15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 5)
-
3237 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Oxit nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ
Đáp án D
Câu 4:
Cho 5,8g hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,032 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị m là
Đáp án D
Câu 5:
Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 11,36 gam muối khan. Khí Y là
Đáp án A
Câu 6:
Cho 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1 M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 1. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tối đa thu được là
Đáp án D
Câu 7:
Thủy phân 13,2 gam hoàn toàn este X (C4H8O2) với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và hỗn hợp rắn Y. Phần trăm của muối có trong rắn Y là
Đáp án D
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A
A đúng. Tất cả các kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1 nên chúng đều dễ bị mất 1e. Vì vậy các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
B sai. Các kim loại nhóm IIA có mạng tinh thể rất đa dạng: Mạng tâm khối, tâm diện, lục phương.
C sai. Chỉ có Ba(OH)2 dễ tan trong nước, các hidroxit còn lại của kim loại nhóm IIA đều ít tan/khó tan.
D sai. Trong nhóm IA, tính khử của kim loại tăng dần từ Li đến Cs.
Câu 9:
Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối Y. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là
Đáp án A
Câu 10:
Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là
Đáp án C
Câu 11:
Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:
- Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh.
- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
- Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu.
- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom.
Dung dịch X, Y, Z, T lần lược là dung dịch
Đáp án A
Câu 12:
Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
Đáp án B
Câu 14:
Thủy phân m gam xenlulozơ trong môi trường axit. Cho sản phẩm tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,1m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
Đáp án D
Câu 15:
Hòa tan hoàn toàn 4,83 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,016 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án D
Câu 16:
Để xử lý chất thải có tính axit, người ta thường dùng
Đáp án A
Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng nước vôi vì có tính kiềm, có thể trung hòa axit, và đồng thời có giá thành rẻ, dễ kiếm, sản phẩm tạo thành không có gây độc hại.
Ca(OH)2 + 2H+ → Ca2+ + 2H2O
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phản ứng hóa học thì phản ứng nhiệt phân là phản ứng oxi hóa khử.
(2) Supe photphat kép có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2.
(3) Amophot là một loại phân hỗn hợp.
(4) Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl.
(5) Đổ dung dịch chứa NH4Cl vào dung dịch chứa NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện.
(6) Những chất tan hoàn toàn trong nước là những chất điện ly mạnh.
(7) Chất mà tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện là chất điện ly.
(8) Cho khí Cl2 qua giấy tẩm quỳ tím ẩm (màu tím) thấy giấy biến thành màu đỏ.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Câu 18:
Cho dãy các chất Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, Al, Zn(OH)2, CrO3, Cr2O3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
Đáp án A
Câu 19:
Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thu được 8,96 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất là:
Đáp án D
Câu 20:
Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ số khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
Đáp án D
Câu 21:
Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
Đáp án C
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a:b là
Đáp án B
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
(3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi)
(5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa
Số phát biểu không đúng là
Đáp án B
Các phát biểu sai là: (2), (4), (5).
(2) Sai. Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp.
(4) Sai. Các hợp chất hữu cơ không bền nhiệt, dễ bay hơi, dễ cháy.
(5) Sai. Glucozơ trong phản ứng này đóng vai trò là chất khử.
Câu 24:
Cho thí nghiệm như hình vẽ
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ
Đáp án A
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố cacbon và hidro có trong glucozơ
Hidro có trong hợp chất chuyển hóa về H2O được nhận biết bằng CuSO4 khan
Cacbon có trong hợp chất chuyển hóa về CO2 được nhận biết bằng dung dịch Ca(OH)2
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án C
Câu 27:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là
Đáp án B
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm để kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiêm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(a) Sai. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 – 2%
khối lượng cacbon.
(b) Đúng. Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxi (bột
tecmit) được dùng để hàn đường ray bằng phản ứng
nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 → to Al2O3 + 2Fe
(c) Đúng. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm
giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.
Vì vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng
tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần:
Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ và Ca2+ + CO32- →
CaCO3↓
(d) Đúng. Vì S phản ứng Hg (dễ bay hơi, độc) ở
điều kiện thường nên dùng S để xử lý Hg rơi vãi.
Hg + S → HgS
(e) Đúng. Trong quá trình làm thí nghiệm Cu +
HNO3 thì sản phẩm khí thu được có được có thể là
NO hoặc NO2 (độc) vì (Cu có tính khử yếu nên sản
phẩm khử thường là NO hoặc NO2) nên ta dùng
bông tẩm bằng kiềm để hạn chế thoát ra ngoài không
khí theo phản ứng sau:
2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
Có 4 nhận định đúng là (b), (c), (d) và (e).
Câu 29:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị: Tổng giá trị (x + y) bằng
Đáp án B
Câu 30:
X là amin no đơn chức, mạch hở và Y là amin no 2 chức, mạch hở có cùng số cacbon.
-Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 42,15 gam hỗn hợp muối.
-Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là
Đáp án B
Câu 31:
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dùng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
Đáp án C
Câu 32:
Cho các cách phát biểu sau:
(1) Trong quá trình sản xuất axit H2SO4 để hấp thụ SO3 người ta dùng H2SO4 đặc.
(2) Trong công nghiệp, người ta sản xuất oxi bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl.
(3) Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô định hình là các dạng thù hình của cacbon.
(4) CaOCl2 là muối kép.
(5) SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu.
(6) Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, cần rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước.
(7) Để loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp lội qua dung dịch NaOH hoặc Pb(NO3)2.
(8) Axit H3PO4 là axit mạnh vì nguyên tố P ở trạng thái oxi hóa cao nhất (+5).
(9) Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là KI có tẩm hồ tinh bột.
Trong các cách phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Phát biểu (1) đúng. Trong quá trình sản xuất axit H2SO4 để hấp thụ SO3 người ta dùng H2SO4 đặc để tạo oleum H2SO4.nSO3. Pha loãng oleum sẽ thu được axit đặc.
Phát biểu (2) sai. Trong công nghiệp người ta sản xuất oxi bằng 2 cách: từ không khí và từ nước.
Phát biểu (3) đúng. Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô định hình là các dạng thù hình của cacbon.
Phát biểu (4) sai. CaOCl2 là muối hỗn tạp, không phải muối kép. Nó được tạo bởi 2 gốc axit là HCl; HClO
Phát biểu (5) đúng. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu. Ngoài SO2, các khí NOx cũng là nguyên nhân gây ra mưa axit.
Phát biểu (6) đúng. Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, cần rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. nếu làm ngược lại sẽ dễ bị bắn axit và quá trình tỏa nhiệt rất mạnh gây nguy hiểm.
Phát biểu (7) đúng. Để loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp lội qua dung dịch NaOH hoặc Pb(NO3)2.
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3
Phát biểu (8) sai. Axit H3PO4 là axit yếu vì trong dung dịch H3PO4 điện ly yếu (phân ly không hoàn toàn).
Phát biểu (9) đúng. Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là KI có tẩm hồ tinh bột
ü O3 phản ứng với KI tạo I2 làm xanh hồ tinh bột.
2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2
ü O2 không phản ứng với KI
Câu 33:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ca, CaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 6,944 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 32,4 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, cho từ từ dung dịch KOH vào Z, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 55 ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của M là
Đáp án B
Câu 34:
Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đo ở đktc). Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol. Kết thúc phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 sản phẩm khử duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị m gần nhất với?
Đáp án D
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm vinyl axetat, metyl metacrylat và một triglixerit X (biết thủy phân X thu được hai axit oleic, stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 và glixerol), thu được 3,6 gam H2O và 6,72 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án B
Câu 36:
X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một liên kết peptit. Đun nóng 73,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y và este Z (C5H11O2N) với dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 4,6 gam ancol etylic và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 α-amino axit thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 71,232 lít O2 ở đktc, thu được CO2, H2O, N2 và 53 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B
Câu 37:
X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic, Z là axit cacboxylic no hai chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi sau đó lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B
Câu 38:
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư) thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Câu 39:
Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ phòng:
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 loãng tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Sục khí H2S vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 loãng.
(5) Cho CH2=CH-CH3 tác dụng với dung dịch KMnO4
(6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch C6H5ONa
(7) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng dung dịch H3PO4
(8) Sục khí CO2 dư vào dung dịch C6H5NH3Cl
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa là:
Đáp án D
1. Na2CO3 + H2O + Al(NO3)3 → Al(OH)3 + CO2 + NaNO3
3. KOH + Ca(HCO3)2 → KHCO3 + CaCO3 + H2O
4. H2S + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + S + H2O
5. CH2=CH–CH3 + KMnO4 + H2O → KOH + MnO2 + CH2OH–CHOH–CH3
6. CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm khối lượng hỗn hợp X) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 238,775 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, H2. Hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là .Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 114,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B