IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 14)

  • 3328 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), tại anot xảy ra quá trình

Xem đáp án

Đáp án D

Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ):

Anot (cực dương): nơi xảy ra quá trình oxi hóa H2O: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.

Catot (cực âm): nơi xảy ra quá trình khử ion Ag+: Ag+ + e → Ag↓


Câu 3:

Cho kim loại Ba vào lượng dư hai dung dịch nào sau đây đều không thu được kết tủa?

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi cho kim loại Ba vào lượng dư các dung dịch trên thì kim loại Ba sẽ tác dụng hết với nước tạo thành dung dịch Ba(OH)2, sau đó Ba(OH)2 sẽ tác dụng với các dung dịch đã cho → khi cho kim loại Ba vào lượng dư hai dung dịch KBr và NaNO3 không thu được kết tủa.

- Ở đáp án A, thu được 2 kết tủa BaCO3 và BaSO4.

- Ở đáp án C, thu được 1 kết tủa BaCO3.

- Ở đáp án D, thu được 1 kết tủa BaSO4.


Câu 4:

Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?

Xem đáp án

Đáp án D

- Xenlulozơ trinitrat tạo thành từ [C6H7O2(ONO2)3]n; poliacrilonitrin tạo thành từ CH2=CH-CN; policaproamit tạo thành từ H2N-[CH2]5-COOH → Đều chứa nguyên tử nitơ trong phân tử.

- Polistiren tạo thành từ C6H5-CH=CH2 (với C6H5- là gốc phenyl)

→ Không chứa nguyên tử nitơ trong phân tử.


Câu 5:

Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?

Xem đáp án

Đáp án C

- Dễ dàng nhận thấy CH3COOC3H7 thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở do được cấu tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (CH3COOH) và ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H7OH).

- CH2(COOCH3)2 là este hai chức, mạch hở; HCOOC6H5 là este đơn chức của phenol; HCOOC2H3 là este đơn chức có chứa 1 liên kết đôi C=C (không no).


Câu 6:

Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

Xem đáp án

Đáp án C

Ba(OH)2 là một bazơ mạnh nên có pH > 7; NaCl có pH = 7 do là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước (các ion không bị thủy phân); HCl và HNO3 có pH < 7 do là axit mạnh.


Câu 7:

Khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại từ ZnO trở về sau (thứ tự các kim loại nằm sau Zn trong dãy điện hóa) ð CO khử được CuO, PbO, FeO tạo kim loại tương ứng và giải phóng khí CO2. Chỉ có MgO là CO không thể khử được.


Câu 8:

Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, hiện tượng nào sau đây xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi cho bột Al vào dung dịch KOH, lớp màng oxit bảo vệ Al (nếu còn) sẽ bị phá hủy bởi KOH dư → Al tiếp tục tác dụng hết với nước tạo thành Al(OH)3 và thoát ra khí H2 sau đó Al(OH)3 tạo ra bị hòa tan hết trong KOH dư tạo thành KAlO2 (dung dịch không màu) và H2O. Các quá trình xảy ra:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2        (1)

Al(OH)3 + KOH (dư) → KAlO2 + H2O         (2)

Tổng hợp 2 quá trình (1) và (2) ta thu được phương trình Al tác dụng với dung dịch

KOH (dư): 2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3 H2


Câu 10:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Chất nào sau đây không tác dụng được với Na?

Xem đáp án

Đáp án B

Etanal (CH3CHO) không tác dụng được với Na; metanol (CH3OH); axit axetic (CH3COOH); phenol (C6H5OH) đều tác dụng được với Na tạo thành các muối tương ứng và thoát ra khí H2


Câu 13:

Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anbumin. Số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong số các chất đã cho, các chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm bao gồm: glucozơ, frutozơ, axit fomic. Saccarozơ và albumin chỉ có khả năng tác phản ứng với Cu(OH)2; etyl format chỉ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Đúng. Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2.CaF2 là một trong hai khoáng vật chính của photpho, ngoài ra còn có quặng photphoric (thành phần chính là Ca3(PO4)2).

B. Sai. Trong công nghiệp, photpho đỏ được điều chế từ Ca3(PO4)2 (thành phần chính của quặng photphorit), SiO2 và C bằng cách nung hỗn hợp trên ở 1200oC trong lò điện (ngoài ra có thể dùng quặng apatit).

C. Đúng. Không dùng H2SO4 đặc để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước do NH3 tác dụng với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4.

D. Đúng. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch NaH2PO4, thu được kết tủa Ca3(PO4)2 có màu trắng.


Câu 19:

Cho este X (C5H8O2, mạch hở) phản ứng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có phản ứng tráng bạc và muối Z. Nung Z với vôi tôi xút dư, thu được khí T có tỉ khối so với hiđro là 8. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án B

- X phản ứng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có phản ứng tráng bạc và muối Z → X có dạng RCOOCH=CH-R’.

- Nung Z với vôi tôi xút dư, thu được khí T có tỉ khối so với hiđro là 8

→ MT = 16 (CH4) → Z là CH3COONa.

→ X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH=CH-CH3


Câu 21:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Na2CO3 không bị nhiệt phân → Đáp án B không thỏa mãn.

- CaO là chất rắn do đó không thể bám lơ lửng trên thành ống nghiệm.

→ Đáp án D không thỏa mãn.

- Do T là dung dịch → Đáp án A không thỏa mãn.

- Vậy X, Y, Z, T lần lượt là NaHCO3, H2O, CO2, Ca(OH)2.


Câu 30:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T, E với dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng) được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch

Hiện tượng

X

Có kết tủa trắng và có khí mùi khai.

Y

Có kết tủa nâu đỏ.

Z

Có kết tủa trắng

T

Có kết tủa xanh lam

E

Không có hiện tượng

Các dung dịch X, Y, Z, T, E lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Khi cho dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng) lần lượt vào các mẫu thứ X, Y, Z, T, E ta thấy:

- Ở mẫu thử X: có kết tủa trắng và có khí mùi khai thoát ra → Đáp án D không thỏa mãn do NH4Cl tác dụng với Ba(OH)2 chỉ thu được khí có mùi khai.

- Ở mẫu thử Y: có kết tủa nâu đỏ → Đáp án A không thỏa mãn do kết tủa Mg(OH)2 có màu trắng.

- Ở mẫu thử E: không có hiện tượng → Đáp án B không thỏa mãn do khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 ban đầu thấy có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần đến hết nếu lượng Ba(OH)2 dư.

Vậy chỉ có đáp án C thỏa mãn và các dung dịch X, Y, Z, T, E lần lượt là: NH4NCO3, FeCl3, NaHSO4, CuCl2, HCl.


Câu 31:

Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H7NO2, có các đặc điểm sau:

- X có mạch cacbon không phân nhánh, có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.

- Y được điều chế trực tiếp từ amino axit và ancol.

- Z có phản ứng tráng bạc, tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra amin.

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

- X có mạch cacbon không phân nhánh, có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng (X có hai nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng).

→ X có CTCT thu gọn là H2NCH(CH3)COOH.

- Y được điều chế trực tiếp từ amino axit và ancol → Y là este của amino axit và ancol

→ Y có CTCT thu gọn là H2NCH2COOCH3

- Z có phản ứng tráng bạc → Z có dạng HCOOR; Z tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra amin → Z là muối amoni → Z có CTCT thu gọn là HCOOH3NC2H3


Câu 32:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết X có công thức phân tử C5H10O4NCl, là muối của α-amino axit; Y, Z và T là các hợp chất hữu cơ khác nhau, chứa nitơ. Nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

X là HOOCC3H5(NH3Cl)COOH ð Y là HOOCC3H5(NH3Cl)COOC2H5

→ Z là CH3OOCC3H5(NH3Cl)COOC2H5, T là KOOCC3H5(NH2)COOK

A. Đúng vì:

KOOC3H5(NH2)COOK + 3HCl → HOOCC3H5(NH3Cl)COOH + 2KCl.

B. Sai vì chứa 16H.

C. Đúng vì chứa COOH tự do nên: COOH + NH3 → COONH4

D. Đúng vì:

HOOCC3H5(NH3Cl)COOH + 3KOH → KOOCC3H5(NH2)COOK+ 3H2O


Bắt đầu thi ngay