Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 3)

  • 2354 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các khí sau: Cl2, CO2, H2S, SO2, N2, C2H4, O2. Số chất khí làm mất màu nước Br2

Xem đáp án

Đáp án D

Các chất khí làm mất màu nước Br2 là: Cl2, H2S, SO2, C2H4

Phương trình phản ứng:

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

C2H4 + Br2 → BrCH2CH2Br

Note

Những chất làm mất màu dung dịch nước Br2:

- Cl2, H2S, SO2

- Hợp chất có nối đôi, nối ba của C với C

- Andehit, các hợp chất tương tự có nhóm CHO như: Glucozơ; HCOOH; HCOOR; HCOOM

- Phenol; Anilin


Câu 2:

Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+.

Vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu


Câu 4:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng. Phương trình phản ứng:

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF

B sai. Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ đặc và NaCl ở thể rắn.

C đúng. HBr có tính khử mạnh, nếu tạo thành sẽ phản ứng ngay với H2SO4 đặc nóng.

D đúng. Phương trình phản ứng:

2NaCl(r) + H2SO4(l) to Na2SO4(l) + 2HCl(k)


Câu 5:

Cho phản ứng: Na2S2O3(l) + H2SO4(l) → Na2SO4(l) + SO2(k) + S(r) + H2O(l)?

Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác; có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng:

(1) tăng nhiệt độ: Tăng sự hỗn loạn trong dung dịch, tăng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(2) tăng nồng độ Na2S2O3: Tăng khả năng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(6) dùng chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, đẩy nhanh đến cân bằng.

Note

Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:

+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc


Câu 6:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hidro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là

Xem đáp án

Đáp án D

* X (C3H6O2) phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH.

Þ Chứng tỏ X chứa nhóm –OH và –CHO nhưng không chứa nhóm -COO-

Þ X có thể CTCT là: HOCH2CH2CHO hoặc CH3CH(OH)CHO

* Hiđro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Þ Chứng tỏ Y có 2 nhóm –OH gắn với 2 nguyên tử C liền kề

Þ X là CH3CH(OH)CHO, Y là CH3CH(OH)CH2OH


Câu 10:

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II)

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Điều khẳng định nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án C

A. sai, Anilin có tính bazơ yếu nên không làm đổi màu phenolphthalein.

B. sai, Anilin không tan trong dung dịch NaOH nên có hiện tượng dung dịch phân lớp.

C. đúng. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch aniline thấy có kết tủa trắng vẫn đục

D. sai. Anilin có tính bazơ yếu nên không làm đổi màu quỳ tím


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Sai. Khí CO2 ít tan trong nước do vậy hàm lượng khí CO2 trong không khí không cân bằng khi hòa tan trong nước mưa.

B. Sai. Nước bị ô nhiễm là nước giếng khoan chứa các độc tố như asen, sắt vượt mức cho phép.

C. Đúng. Nguồn nước bị ô nhiễm khi hàm lượng các ion Cl-, PO43- và SO42- vượt mức cho phép.

D. Sai. Nguyên nhân gây thủng tầng ozon chủ yếu là khí CFC (CF2Cl2 và CFCl2) ngoài ra còn một số khí độc do con người thải ra.


Câu 23:

Phát biểu không đúng là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 30:

Cho các nhận định sau:

(1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.

(2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.

(3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn aminiac.

(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α – amino axit và là cơ sở tạo nên protein.

(5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.

(6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy.

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Có 4 nhận định đúng là: (1), (2), (4) và (5).

(1) Đúng. Ở điều kiện thường metyl, trimetyl, dimetyl và etyl amin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc và tan tốt trong nước.

(2) Đúng. Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực, có vị ngọt, dễ tan trong nước và nhiệt độ nóng chảy cao.

(3) Sai. Anilin có lực bazo yếu hơn ammoniac.

(4) Đúng. Peptit được chia thành hai loại:

* Oligopeptit gồm các peptit gồm các peptit có rừ 2 – 10 gốc a - amino axit.

* Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc a - amino axit. Polipeptit của protein.

(5) Đúng. Để lâu anilin ngoài không khí thì anilin chuyển sang màu nâu đen vì bị oxi hóa bởi oxi không khí.

(6) Sai. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao không bị phân hủy.


Bắt đầu thi ngay