IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 1)

  • 3332 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:

Xem đáp án

Đáp án D

A. Zn tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Loại.

B. Fe không bền trong không khí ở nhiệt độ thường, dễ bị ăn mòn, hóa gỉ sắt. Loại.

C. Cr thuộc nhóm kim loại nặng Loại.

D. Al có đầy đủ các đặc điểm đã nêu: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường (tạo lớp màng oxit nhôm bền, bảo vệ kim loại bên trong khỏi sự ăn mòn); tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Kiến thức cần nhớ:

Các kim loại như Al, Fe, Cr không phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội


Câu 2:

Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn dung dịch nước brom để phân biệt 2 khí SO2 và CO2:

+ Khí SO2 làm mất màu nước brom.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

+ Khí CO2 không làm mất màu nước brom.

- HCl đều không phản ứng với 2 khí.

- NaOH đều phản ứng với 2 khí tạo dung dịch không màu, không có điểm khác biệt.

- Nước vôi trong đều phản ứng với 2 khí tạo kết tủa trắng.

Không dùng được 3 chất trên để phân biệt 2 khí


Câu 3:

Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là

Xem đáp án

Đáp án B

A. propan-1-ol: CH3CH2CH2OH

B. butan-1-ol: CH3(CH2)2CH2OH

C. butan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH3

D. pentan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH2CH3


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

A đúng. Phương trình phản ứng:

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

B và C đúng. CTCT của phenol là C6H5OH

D sai. Phenol có tính acid yếu.


Câu 5:

Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là: Al, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr(OH)3.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O


Câu 6:

Hợp chất etylamin là

Xem đáp án

Đáp án B

Etylamin có CTCT: CH3CH2NH2

Đây là hợp chất amin bậc I.


Câu 8:

Chất không phải axit béo là

Xem đáp án

Đáp án D

Acid panmitic, acid stearic, acid oleic đều là các acid béo, là thành phần cấu tạo nên chất béo.

Chỉ có acid acetic không phải là một acid béo.


Câu 9:

Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng

Xem đáp án

Đáp án A

A sai. Axit fomic không bị thủy phân trong môi trường acid.

B đúng. Saccarozơ có nhiều nhóm –OH gắn với C liền kề nên tạo phức được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O

C đúng. Saccarozơ là đường không khử, không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

D đúng. Cả 2 chất đều không phản ứng với NaCl


Câu 11:

Cho phản ứng:

N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) ;ΔH = –92 KJ

và các yếu tố: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Giảm áp suất; (3) Thêm xúc tác bột sắt; (4) Giảm nồng độ H2. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Giảm nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì phản ứng thuận thu nhiệt (ΔH < 0).

(2) Giảm áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để làm tăng số mol khí, tăng áp suất chung của hệ.

(3) Thêm xúc tác bột sắt không làm chuyển dịch cân bằng vì làm tăng tốc độ cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch.

(4) Giảm nồng độ H2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm số mol khí H2. Vậy chỉ có một yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Kiến thức cần nhớ:

Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

Nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự biến đổi đó.

a. Nồng độ: Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại.

b. Áp suất: Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch về phía có số phân tử khí ít hơn, giảm áp suất cân bằng dịch về phía có số phân tử khí nhiều hơn.

c. Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ → cân bằng chuyển dịch về chiều thu nhiệt, giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về chiều tỏa nhiệt.

Chú ý: ΔH = H2 – H1 nếu ΔH > 0: Thu nhiệt; ΔH < 0: Tỏa nhiệt


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của P2O5 trong phân.

B đúng. NH4+ và NO3 là 2 dạng ion cung cấp đạm mà dễ tan, cây dễ hấp thu.

C sai. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.

D sai. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây không đúng

Xem đáp án

Đáp án C

A đúng. Kim loại Cesi mềm như sáp, là kim loại mềm nhất.

B đúng. Đi từ Li đến Cs, bán kính kim loại tăng dần, các nguyên tử dễ tách nhau hơn, nhìn chung nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm dần.

C sai. Liti là kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất (-3,05 V).

D đúng. Kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1, chúng dễ tách 1 e để tạo cấu hình bền của khí hiếm, do vậy kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất. Trong đó, Cs có bán kính lớn nhất, dễ tách 1 e lớp ngoài nhất nên Cs có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất.


Câu 17:

Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các chất trên, chỉ có dầu hóa không phản ứng được với Na nên được dùng để bảo quản Na khỏi tác nhân không khí, độ ẩm, hơi nước…

Phương trình phản ứng:

2C6H5OH + Na → 2C6H5ONa + H2

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Kiến thức cần nhớ

Kim loại kiềm nằm ở nhóm IA đó là những kim loại có cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1. Đây là nhóm kim loại điển hình.

▪ So với các nguyên tử khác trong cùng 1 chu kì thì kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn, độ âm điện nhỏ, năng lượng ion hóa nhỏ. Nên kim loại kiềm rất dễ nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học. Hay nói cách khác kim loại kiềm có tính khử mạnh.

▪ Về cấu tạo mạng tinh thể nhóm kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, đây là kiểu mạng kém đặc khít nhất. Do đó, kim loại kiềm là nhóm kim loại nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. Chúng có màu trắng bạc và có ánh kim.

▪ Do có tính khử mạnh nên khi cho kim loại kiềm vào nước, nó xảy ra phản ứng rất mãnh liệt và gây nổ tạo dung dịch hidroxit tương ứng và giải phóng khí H2 để bảo quản kim loại kiềm người ta thường ngâm nó trong dầu hỏa.

Chú ý: Khi cho kim loại kiềm vào các dung dịch.

F Dung dịch axit thì chúng sẽ phản ứng với dung dịch axit trước, sau đó nếu còn dư chúng sẽ phản ứng với nước.

F Dung dịch muối thì chúng sẽ phản ứng với nước có trong dung dịch tạo dung dịch kiềm, sau đó xảy ra phản ứng trao đổi với muối nếu có.

F Cần chú ý mối quan hệ sau để cho việc tính toán được nhanh: nOH-=2.nH2.


Bắt đầu thi ngay