IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 9)

  • 3329 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên tử X có hóa trị đối với H bằng 2 và hóa trị tối đa đối với O bằng 6. Biết X có 3 lớp electron. Tính Z của X

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên tử X có hóa trị đối với H bằng 2 và hóa trị tối đa đối với O bằng 6

ð X có 6 electron hóa trị

Mà X có 3 lớp electron ð Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4

ð Z của X =16

Kiến thức cần nhớ

Xác định hợp chất Oxi và hợp chất khí của nguyên tố

Gọi n là hóa trị cao nhất của nguyên tố R

- Công thức của R với Hidro là RH(8-n).

- Nếu R có hóa trị chẵn thì CT oxit có dạng RO0,5n­

- Nếu R có hóa trị lẻ thì CT oxit có dạng R2On


Câu 4:

Chất nào sau đây là monosaccarit?

Xem đáp án

Đáp án  D

Glucozơ là monosaccarit


Câu 5:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng)

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu hình electron lớp ngoài của kim loại kiềm thổ là ns2


Câu 6:

Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:

Các cấu hình electron không phải của kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các cấu hình electron không phải của kim loại là: (2) 1s22s22p63s23p3 và (4) 1s22s22p3

2 cấu hình electron này đều có 5 e lớp ngoài cùng ð Chúng là phi kim hoặc á kim


Câu 7:

Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là

Xem đáp án

Đáp án D

Các cặp nhất phản ứng với nhau:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Kiến thức cần nhớ

Kim loại tác dụng với dung dịch muối

nA + mBn+ → nAm+ + mBn+

1. Điều kiện của phản ứng

+ A phải đứng trước B trong dãy điện hóa

+ Muối B phải tan.

+ Phản ứng diễn ra theo quy tắc α : chất oxh mạnh + khử mạnh → chất oxh yếu + khử yếu

ð Cần phải nắm chắc dãy điện hóa

2. Độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại:

+ Nếu mB↓ > mA tan thì khối lượng thanh kim loại A tăng:

Độ tăng khối lượng = mB↓ - mA tan

+ Nếu mB↓ < mA tan thì khối lượng thanh kim loại A giảm:

Độ giảm khối lượng = mA tan – mB↓

3. Nếu có nhiều kim loại cùng phản ứng với một muối, kim loại nào đứng trước trong dãy hoạt động hóa học thì phản ứng trước. Kim loại đó phản ứng hết thì kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.

4. Nếu có một kim loại phản ứng với nhiều muối, muối của kim loại đứng sau dãy hoạt động hóa học sẽ phản ứng trước. Muối đó hết thì muối của kim loại đứng trước dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.

5. Nếu có nhiều kim loại phản ứng với nhiều muối thì không nên xét thứ tự phản ứng xảy ra. Cần dựa vào dự kiện đề Câu cho để xác định chất phản ứng hết, chất còn dư.

Chú ý: Kim loại tan trong nước không đẩy được kim loại khác ra khỏi muối.


Câu 10:

Cho các nhận định sau:

1) Kim loại nhôm có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm;

2) Al2O­­3 là oxit lưỡng tính;

3) Kim loại nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường;

4) Corinđon là tinh thể Al2O3 trong suốt, không màu.

Số nhận định sai là:

Xem đáp án

Đáp án B

1. Sai. Al là kim loại, đặc trưng bởi tính khử, nó không có tính lưỡng tính. Phản ứng được với axit và bazơ bản chất đều là phản ứng khử.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2. Đúng. Al2O3 là oxit lưỡng tính, có thể phản ứng với cả axit và bazơ.

Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3. Đúng. Al có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường, tuy nhiên do phản ứng tạo lớp màng hidroxit bền, ngăn Al tiếp xúc với nước nên phản ứng dừng lại ngay. Quan sát thực tế không có hiện tượng Al tan ra.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2

4. Đúng. Corinđon là ngọc thạch rất cứng, cấu tạo tinh thể trong suốt, không màu. Corinđon thường có màu là do lẫn một số tạp chất oxit kim loại. Nếu tạp chất là Cr2O3, ngọc có màu đỏ tên là rubi, nếu tạp chất là TiO2 và Fe3O4, ngọc có màu xanh tên là saphia.


Câu 11:

Polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ

Xem đáp án

Đáp án B

A. Cao su buna tạo thành bởi phản ứng trùng hợp buta – 1,3 – dien.

B. Sợi bông là polime có nguồn gốc thiên nhiên, thành phần chính là xenlulozơ, được lấy từ quả bông của cây bông.

C. Tơ nilon – 6 tạo thành bởi phản ứng trùng ngưng H2NCH2CH2CH2CH2CH2COOH

D. Tơ tằm là polime có nguồn gốc thiên nhiên, thành phần chính là protein, được lấy từ tơ của con tằm nhả ra.


Câu 15:

Tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng được với chất (hoặc dung dịch chất) nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Tristearin không có nối đôi C = C nên không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

B. Glixerol phản ứng với Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) nhưng tristearin (este của glixerol) thì không phản ứng.

C. Tristearin bị thủy phân bởi dung dịch NaOH (đun nóng):

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

d. Tristearin tạo bởi axit béo no, không có khả năng tham gia cộng hợp brom.


Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2).

(b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn.

(c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ.

(d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra sorbitol.

(e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc vì phân tử không có nhóm –OH hemiaxetal.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

A. Đúng, công thức chung của hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức là CnH2nO2.

B. Đúng. Nguyên tử khối của C và O là số chẵn, số nguyên tử H luôn là số chẵn nên phân tử khối của hợp chất chứa 3 nguyên tố này luôn chẵn.

C. Sai. CTTQ của 1 amin là Cn2n+2-2k+aNa, tùy thuộc vào a mà số nguyên tử H là chẵn hay lẻ.

D. Sai. Dung dịch frutozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra sobitol.

E đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 17:

Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Các chất có tính lưỡng tính là: Cr2O3, Cr(OH)3, ZnO. Các chất này vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với bazơ.

- Al cũng phản ứng với cả axit và bazơ nhưng không là chất lưỡng tính, nó thể hiện tính khử khi phản ứng với axit và bazơ.

- CrO3 có tính axit.


Câu 21:

Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là

Xem đáp án

Đáp án B

Các hợp chất khi điện phân nóng chảy thu được kim loại là: NaCl, CaCl2, MgCl2, KCl.

Riêng AlCl3 sẽ bị thăng hoa khi nhiệt độ cao nên không thể điện phân nóng chảy được.

Kiến thức cần nhớ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

1. Phương pháp thủy luyện

- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu…

- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạng hơn, như Fe, Zn…

Ví dụ:

Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S

Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag

2. Phương pháp nhiệt luyện

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…

- Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2, hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.

Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không.

3. Phương pháp điện phân

- Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp.

- Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực (-) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học.

- Điều chế kim loại có tính khử mạng như Li, Na, K, Al,… bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.

- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu → bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân)


Câu 24:

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.

(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.

(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.

(8) Cho khí F2 vào nước nóng.

(9) Nhiệt phân Cu(NO3)2.

(10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

Xem đáp án

Đáp án D

Kiến thức cần nhớ

Silic (Si)

* Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.

Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

* Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hóa.

Si + 2Fe2 → SiF4

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

SILIC ĐIOXIT (SiO2)

* Là chất ở dạng tinh thể nguyên tử, không tan trong nước. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng khoáng vật thạch anh.

* SiO2 có tính chất của oxi axit, tan chậm trong dung dịch kiềm và tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy → silicat.

SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

* SiO2 tan trong HF; phản ứng này dùng để khắc chữ lên bề mặt thủy tinh

Axit H2SiO3

* Dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ bị mất nước

* Khi sấy khô H2SiO3 mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen được dùng làm chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.

* Là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic nên điều chế bằng cách dùng axit mạnh đẩy ra khỏi muối hoặc thủy phân một số hợp chất của Si. Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3

Muối silicat

* Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).

* Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy. Trong dung dịch, silicat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ.


Câu 29:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Nhận định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 30:

Cho dãy các chất: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, NaHSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, (NH4)2CO3

Phương trình phản ứng:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NH3 + 2H2O


Câu 31:

Cho các phương pháp sau:

(a) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.

(b) Tráng kẽm lên bề mặt thanh sắt.

(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt thanh sắt

(d) Tráng thiếc lên bề mặt thanh sắt.

Số phương pháp được sử dụng để bảo vệ sự ăn mòn của kim loại sắt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các phương pháp được sử dụng để bảo vệ sự ăn mòn của kim loại sắt là:

(b) Tráng kẽm lên bề mặt thanh sắt.

(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt thanh sắt.

(d) Tráng thiếc lên bề mặt thanh sắt

Kiến thức cần nhớ

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim loại hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.


Câu 34:

Hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Nhận định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay