Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Tuyển tập đề thi minh họa Hóa Học (Đề số 5)

  • 1426 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch HCl nhưng không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Xem đáp án

Đáp án D

Al, Cr, Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội nhưng Al tan được trong NaOH


Câu 4:

Về mùa đông, một số người quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm ở trong phòng kín. Kết quả là bị tử vong. Hỏi khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng đó?

Xem đáp án

Đáp án B

CO là sản phẩm tạo thành thi đốt  cháy than (C) trong điều kiện thiếu không khí. CO gây độc do nó cạnh tranh với nguyên tử O2 trên hồng cầu


Câu 5:

Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo

Xem đáp án

Đáp án C

polibuta-1,3-đien: cao su.

xenlulozơ triaxetat, nilon-6: tơ

nilon-6,6: tơ


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Tristearin là chất rắn ở điều kiện thường còn triolein là chất lỏng


Câu 7:

Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Cho HCl loãng dư vào alanin tạo thành muối clorua của và muối này tan trong nước nên dung dịch đồng nhất


Câu 8:

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

Xem đáp án

Đáp án C

Khi các chất cùng số C thì nhiệt độ sôi tăng dần từ ankan<andehit<ancol<axit


Câu 9:

Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với NaOH là

Xem đáp án

Đáp án D

Các chất này có dạng CH3C6H4OH (3 đồng phân o, m, p).


Câu 10:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH → H2O là?

Xem đáp án

Đáp án C

H+ + Cl- +Na+ + OH- → Na+ + Cl- + H2O

H+ + OH- → H2O


Câu 12:

Khi tiến hành sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta tiến hành hòa tan oxit này trong criolit nóng chảy. Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích sử dụng criolit?

Xem đáp án

Đáp án C

Vai trò của criolit: Hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm, Tiết kiệm điện và tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn, Criolit nóng chảy nổi lên trên tạo lớp màng bảo vệ nhôm nằm dưới


Câu 13:

Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?

Xem đáp án

Đáp án D

AgNO3 tác dụng với Fe(NO3)2 tạo thành Ag và Fe(NO3)3


Câu 15:

Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:

Chất

Thuốc thử

X

Y

Z

Y

 

Hóa xanh

Không đổi màu

Không đổi màu

Hóa đỏ

Nước Brom

Không có kết tủa

Kết tủa trắng

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

X làm quỳ tím hóa xanh nên X là metylamin.

Y không đổi màu quỳ, tạo kết tủa với nước brom nên Y là anilin.

Z không đổi màu và không tạo kết tủa nên là glyxin.

T làm hóa đỏ quỳ nên có tính axit là axit glutamic


Câu 16:

Dãy chuyển hóa nào sau đây có thể thực hiện được

Xem đáp án

Đáp án B

KNO3 (khan) + H2SO4 (đ) → KHSO4 + HNO3.

8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + ½ O2. (nhiệt phân)

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

NaNO3 → NaNO2 + ½ O2. (nhiệt phân)


Câu 17:

Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: nO=0,14mol 

Quy đổi hỗn hợp về Na x mol, Ba y mol và O 0,14 mol

→ 23x+137y+0,14.16=17,82

Mặt khác cho CuSO4 dư vào X kết tủa thu được gồm BaSO4 y mol và Cu(OH)2 0,5x+y mol

→ 98(0,5x+y)+233y=35,54

Giải được: x=0,32; y=0,06

→ a=0,32+0,06.2-0,14.22=0,08


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Xenlulozơ và tinh bột đều có CTPT dạng (C6H10O5)n nhưng hệ số n của mỗi chất khác nhau nên phân tử khối khác nhau


Câu 20:

Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: nNaOH=m40 

Nếu lượng này tạo thành Na3PO4 thì khối lượng muối thu được là 1,175m.

Nếu lượng này tạo thành Na2HPO4 thì khối lượng muối thu được là 1,775m.

Nếu lượng này tạo thành NaH2PO4 thì khối lượng muối là 3m.

Do 1,775m<2,51m<3m nên thu được hỗn hợp muối NaH2PO4 và Na2HPO4


Câu 23:

Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, to). Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số mol của vinylaxetilen, axetilen và propan trong mỗi phần là a, b, c.

Cho phần 1 tác dụng với AgNO3/NH3 được 20,76 gam kết tủa

 → 159a+240b = 20,76

Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 → 3a+2b = 0,24

Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được CO2 4a+2b+3c mol và H2O 2a+b+4c mol.

→ 4a+2b+3c = 2a+b+4c

Giải được: a=0,04; b=0,06; c=0,14

→ x = 3.0,14.44 = 18,48 mol


Câu 26:

Cho 4,06 gam anđehit X, mạch hở tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Toàn bộ lượng Ag thu được cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 3,248 lít khí (đktc). Mặt khác cho 4,06 gam X tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được m gam chất hữu cơ Y (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dX/N2 < 4). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Cho Ag thu được tác dụng với HNO3 đặc nóng dư thu được 0,145 mol khí NO2.

→ nAg= 0,145

Ta có: MX<112 

Nếu X là HCHO thì nx=0,126875 nAg=0,5075 (loại).

Gọi x là số nhóm CHO trong X nx=0,1452x Mx=56x

 

thỏa mãn x=1 thì X là CH2=CH-CHO

→ m = 4,06 + 0,145.2 = 4,35 gam


Câu 28:

Cho x gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH như sau:

Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án B

Dung dịch X chứa 2 chất tan là HCl dư và AlCl3 cùng số mol là a mol suy ra y=4a.

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+Kết tủa chưa xuất hiện do NaOH tác dụng với HCl dư.

+Kết tủa tăng dần tới cực đại do AlCl3 tác dụng với NaOH tạo kết tủa Al(OH)3.

+Kết tủa giảm dần do NaOH dư hòa tan kết tủa.

Nhận thấy khi thu được 0,175y mol hay 0,7x mol Al(OH)3 thì đã dùng 5,16 mol NaOH (giai đoạn hòa tan kết tủa.

→ a+3a+(a-0,7a) = 5,16 → a = 1,2

→ x = 27.1,2 = 32,4 gam


Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic và axit linoleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có quy luật: Đốt cháy este cần O2 bằng lượng O2 để đốt cháy lượng ancol và axit tương ứng để tạo ra nó.

Do vậy ta có thể quy về đốt glixerol (C3H8O3), axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH).

Ta có: nCO2=1,71 mol; nO2=2,385 

Glixerol không có liên kết pi, axit oleic có 2 pi (1 pi tự do), axit linoleic có 3 pi (2pi tự do).

Ta có các phản ứng đốt cháy:

Gọi số mol glixerol là x, axit oleic là y và axit linoleic là z.

Ta có nCO2= 3x+18y+18z; nO2= 3,5x+25,5y+25z

Axit oleic tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 :1 còn axit linoleic theo tỉ lệ 1 :2 do vậy ta phải rút được y +2z.

Ta có số mol –OH trong glixerol bằng tổng số mol các axit đơn chức do đó  3x = y + z

Giải hệ : x = 0,03; y = 0,06; z = 0,03 → y + 2z = 0,12 → V = 120 ml


Câu 31:

Cho các phương trình phản ứng hóa học sau (các phản ứng đều ở điều kiện và xúc tác thích hợp):

X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

X2 + CuO → X3 + Cu + H2O

X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3

X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3

2X4 → X5 + 3H2

Phát biểu nào sau đây là sai

Xem đáp án

Đáp án A

2X4 → X5 + 3H2

Chứng tỏ X4 là CH4 và X5 là C2H2.

X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3 mà X4 là CH4 vậy X1 là CH2(COONa)2.

X3 sinh ra từ ancol đơn mà p.ư với 4 AgNO3 → X3 là HCHO → X2 là CH3OH

→ X là HOOC-CH2-COOCH3 → X có 6H


Câu 32:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: nAl = 0,12 mol 

Đem hòa tan các chất thu được bằng Ba(OH)2 dư không tạo thành khí H2 do vậy Al hết, sau phản ứng thu được Al2O3 0,06 mol, Fe và Fe3O4có thể dư.

→ m = 0,06.102+15,68-3,24 = 18,56 gam


Câu 33:

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: MT = 36,6 do vậy hai amin là CH3NH2 và C2H7N

Y là HCOOH3NCH3 còn Z phải là H2NCH2COOH3NC2H5.

Dựa vào tỉ khối ta có tỉ lệ số mol 2 amin lần lượt là 3:2.

Gọi số mol của Z là x suy ra số mol của Y là 1,5x.

→ 77.1,5x + 120x = 9,42

Giải được: x=0,04.

Cho 9,42 gam X tác dụng với HCl thì muối thu được gồm CH3NH3Cl 0,06 mol, C2H5NH3Cl 0,04 mol và ClH3NCH2COOH 0,04 mol.

→ m = 11,77 gam


Câu 34:

Cho 33,8 gam hỗn hợp X gồm hai muối M(HCO3)2 và RHCO3 vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí. Mặt khác, cho 33,8 gam hỗn hợp X trên vào 200 ml dung dịch Y gồm Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,5M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 2,24 lít khí, dung dịch Z và m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: nCO2= 0,3 mol 

nHCO3- = 0,3 mol

Cho 33,8gam X tác dụng với 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,3 mol NaOH thu được 0,1 mol khí do đó khí phải là NH3.

Vậy RHCO3 là NH4HCO3 0,1 mol → nH(CO3)2= 0,1mol

Giải được M là Ba.

Vậy kết tủa thu được là BaCO3.

Nhận thấy tổng số mol Ba là 0,2 mà số mol CO32- có thể tạo ra là 0,3 mol.

Kết tủa thu được là BaCO3 0,2 mol → m = 39,4 gam


Câu 35:

Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X

Xem đáp án

Đáp án C

Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2 thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O.

Bảo toàn nguyên tố O: nO(X)= 0,93.2 + 0,8 -1.04.2 = 0,58 mol nCOO= 0,29 mol

 

Giải được số mol của este đơn chức là 0,19 mol và este 2 chức là 0,05 mol.

Ta có: nCO2=nH2O= 0,93 - 0,8 = 0,13 > 0,05.2

Do vậy trong các este đơn chức có este không no

Mặt khác ta có: CX=0,930,24=3,875 

mà do vậy có este từ 3 trở xuống.

Mà 2 ancol thu được cùng số nguyên tử C nên 2 ancol phải là C2H5OH và C2H4(OH)2.

Một este phải là HCOOC2H5 do vậy một muối là HCOONa.

Do vậy este đơn chức kia chứ 1 liên kết π trong gốc axit và este 2 chức tạo bởi 2 gốc axit.

→ nHCOONa= 0,19-(0,13-0,05.2)+0,05 = 0,21 mol

Muối còn lại có số mol là 0,08 mol

Bảo toàn C: Cmuoi k no=0,93-0,19.2-0,05.2-0,210,08=3

Vậy X gồm HCOOC2H5 0,16 mol, C2H3COOC2H5 0,03 mol và (HCOO)(C2H3COO)C2H4 0,05 mol.

→ % = 13,6%


Câu 36:

Hỗn hợp E chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm este X (CnH2n‒2O4), este Y (CnH2n+1O2N) và amino axit Z (CmH2m+1O2N). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 1,48 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Đun nóng 0,2 mol E trên với 340 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp gồm hai muối. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

Xem đáp án

Đáp án B

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol thu được 1,48 mol hỗn hợp CO2, H2O và N2.

0,2 mol E tác dụng vừa đủ với 0,34 mol NaOH suy ra

nX=0,14; nY+nZ=0,06 → nN2= 0,03 → nCO2+nH2O= 1,45

Do thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp gồm 2 muối nên ancol là đơn chức và hai muối trong đó có 1 muối 2 chức và 1 muối amino axit

Đốt cháy Y và Z thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là 0,03 mol, đốt cháy X thu được CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,14 mol

→ nCO2=1,48-0,03-0,03+0,142=0,78mol

Ta có: CE=3,9.  Do vậy m phải từ 3 trở xuống.

Ta có: n<0,780,14=5,57 cho nên ancol tạo nên X phải là CH3OH.

Do vậy n=m+1 cho nên m=3 và m=4.

Vậy 3 chất là C4H6O4 0,14 mol, C4H9O2N và C3H7O2N.

Giải được số mol của Y và Z lần lượt là 0,04 và 0,02 mol

→ %Z=7,94%


Câu 37:

Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch chứa m gam muối M(NO3)n trong thời gian t, thấy khối lượng dung dịch giảm 43,616 gam và tại catot thoát ra kim loại M. Nếu điện phân với thời gian 1,5t, khối lượng dung dịch giảm 50,337 gam và tại catot thấy thoát ra 1,5792 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận thấy khối lượng dung dịch giảm không tỉ lệ với thời gian, ở anot luôn thu được O2 do vậy khối lượng chênh lệch là do Mn+ hết và bị thay thế bằng quá trình điện phân H2O tạo H2.

thỏa mãn n=1 thì M là Ag

Tại thời gian t giây gọi số mol Ag bị điện phân là x, suy ra nO2=0,25x

→ 108x+32.0,25x = 43,616  → x = 0,376

→ nAgNO3= 0,376.1,5 - 0,0705.2 = 0,423

→ m = 71,91 gam


Câu 38:

Hỗn hợp Q gồm 3 peptit X, Y và Z đều mạch hở và được tạo bởi alanin và glyxin; X và Y là đồng phân; MY < MZ; trong Q có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 52 : 35. Đun nóng hết 0,3 mol Q trong dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120 gam chất rắn khan T. Đốt cháy hết T, thu được 71,76 gam K2CO3. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 3 peptit bằng 17. Phần trăm khối lượng của Z trong Q gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: nO:nN = 13:10 

Đun nóng 0,3 mol Q trong KOH thu được dung dịch cô cạn được 120 gam rắn T.

Đốt cháy T thu được 0,52 mol K2CO3.

Mặt khác tổng số O trong 3 peptit là 17 nên tổng số N trong 3 peptit là 14.

Ta có: nO-nN =nQ=0,3 → nN=1mol → nKOH phan ung=1mol

vậy KOH dư 0,04 mol.

Đặt a,b lần lượt là số mol Gly, Ala tạo nên Q

→ a+b = 1

→ 113a+127b+0,04.56 = 120

Giải được: a=0,66; b=0,34.

Đặt tổng số mol của X và Y là x và Z là z.

Đặt u là số gốc aa trong X, Y và v là số gốc aa trong Z

→ 2u+v = 14

→ N=10,3=3,33

Ta có các trường hợp:

TH1: u=2 và v=10

Ta có: x+z = 0,3; 2x+10z = 1 

Giải được x=0,25; y=0,05.

X, Y có dạng (Gly)p(Ala)2-p và  Z là (Gly)q(Ala)10-q.

→ 0,25p+0,05q = nAla=0,66 → 25p+5q = 66

không có nghiệm nguyên

TH2: u=3; v=8.

→ 3x+8z = 1

giải được x=0,28;y=0,02.

X, Y có dạng (Gly)p(Ala)3-p và Z là (Gly)q(Ala)8-1.

→ 0,28p+0,02q = 0,06

Giải được nghiệm nguyên: p=2 và q=5.

Vậy Z là (Gly)5(Ala)3  và X, Y có dạng (Gly)2Ala

%Z = 15,45%


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, CrO, CuO, Al2O3. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần 832,2 gam dung dịch HCl 10% thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 13,6. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 7,168 lít hỗn hợp khí (đktc) (sản phẩm khử duy nhất là NO) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 212,68 gam muối khan. Tổng phần trăm khối lượng Fe và FeCO3 trong X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: nHCl=2,28 mol 

Hỗn hợp khí thu được là CO2 và H2 với số mol lần lượt là 0,12 và 0,08 mol.

Suy ra số mol Fe trong X là 0,08 mol.

Quy đổi hỗn hợp X về Fe, Cr, Cu, Al, O và CO2 0,12 mol

→ nO=2,28-0,08.22=1,06 mol

Cho m gam X tác dụng với HNO3 loãng dư được 0,32 mol hỗn hơp khí gồm CO2 0,12 mol và NO 0,2 mol.

Cô cạn dung dịch thu được 212,68 gam muối khan.

Gọi x là số mol NO3- trong muối kim loại.

→ x = 1,06.2 + 0,2.3 = 2,72 → mkl=212,68 - 2,72.62 = 44,04

→ m = 44,04 + 0,12.44 + 1,06.16 = 66,28gam

→ %Fe,FeCO3 = 27,76%


Câu 40:

X là amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Y là một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp M gồm X, Y và một peptit có công thức Ala–X–X–X. Đun nóng 0,25 mol M với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối. Đốt cháy hết muối trong Z cần 24,64 lít (đktc) O2, thu được sản phẩm trong đó có tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,2 gam. Thành phần phần trăm về khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với:

Xem đáp án

Đáp án B

0,25 mol X tác dụng với 0,4 mol NaOH vừa đủ do vậy

npeptit=0,4-0,253=0,05nX;Y=0,2 mol

Z chứa muối của X, Y và 0,05 mol muối Ala.

Đốt cháy muối cần 1,1 mol O2 thu được CO2 và H2O 49,2 gam

Ta có: nNa2CO3=0,2 mol 

Ta có: nO(Z)=0,4.2=0,8 mol 

BTNT O: 2nCO2+nH2O= 0,8+1,1.2-0,2.3 = 2,4mol

Giải được số mol CO2 và H2O lần lượt là 0,75 và 0,9 mol.

Đốt cháy muối của axit no đơn chức thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Đốt cháy số mol muối amino axit thu được số mol H2O nhiều hơn CO2nửa số mol muối.

→ nmuoi aa=2(0,9 - 0,75) = 0,3 mol

→ nx=0,3 - 0,05.4 = 0,1mol → nY= 0,1

Gọi số C của X và Y lần lượt là m, n.

→ (0,1+0,05.3)m+0,1n+0,05.3 = 0,75+0,2

Giải được nghiệm nguyên m=2; n=3.

Vậy X là Gly, Y là C3H6O2.

→ %Y = 0,1.740,1.75+0,1.74+0,05.260=26,52%


Bắt đầu thi ngay