,1 (mol)
⟹ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
- Trong thành phần của dung dịch E có
- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch E xảy ra các phản ứng:
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
⟹ nBaCO3 = nHCO3- = 0,3 mol
nBaSO4 = nSO42- = 0,1 mol
⟹ m = 0,3.197 + 0,1.233 = 82,4 gam.
Câu 34:
Chia 0,6 mol hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2.
- Phần 2: Đun nóng với H2SO4 đặc thu được 10,2 gam este E, hiệu suất 100%. Đốt cháy hết E thu được 22 gam CO2 và 9 gam nước. Biết trong hỗn hợp X, số mol axit nhỏ hơn số mol ancol. Công thức của axit là
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Xét phần 2:
So sánh thấy nCO2 = nH2O ⟹ E là este no, đơn chức, mạch hở.
Từ nCO2 ⟹ nC; nH2O ⟹ nH
BTKL: mO(E) = mE - mC - mH ⟹ nO(E) ⟹ nE = nO(E) / 2 ⟹ CTPT của E.
Số mol axit nhỏ hơn số mol ancol ⟹ naxit = neste; nancol = nhỗn hợp - naxit.
Bảo toàn nguyên tố C ⟹ số C của axit và ancol ⟹ CT của axit, ancol.
Giải chi tiết:
- Xét phần 2:
Ta thấy: nCO2 = nH2O = 0,5 mol ⟹ E là este no, đơn chức, mạch hở.
BTNT C: nC = nCO2 = 0,5 mol
BTNT H: nH = 2nH2O = 1 mol
BTKL: nO(E) = = 0,2 mol
Mà E là este đơn chức nên có chứa 2O ⟹ nE = ½.nO(E) = 0,1 mol
⟹ Số C trong E = 0,5/0,1 = 5 ⟹ E là C5H10O2.
- Xét phần 1:
n ½ hỗn hợp X = 0,3 mol.
Do số mol axit nhỏ hơn số mol ancol ⟹ naxit = neste = 0,1 mol ⟹ nancol = 0,3 - 0,1 = 0,2 mol.
⟹ nancol dư = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol.
Số mol CO2 chênh lệch giữa 2 phần là do ancol dư gây ra.
Số C trong ancol = = 4 ⟹ Ancol là C4H9OH.
⟹ Công thức axit là HCOOH.
Câu 35:
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Công thức tính nhanh khi đốt cháy chất béo:
(với k là độ bất bão hòa của chất béo)
- Số mol Br2 phản ứng tối đa với chất béo:
Khi thủy phân chất béo trong MT kiềm luôn có:
Giải chi tiết:
Đặt nX = a (mol) ⟹ nO (X) = 6a (mol).
- Khi đốt cháy X:
BTNT O: nH2O = nO (X) + 2nO2 - 2nCO2 = 6a + 2.2,31 - 2.1,65 = 6a + 1,32 (mol)
BTKL: mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 1,65.44 + (6a + 1,32).18 - 2,31.32 = 108a + 22,44 (g)
- Khi X + NaOH:
nNaOH = 3nX = 3a (mol)
nglixerol = nX = a (mol)
BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mglixerol
⟹ 108a + 22,44 + 3a.40 = 26,52 + 92a
⟹ a = 0,03 mol
⟹ nH2O = 6.0,03 + 1,32 = 1,5 mol
- Khi đốt chất béo X: (với k là độ bất bão hòa của chất béo)
⟹ k = = 6
⟹ nBr2 = (k - 3).nX = (6 - 3).0,03 = 0,09 mol.
Câu 36:
X, Y là hai axit cacboxylic mạch hở (MX < MY), Z là ancol no, T là este 2 chức được tạo bởi X, Y, Z. Đun 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư, thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 (đktc) thoát ra ngoài bình. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc), thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Phần trăm về số mol của T trong E gần nhất với
Đáp án A
Phương pháp giải:
T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên X, Y đơn chức và Z là ancol 2 chức.
- Đặt Z là CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Khi ancol 2 chức tác dụng với NaOH: nancol = nH2.
Mà mbình tăng = mancol - mH2 ⟹ mancol
Tính Mancol ⟹ Công thức của ancol.
- Muối có dạng RCOONa.
BTNT H: nH(muối) = 2nH2O → Số H trung bình = 2 → 1 muối là HCOONa
Mà 2 muối có số mol bằng nhau → HCOONa và CnH3COONa
2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
2CnH3COONa + (2n + 2)O2 → Na2CO3 + (2n + 1)CO2 + 3H2O
Từ số mol O2 ⟹ giá trị của n ⟹ công thức của X, Y, T.
- Quy đổi E thành E': (với nH2O = -2neste)
Từ khối lượng E → nH2O(E')
Tính số mol các chất trong hỗn hợp E ban đầu:
+) nT(E) = -nH2O(E')/2
+) nX,Y(E) = naxit(E') - 2nT
+) nZ(E) = nancol(E') - nT
Giải chi tiết:
T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên X, Y đơn chức và Z là ancol 2 chức.
- Đặt Z là CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Khi ancol 2 chức tác dụng với NaOH: nancol = nH2 = 0,26 mol
Mà mancol = mbình tăng + mH2 = 19,24 + 2.0,26 = 19,76 gam
→ Mancol = 14n + 34 = 19,76/0,26 = 76 → n = 3 → Z là C3H6(OH)2
- Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)
nH(muối) = 2nH2O = 0,8 → Số H trung bình = 0,8/0,4 = 2 → 1 muối là HCOONa
Mà 2 muối có số mol bằng nhau → HCOONa (0,2 mol) và CnH3COONa (0,2 mol)
2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
0,2 → 0,1
2CnH3COONa + (2n + 2)O2 → Na2CO3 + (2n + 1)CO2 + 3H2O
0,2 → 0,2(n + 1)
→ nO2 = 0,2(n + 1) + 0,1 = 0,7 → n = 2
Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CH-COOH → T là HCOO-C3H6-OOC-CH=CH2.
- Quy đổi E thành:
Ta có: mE = 38,86 → 0,2.46 + 0,2.72 + 0,26.76 - 18a = 38,86 → a = 0,25
Tính số mol các chất trong hỗn hợp E ban đầu:
+) nT(E) = -nH2O(E')/2 = 0,25/2 = 0,125
+) nX,Y(E) = naxit(E') - 2nT = (0,2 + 0,2 - 2.0,125) = 0,15 mol
+) nZ(E) = nancol(E') - nT = 0,26 - 0,125 = 0,135 mol
→ %nT(E) = = 30,49% gần nhất với 30,5%.
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A, ancol đơn chức B và este E được điều chế từ A và B. Đốt cháy 9,6 gam hỗn hợp X thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít CO2 (đktc). Biết trong X thì B chiếm 50% theo số mol. Số mol ancol B trong 9,6 gam hỗn hợp là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Áp dụng BTNT C, H: nH2O ⟹ nH; nCO2 ⟹ nC
X chứa 3 nguyên tố C, H, O ⟹ mO (X) = mX - mC - mH
Trong X thì B chiếm 50% theo số mol nên giả sử nB = nA + nE = t (mol).
Trong phân tử A và E đều chứa 2O; phân tử B chứa 1O.
Từ số mol nguyên tố O trong hỗn hợp ⟹ giá trị t.
Giải chi tiết:
nH2O = 8,64/18 = 0,48 mol ⟹ nH = 2nH2O = 0,96 mol
nCO2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol ⟹ nC = nCO2 = 0,4 mol
X chứa 3 nguyên tố C, H, O
⟹ mO (X) = mX - mC - mH = 9,6 - 0,96 - 0,4.12 = 3,84 gam ⟹ nO (X) = 3,84/16 = 0,24 mol
Trong X thì B chiếm 50% theo số mol nên giả sử nB = nA + nE = t (mol)
Trong phân tử A và E đều chứa 2O; phân tử B chứa 1O
⟹ 2t + t = 0,24 ⟹ t = 0,08 mol
⟹ nB = t = 0,08 mol.
Câu 38:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Nhỏ từ từ H+ vào dung dịch CO32-, OH- xảy ra các phản ứng theo thứ tự:
H+ + OH- → H2O
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
Giải chi tiết:
nOH- = nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol
nCO32- = nNa2CO3 = 0,1.0,4 = 0,04 mol
nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol
- Nhỏ từ từ H+ vào dung dịch CO32-, OH- xảy ra các phản ứng theo thứ tự:
H+ + OH- → H2O
0,05 ← 0,05
H+ + CO32- → HCO3-
0,04 ← 0,04
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
0,02 ← 0,02
⟹ nH+ = 0,05 + 0,04 + 0,02 = 0,11 mol
⟹ 0,2 . 2a + 0,2 . 0,15 = 0,11
⟹ a = 0,2.
Câu 39:
Khi thủy phân hết 3,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tính được = 65,6 ⟹ X có chứa este có M < 65,6 ⟹ Este đó là HCOOCH3 (M = 60).
⟹ Muối thu được sau khi thủy phân là HCOONa.
Sử dụng phương pháp đồng đẳng hóa quy đổi hỗn hợp Y thành
Giải chi tiết:
Ta có = 3,28/0,05 = 65,6 ⟹ X có chứa este có M < 65,6 ⟹ Este đó là HCOOCH3 (M = 60).
⟹ Muối thu được sau khi thủy phân là HCOONa và 2 ancol là ancol no, đơn chức, mạch hở.
Ta có nHCOONa = nNaOH = nhh ancol = 0,05 mol
BTKL: mY = mX + mNaOH - mHCOONa = 3,28 + 0,05.40 - 0,05.68 = 1,88 gam.
Quy đổi hỗn hợp Y thành: (phương pháp đồng đẳng hóa).
BTNT H: nH2O = = 0,12 mol
⟹ m = 0,12.18 = 2,16 gam.
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol: X (no, đơn chức); Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết π) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28 gam hỗn hợp T gồm ba muối cacboxylat. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và 0,055 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với
Đáp án C
Phương pháp giải:
*Ba ancol thu được cùng dãy đồng đẳng ⟹ Ancol no, đơn chức, mạch hở.
⟹ nmuối T = nE
*Khi đốt cháy T:
Đặt nNa2CO3 = x mol; nCO2 = y mol. Lập hệ PT tìm x và y dựa vào BTKL và BTNT O.
*Xét thành phần của hỗn hợp muối T gồm hai muối đơn chức và một muối 2 chức.
Đặt nmuối 1 chức = a mol; nmuối 2 chức = b mol. Lập hệ PT tìm a và b dựa vào tổng số mol 2 muối và BTNT Na.
Tính số H trung bình để tìm CTCT các muối.
* Quy đổi 12,88 gam ancol thành CH3OH và CH2
Ghép với công thức muối để tìm ra công thức các este ban đầu.
⟹ %mX.
Giải chi tiết:
*Ba ancol thu được cùng dãy đồng đẳng ⟹ Ancol no, đơn chức, mạch hở.
⟹ nmuối T = nE = 0,2 mol
*Khi đốt cháy T:
- Đặt nNa2CO3 = x mol; nCO2 = y mol
- BTKL: mT + mO2 = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O
⟹ 106x + 44y = 24,28 + 0,175.32 - 0,055.18 = 28,89 (1)
- BTNT Na: nCOONa(T) = 2nNa2CO3 = 2x (mol) ⟹ nO(T) = 4x (mol)
BTNT O: nO(T) + 2nO2 = 3nNa2CO3 + 2nCO2 + nH2O
⟹ 4x + 2.0,175 = 3x + 2y + 0,055
⟹ -x + 2y = 0,295 (2)
- Từ (1)(2) ⟹ x = 0,175 mol; y = 0,235 mol.
*Xét thành phần của hỗn hợp muối T gồm hai muối đơn chức và một muối 2 chức.
- Đặt nmuối 1 chức = a mol; nmuối 2 chức = b mol
⟹
+) Số H trung bình của hỗn hợp muối:
⟹ Trong T có muối không chứa nguyên tử H ⟹ (COONa)2 (0,15 mol)
+) Số H trung bình của hai muối đơn chức = 0,11/0,05 = 2,2
⟹ Một muối đơn chức là HCOONa.
- Muối tạo bởi este Y là muối đơn chức, không no có 1 liên kết đôi C=C
⟹ CTTQ có dạng CnH2n-1COONa hay Cn+1H2n-1O2Na
Đặt nmuối tạo bởi Y = t (mol) ⟹ nHCOONa = 0,05 - t (mol)
⟹
⟹ ⟹
Vậy hỗn hợp muối T gồm
*Quy đổi 12,88 gam ancol thành CH3OH (0,35 mol) và CH2 (0,12 mol)
Ta có: nCH2 = 0,02p + 0,03q + 0,15m = 0,12
→ m = 0 là nghiệm duy nhất. Để có 3 ancol thì p ≠ q ≠ 0 nên p = 3 và q = 2 là nghiệm duy nhất.
Vậy:
X là HCOOC4H9 (0,02 mol)
Y là CH2 = CHCOOC3H7 (0,03 mol)
Z là (COOCH3)2 (0,15 mol)
Vậy %mX = 8,81% gần nhất với 9%.