15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 7)
-
3338 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành tơ olon?
Đáp án B
A. Axetilen trùng hợp tạo vinyl axetilen.
B. Acrilonitrin (CH2=CH-CN) trùng hợp tạo tơ olno.
C. Vinyaxetat trùng hợp tạo poli (vinylaxetat).
D. Etanol không tham gia phản ứng trùng hợp.
Câu 3:
Để nhận biết gly-gly và gly-gly-gly trong hai lọ riêng biệt, thuốc thử cần dùng là
Đáp án A
Thuốc thử cần dùng để nhận biết gly-gly và gly-gly-gly trong hai lọ riêng biệt là Cu(OH)2.
+ Gly – Gly: không phản ứng với Cu(OH)2.
+ Gly – Gly – Gly: phản ứng tạo phức màu tím xanh với Cu(OH)2.
Câu 4:
Trong các chất sau chất nào là etilen
Đáp án D
A. C2H2: axetilen
B. C6H4: benzen
C. C2H6: etan
D. C2H4: etilen
Câu 5:
Số đồng phân amin bậc 3 có công thức phân tử C5H13N là
Đáp án D
Các đồng phân amin bậc 3 có công thức phân tử C5H13N là:
(CH3)2NCH2CH2CH3
(CH3CH2)2NCH3
(CH3)2NCH(CH3)2
Vậy có 3 đồng phân thỏa mãn.
Câu 6:
Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
Đáp án A
Chỉ có Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương vì không còn nhóm –OH hemiacetal (không còn tính khử)
Câu 8:
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
Đáp án D
Phương trình D sai. Cu là kim loại hoạt động hóa học yếu, đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên Cu không phản ứng với H+.
Cu có thể phản ứng với H2SO4 đặc và phương trình phản ứng xảy ra như sau:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Câu 9:
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Đáp án A
Chỉ có CH3CHO tham gia phản ứng tráng bạc
CH3CHO + 2AgNO3 +3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Câu 10:
Cho m gam bột Fe tác dụng với dung dịch HNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 2 gam chất rắn B và 6,72 lít NO ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:
Đáp án C
Câu 11:
Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:
Đáp án D
Câu 12:
Nguyên tố nào đây dùng để lưu hóa cao su?
Đáp án D
Lưu hóa là quá trình phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển từ trạng thái mạch thẳng sang trạng thái không gian 3 chiều. Ngay từ thời gian đầu, người ta dùng lưu huỳnh để khâu mạch cao su nên gọi là lưu hóa. Ngoài lưu huỳnh còn có thể dùng một số chất khác để lưu hóa cao su như selen (Se), peroxit, nhựa lưu hóa →Sự lưu hóa đã làm cho cao su bền hơn, dai hơn và đưa cao su trở thành sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Câu 13:
Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
Đáp án D
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí đioxit các bon (CO2), oxit nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3).
Câu 14:
Cho phản ứng: . Biết rằng a + b > c và khi tăng nhiệt độ từ 5000C lên 7000C thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với hiđro là giảm. Nhận xét nào sau đây là sai?
Đáp án C
A đúng. Khi tăng nhiệt độ thì thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với hidro giảm chứng tỏ số mol khí tăng lên (vì tổng khối lượng không đổi) →Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
→Phản ứng nghịch thu nhiệt, phản ứng thuận tỏa nhiệt.
B đúng. Giải thích như ý A.
C sai. Khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng thuận và nghịch đều tăng, phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng và cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D đúng. Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm số mol khí, giảm áp suất chung của hệ.
Câu 15:
Cho m gam anđehit X tác dụng với AgNO3 dư, trong NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 86,4 gam Ag. Giá trị nhỏ nhất của m là
Đáp án A
Câu 16:
Khi lên men glucozơ dưới xúc tác phù hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Biết số mol khí sinh ra khi cho X tác dụng với Na dư và khi cho X tác dụng với NaHCO3 dư là bằng nhau. X không có nhóm CH2. Mặt khác đốt cháy 9 gam X thu được 6,72 lít CO2 và 5,4 gam H2O. Tên gọi của X là:
Đáp án D
Câu 17:
Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây là đúng:
Đáp án D
Câu 18:
Cho các chất: isopren, stiren, cumen, ancol allylic, anđehit acrylic, axit acrylic, triolein. Số chất khi cho tác dụng với H2 dư trong Ni, t0 thu được sản phẩm hữu cơ, nếu đốt cháy sản phẩm này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là:
Đáp án B
Các chất đốt cháy cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2 đều là những chất có độ bội liên kết bằng 0. →Các chất khi cho tác dụng với H2 dư trong Ni, t0 thu được sản phẩm có độ bội liên kết bằng 0 là: isoprene, ancol allylic, anđehit acrylic
Câu 19:
Cho bột Al tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với lượng dư các chất sau: dung dịch Na2CO3, khí CO2, dung dịch HCl, dung dịch NH3, dung dịch NaHSO4. Số phản ứng sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa là
Đáp án C
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Dung dịch X chứa Ba(AlO2)2
Các phản ứng xảy ra
Ba(AlO2)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaAlO2
Ba(AlO2)2 + 2CO2 +4H2O →Ba(HCO3)2 +2Al(OH)3
Ba(AlO2)2 + 8HCl → BaCl2 + 2AlCl3 + 4H2O
3Ba(AlO2)2 + 2AlCl3 + 12H2O → 3BaCl2 + 8Al(OH)3
Ba(AlO2)2 + 8NaHSO4 → BaSO4 + Al2(SO4)3 + 4Na2SO4 + 4H2O
Vậy có 4 phản ứng kết thúc thu được kết tủa.
Câu 20:
Cho các nhận xét sau:
1. Trong công nghiệp nước javen được điều chế bằng cách sục Cl2 vào dung dịch NaOH.
2. Sục O3 vào dung dịch KI (có nhỏ một vài giọt hồ tinh bột) thấy dung dịch chuyển sang màu xanh.
3. Tất cả phản ứng hóa học mà oxi tham gia là phản ứng oxi hóa khử, trong đó oxi là chất oxi hóa.
4. Trong thực tế người ta thường sử dụng lưu huỳnh để thu gom thủy ngân rơi vãi.
5. Từ HF → HCl → HBr → HI cả tính axit và tính khử đều tăng dần.
6. Từ HClO→ HClO2 → HClO3 → HClO4 → tính axit tăng dần còn tính oxi hóa giảm dần.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án C
Câu 21:
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,75M và KOH 1M thu được dung dịch X chứa 4 muối. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,9M và H2SO4 0,95M thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được lượng kết tủa lớn hơn 24,0 gam. Giá trị của V là
Đáp án C
Câu 22:
Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 8,4 gam hỗn hợp anđehit, ancol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là
Đáp án C
Câu 23:
Cho 8,9 gam hỗn hợp M gồm hai anđehit đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác hỗn hợp M tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < Mz). Đun nóng X với axit axetit dư với xúc tác H2SO4 đặc, thu được 10,62 gam hỗn hợp hai este. Biết hiệu suất phản ứng tạo este của Y bằng 60%. Hiệu suất phản ứng tạo este của Z bằng:
Đáp án D
Câu 24:
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 25:
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 9,36 gam Al và 7,82 gam Al2O3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,24 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 0,08 mol NO và a mol N2O. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 2,04 mol NaOH. Nếu cho 400ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào dung dịch X, thu được kết tủa là.
Đáp án D
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol (C6H5OH) và anilin đều phản ứng với dung dịch nước brom tạo ra kết tủa.
(b) Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0) tạo ra ancol bậc một.
(c) Axit fomic tác dụng với dung dịch KHCO3 tạo ra CO2.
(d) Etilen glicol, axit axetit và glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(e) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(f) Poli (vinyl clorua), polietilen được dùng làm chất dẻo.
(g) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Câu 27:
Oxi hóa 16,27 gam hỗn hợp X gồm một số kim loại thu được 19,15 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đúng 390 ml dung dịch HNO3 4M thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí không màu (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí) có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5 và dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được m gam muối khan. Biết quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng nhiệt phân, m gần nhất với
Đáp án C
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.
(2) Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2)
(3) Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và quặng cacnalit.
(4) Photpho đỏ không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
(5) Đốt metan trong khí clo sinh ra CCl4.
(6) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Câu 29:
Hỗn hợp X gồm một ankan, một anken và một ankin đều ở thể khí có tỉ lệ mol tương ứng 2:1:4. Thêm vào 0,7 mol hỗn hợp X một lượng khí H2 thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua ống sứ chứa Ni nung nóng thu được hỗn hợp Z chỉ chứa các hiđrocacbon. Chia Z làm hai phần bằng nhau:
+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 14,56 lít CO2 (đktc) và 11,7 gam nước.
+ Phần 2 dẫn qua dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Khí thoát ra được hấp thụ vào dung dịch Br2 thấy khối lượng Br2 phản ứng là 8,0 gam. Giá trị m là
Đáp án C
Câu 30:
Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối só với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Biết chất tan trong X chỉ chứa các muối. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 31:
Dẫn hỗn hợp X gồm hai ancol đều đơn chức, no, mạch hở đi qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 5,376 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đun nóng lượng X trên với H2SO4 đặc, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm anken, ete và ancol còn dư. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 dẫn qua nước Br2 lấy dư, thấy lượng Br2 đã phản ứng là 4,8 gam.
- Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,6 mol O2, thu được 9,54 gam nước.
Biết hiệu suất tạo anken là 37,5%, hiệu suất tạo ete của ancol có khối lượng phân tử nhỏ là 75%. Hiệu suất tạo ete của ancol có khối lượng phân tử lớn là
Đáp án A
Câu 32:
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
Đáp án C
Câu 33:
Đốt cháy hết 5,64 gam hỗn hợp X gồm 1 axit đơn chức, 1 ancol đơn chức và este tạo bởi axit và ancol trên, thu được 11,88 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Nếu lấy cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,2M, dung dịch sau phản ứng đun nóng thu được 0,896 lít (đktc) hơi ancol và 4,7 gam muối khan Y. Trong số các phát biểu sau:
(a) % về số mol của axit trong hỗn hợp X là 42,86%.
(b) có hai đồng phân este thỏa mãn đề bài ra.
(c) % về khối lượng của ancol trong hỗn hợp X là 40,43%.
(d) 5,64 gam hỗn hợp X phản ứng tối đa với 0,04 mol Br2.
(e) Khi nung muối Y với hỗn hợp vôi tôi xút (NaOH/CaO) thu được eten.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Câu 34:
Hiện tượng làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch được ghi lại như sau
Chất X, Y, Z lần lượt là
Đáp án A
Câu 35:
Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam A cần vừa đủ 0,295 mol O2, thu được 3,6 gam H2O. Mặt khác 5,6 gam A tác dụng vừa đủ với 0,075 mol NaOH, thu được 1,93 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,1525 mol CO2. % khối lượng của Y trong A là
Đáp án A
Câu 36:
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nò sau đây?
Đáp án B
Câu 37:
Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) và một ancol no, hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 3,24 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lượng E sinh ra cần 3,36 lít O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn . Thành phần % về khối lượng của Y trong hỗn hợp A là?
Đáp án D
Câu 38:
X là este của amino axit, Y là peptit mạch hở. Cho m gam hỗn hợp X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,8 gam một ancol đơn chức Z và hỗn hợp T chứa muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,5 gam muối của glyxin). Đốt cháy hoàn toàn T trong O2, thu được Na2CO3, N2, H2O và 1,45 mol CO2. Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng hết với Na, sinh ra 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong M là
Đáp án D
Câu 39:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
(2) Cho Cu dư vào dung dịch hỗn hợp KNO3, HCl.
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(5) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.
(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.
(7) Cho dung dịch BaCO3 vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là:
Đáp án C
Câu 40:
X là este tạo bởi ancol etylic và axit cacboxylic đơn chức Y; Z là axit cacboxylic cùng dãy đồng đẳng của Y (MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Z cần dùng 160 ml dung dịch NaOH 12,5 %. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm hai muối và phần hơi G trong đó oxi chiếm 84,9 % về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối F thu được 66,0 gam CO2; 18,0 gam H2O và phần rắn là Na2CO3. Thành phần % khối lượng của Z trong E là.
Đáp án C