15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 15)
-
3240 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
Đáp án B
- Trùng ngưng axit ɛ-aminocaproic tạo thành sản phẩm dùng để chế tạo tơ nilon-6 (hay tơ capron).
- Trùng hợp metyl metacrylat tạo thành sản phẩm dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas - một loại chất dẻo.
- Trùng hợp vinyl xianua tạo thành sản phẩm dùng để chế tạo tơ nitron (hay tơ olon).
- Đồng trùng ngưng hexametylenđiamin với axit adipic tạo thành sản phẩm dùng để chế tạo tơ nilon-6,6.
Câu 2:
Chất khí X tan trong nước tạo thành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sang đỏ và được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là:
Đáp án C
Khí SO2 được dùng làm chất tẩy màu, tan trong nước tạo thành dung dịch có môi trường axit → làm màu quỳ tím chuyển sang đỏ
Câu 3:
Cho phản ứng hóa học:
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là
Đáp án D
Phương trình ion rút gọn của phản ứng
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O là:
CaCO3 + 2CH3COOH → Ca2+ + 2CH3COO− + CO2 + H2O
Câu 4:
Điện phân dung dịch chứa các cation sau: (1) Ag+ ; (2) Fe2+ ; (3) Fe3+; (4) Zn2+ (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%). Thứ tự các cation bị khử tại catot (từ trái sang phải) lần lượt là
Đáp án D
Các cation bị khử tại catot theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ mạnh đến yếu: (1) Ag+; (3) Fe3+; (2) Fe2+; (4) Zn2+.
Câu 5:
Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên
Đáp án B
Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên ninh xương với một ít quả chua (me, khế,...) vì trong các quả chua có chứa axit, Ca3(PO4)2 trong xương sẽ kết hợp với axit tạo thành muối tan Ca(H2PO4)2 → Cơ thể dễ hấp thụ canxi và photpho hơn.
Câu 6:
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
Đáp án C
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có kết tủa trắng CaCO3.
Câu 7:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
Đáp án A
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ → Muối X là FeCl2, kết tủa Fe(OH)2 màu trắng xanh sẽ bị hóa nâu đỏ do bị oxi trong không khí oxi hóa tạo thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
4Fe(OH)2 (màu trắng xanh) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (màu nâu đỏ)
Câu 8:
Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
Đáp án B
Al không có tính chất lưỡng tính. NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3 đều là các chất lưỡng tính.
Câu 9:
Axit 2,4 - hexađienoic (axit sorbic) được sử dụng để bảo quản thực phẩm có công thức là
Đáp án B
Câu 10:
Để xác định định tính nguyên tố hiđro người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO, sau đó dẫn sản phẩm thu được qua bông trộn với chất nào sau đây?
Đáp án B
Để xác định định tính nguyên tố hiđro người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để oxi hóa chất hữu cơ tạo thành hơi nước, sau đó dẫn sản phẩm thu được qua bông trộn với CuSO4 khan, nếu trong hợp chất hữu cơ có hiđro (sản phẩm sau khi dẫn qua CuO có chứa nước) thì CuSO4 khan sẽ chuyển từ màu trắng sang màu xanh lam
Câu 11:
Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế từ phản ứng đun nóng dung dịch hỗn hợp
Đáp án D
Câu 13:
Cho ba ống nghiệm chứa các dung dịch riêng biệt sau: ZnCl2 (ống 1), CuSO4 (ống 2) và Pb(NO3)2 (ống 3). Nhỏ dung dịch Na2S vào ba ống nghiệm, thấy cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa. Nhỏ tiếp dung dịch HCl dư vào ba ống nghiệm trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, các ống nghiệm vẫn còn kết tủa là
Đáp án B
Khi nhỏ dung dịch Na2S lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2 thấy cả 3 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa (ZnS, CuS, PbS). Nhỏ tiếp dung dịch HCl dư vào 3 ống nghiệm trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, các ống nghiệm vẫn còn kết tủa là: (2), (3) do CuS và PbS không tan trong dd HCl còn ZnS tác dụng với HCl tạo thành ZnCl2 và H2S.
Câu 14:
Xà phòng hóa hoàn toàn 53,4 gam tristearin, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
Đáp án D
Câu 15:
Dẫn 1,792 lít CO (đktc) đi qua m gam CuO (dư) nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 5% so với ban đầu. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 16:
Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được a gam muối và V lít khí SO2 duy nhất. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được b gam muối và V lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Mối quan hệ giữa a và b là
Đáp án C
Câu 17:
Chất X có công thức cấu tạo C2H5OCOCH2-CH(OH)-CH2OCOCH=CH2. Thủy phân hoàn toàn X bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được
Đáp án B
Thủy phân C2H5OCOCH-CH(OH)-CH2OCOCH=CH2 trong dung dịch KOH (vừa đủ) thu được KOOC-CH2-CH(OH)-CH2-OH, CH2=CH-COOK, C2H5OH
Câu 18:
Đốt cháy a mol Fe trong khí oxi, thu được 39,2 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl (vừa đủ), thu được 77,7 gam muôi. Giá trị của a là
Đáp án B
Câu 19:
Lên men 45 gam glucozơ rồi hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 thu được vào 0,9 lít dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chỉ chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol. Hiệu suất quá trình lên men là
Đáp án B
Câu 20:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:
Hình vẽ trên mô tả
Đáp án D
Thành phần hóa học của bông là xenlulozơ, khi cho bông vào dung dịch H2SO4 70% khuấy đều thì bông sẽ bị thủy phân tạo thành dung dịch -glucozơ
Câu 21:
Hỗn hợp E gồm chất X (C2H10N2O3, muối của axit vô cơ) và chất Y (C9H16O5N4, tetrapeptit mạch hở). Cho E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được hỗn hợp khí Z. Cho E tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (loãng, dư, đun nóng), thu được khí T và dung dịch Q. Nhận định nào sau đây sai?
Đáp án D
Câu 22:
Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch muối X, Y, Z và T chứa trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi nhận ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C
- Cho dd Ba(OH)2 vào T thấy xuất hiện kết tủa và có bọt khí thoát ra → Loại đáp án A do Ba(OH)2 tác dụng với Fe(NO3)2 chỉ tạo kết tủa.
- Cho dd H2SO4 loãng vào X thấy xuất hiện kết tủa và có bọt khí thoát ra → Loại đáp án B do không có 2 hiện tượng trên, loại đáp án D do chỉ có bọt khí thoát ra.
- Vậy chỉ có đáp án C thỏa mãn, các dd X, Y, Z, T lần lượt là Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.
Câu 23:
Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong không khí (dư) rồi hòa tan toàn bộ sản phẩm thu được vào 500 ml dung dịch H3PO4 85% (D=1,7g/ml) thì nồng độ H3PO4 trong dung dịch tăng thêm 4,1%. Giá trị của m là
Đáp án C
Câu 24:
Cho X tác dụng hoàn toàn với lượng dư H2 (xúc tác Ni, t0), thu được chất Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Cho dãy các chất (hoặc dung dịch) sau: đivinyl, axetilen, ancol anlylic, anđehit fomic, glucoza, benzen. số chất (hoặc dung dịch) thỏa mãn tính chất của X là
Đáp án C
- X tác dụng hoàn toàn với lượng dư H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất Y → Y có khả năng tác dụng với H2 → Cả 6 chất đều thỏa mãn, các sản phẩm thu được lần lượt là C4H10, C3H8O, CH3OH, C6H14O6 (sorbitol), C6H12 (xiclohexan). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 → Chỉ có C4H10, C3H8O, CH3OH, sorbitol thỏa mãn, đốt cháy xiclohexan thu được số mol CO2 bằng với số mol H2O.
- Vậy có 5 chất thỏa mãn tính chất của X: đivinyl, axetilen, ancol anlylic, anđehit fomic, glucozơ.
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 2,92 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng không khí vừa đủ trong bình kín, thu được CO2, H2O và 1,1 mol N2. Biết trong không khí, N2 và O2 lần lượt chiếm 80% và 20% về thể tích. Công thức phân tử của X là
Đáp án D
Câu 26:
Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 3NaOH Y + Z + T + H2O
(b) 2Y + H2SO4 → 2E + Na2SO4
(c) 2E + C2H4(OH)2 F + 2H2O
Biết , Y và Z là muối của axit cacboxylic. Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Câu 27:
Một bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm hiđro và isobutilen, có tỉ khối so với He là 6,5. Thêm vào bình một ít bột Ni rồi nung nóng, sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 9,75. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là
Đáp án C
Câu 28:
Nung hỗn hơp X gồm MgCO3, CaCO3 và KHCO3 trong bình chân không đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y, hỗn hợp khí và hơi Z. Cho toàn bộ Y vào nước dư, thu được dung dịch T và chất rắn E. Dẫn Z vào T, thu được kết tủa M và dung dịch N chứa 2 chất tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Câu 29:
Cho các dung dịch sau: KOH, KHCO3, BaCl2, K2CO3, KHSO4. Nếu trộn các dung dịch với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra phản ứng hóa học là
Đáp án C
Các cặp dung dịch tác dụng với nhau từng đôi một bao gồm:
KOH |
KHCO3 |
(1) |
KOH |
KHSO4 |
(2) |
KHCO3 |
KHSO4 |
(3) |
BaCl2 |
K2CO3 |
(4) |
BaCl2 |
KHSO4 |
(5) |
K2CO3 |
KHSO4 |
(6) |
Câu 30:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH (loãng, dư).
(b) Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở nhiệt độ cao, trong lò đứng.
(c) Cho kim loại Ba vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Dẫn hợp hợp khí thu được từ phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước dư.
(e) Cho KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp Na2SO3 và KHSO4.
(f) Cho NaCl vào dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 (loãng).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
Đáp án D
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tinh bột, amilozơ thường chiếm tỉ lệ cao hơn amilopectin.
(b) Cho axetilen tác dụng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Pd/BaSO4), thu được etilen.
(c) HCOOCH3 và CH3-O-CHO là đồng phân cấu tạo của nhau.
(d) Chất béo rắn không tan trong nước và nặng hơn nước.
(e) Dung dịch axit axetic và axit a-amino glutaric đều làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Câu 32:
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và CuO tác dụng với dung dịch KHSO4 (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa (5m + 4,7) gam muối sunfat trung hòa. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 (loãng, dư), thu được (9m + 4,36) gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Câu 33:
Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau.
Tỉ lệ a : b là
Đáp án B
Câu 34:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột 2%, quan sát và ghi nhận hiện tượng trong vài phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng nhẹ dung dịch trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút.
Bước 3: Để dung dịch nguội dần ở nhiệt độ thường, ghi nhận hiện tượng quan sát được. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1 và bước 3, đều thu được dung dịch có màu xanh tím.
(b) Sau bước 2, ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu tím đen.
(c) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm mất màu xanh tím.
(d) Từ kết quả của thí nghiệm trên, có thể dùng iot để nhận biết hồ tinh bột.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu đúng (a), (c), (d).
- Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, hồ tinh bột hấp thụ iot cho có màu xanh tím.
- Khi đun nóng, iot thăng hoa, bị giải phóng ra khỏi hồ tinh bột làm mất màu xanh tím.
- Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch lại có màu xanh tím.
Câu 35:
Hòa tan hoàn toàn 13,22 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu(OH)2 và MgCO3 trong dung dịch chứa 0,16 mol NaNO3 và 0,5 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và CO2, có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, tạo từ các amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 35,448 lít O2 (đktc), thu được N2 và 77,47 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 48,97 gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn 10,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, thu được 12,096 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 10,28 gam X trong 160 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối Y và ancol Z. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Y là
Đáp án D
Câu 38:
Nung m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 50,27 gam muối và thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 3,36 lít H2 (đktc) và còn lại phần rắn Z không tan. Hòa tan hoàn toàn Z trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 4,032 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6. Phần trăm khối lượng Al đã phản ứng là
Đáp án A
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở, có đồng phân hình học), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 139,7 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 600 ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 200 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng KOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,35 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn 25,96 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl, thu được dung dịch Y và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí gôm NO và H2, có tỉ khối so với He là 4,5. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần hai tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,62 mol NaOH (loãng), thu được m gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 86,64 gam kết tủa và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B