Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết
Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P8)
-
2421 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho X, Y, Z, T lần lượt là các chất khác nhau có cùng (dung dịch nồng độ 0,001M): CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin). Xếp các chất theo thứ tự pH tăng dần
Phenol có tính axit , 3 chất còn lại đều có ít nhiều tính bazo
So với NH3:
Có vòng benzen đính trực tiếp vào N hút e cuả N nên làm giảm lực bazo
Có nhóm CH3 đính trực tiếp vào N đẩy e vào N nên làm tăng lực bazo
=> pH tăng dần : . Z,T,Y,X
=>A
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai ?
D sai do C2H2 không tham gia phản ứng tráng bạc mà chỉ phản ứng tạo kết tủa .
=>D
Câu 3:
Có các nhận định sau đây:
1)Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao.
2)Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang.
3)Tính chất hóa học chung của Fe2+ là tính khử.
4)Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-.
5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 thu được kết tủa
6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF thu được kết tủa
Số nhận định đúng là
1)Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao
=> Sai , phải là Khử oxit sắt.
2)Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang.
=> sai . phải là oxi hóa phi kim trong gang.
3)Tính chất hóa học chung của Fe2+ là tính khử.
=> đúng
4)Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-.
=> sai. Chỉ cần chứa ion Ca2+, Mg2+.
5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 thu được kết tủa
=> Đúng
6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF thu được kết tủa
=> Sai.
=>A
Câu 4:
Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
Các hidrocacbon có nối đôi ngoài vòng có khả năng phản ứng làm mất màu thuốc tím. Toluen không có
điều này
=>B
Câu 5:
Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là
Kim loại kiềm, kiềm thổ và Mg do tính khử rất mạnh nên được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua
=>A
Câu 6:
Cho các dung dịch: glucozơ, mantozơ, saccarozơ, phenol, axit fomic, axetanđehit, ancol anlylic, anilin. Số dung dịch ở trên làm mất màu dung dịch brom với dung môi là nước
Tất cả các chất trừ saccarozo
=> A
Câu 7:
Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Quan hệ giữa x và y là:
Do ở catot xuất hiện khí nên ở catot nươc bị điện phân trước
+ Catot: Cu2+ + 2e → Cu
2H2O +2e → 2OH- + H2
+ anot : 2Cl- → Cl2 + 2e
Do V anot = 1,5 Vcatot => nH2 = x/3 mol
=> n e trao đổi = x = 2x/3 +2y
=>x=6y
=>D
Câu 8:
Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 là:
1. Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp
2. Làm tăng độ dẫn điện
3. Tạo xỉ, ngăn nhôm nóng chảy bị oxi hóa trong không khí
4. Làm cho Al2O3 điện li tốt hơn
Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 là : tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp ; làm tăng độ dẫn điện ;tạo xỉ, ngăn nhôm nóng chảy bị oxi hóa trong không khí.
=>D
Câu 9:
Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etilen glycol và glixerol tác dụng với Na dư thu được một lượng hiđro bằng lượng hiđro thoát ra từ phản ứng điện phân 538,8 ml dung dịch NaCl 2M điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi dung dịch chứa 2 chất tan có khối lượng bằng nhau. Đốt m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2 (đktc).Giá trị m là
Khi điện phân tạo dung dịch có 2 chất tan nồng độ như nhau
=> NaCl + H2O → NaOH + ½ H2 + ½ Cl2
n NaCl = 1,0776 mol . Nếu gọi số mol NaCl bị điện phân là x mol
=> nNaOH =(58,5/40). nNaCl sau điện phân= (58,5/40).(1,0776-x)=x
=>x=0,64 mol
=> nH2 = 0,32 mol
=> n OH trong ancol = 2 nH2 =0,64mol
Ta thấy các ancol trong X đều có số C bằng số O
=>khi đốt cháy : n C =nCO2 = 0,64 mol
=> Bảo toàn oxi có n H2O = nO(X) + 2 nO2 – 2nCO2 =0,94 mol
=> Bảo toàn khối lượng: m = 0,94.18 + 44.0,64-0,79.32=19,8g
=>D
Câu 10:
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
Ta có n Al3+ = 0,2 mol ; n H+ = 0,2 mol
Để NaOH dùng là lớn nhất khi xảy ra trường hợp tạo kết tủa,sau đó kết tủa tan
=> n NaOH = n H+ + 4nAl3+ - n Kết tủa = 0,9 mol
=> V = 0,9/2 = 0,45
=>B
Câu 11:
Đipeptit M, tripeptit P và tetrapeptit Q đều mạch hở và được tạo ra từ một aminoaxit X, mạch hở,phân tử có chứa một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn 69,3 gam hỗn hợp M, Q, P( tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:1) thu được m gam M, 27,72 gam P, 6,04 gam Q và 31,15 gam X. Giá trị của m là
Trong X có %mN = 15,73% ; Mà X có 1 nhóm NH2 => MX= 89g => X là Alanin
=> M là (Ala)2 ; P là (Ala)3 ; Q là (Ala)4
Trong 69,3g hỗn hợp có số mol mỗi chất là x mol
=> x= 0,1 mol
Sau phản ứng tạo : 0,12 mol P ; 0,02 mol Q ; 0,35 mol X và m g M
=>Bảo toàn Alanin
=> n M = ½ nAla trong X = 0,5 . [0,1.(2+3+4) – 0,12.3 – 0,02.4-0,35] = 0,055 mol
=> m = 8,8g
=>C
Câu 12:
Cho các nhiệt độ sôi: 100,7 oC ; 21oC ; – 23oC ; 78,3oC. Đó là nhiệt độ sôi tương ứng của:
Các chất cùng khối lượng mol nên ta xét đến khả năng tạo liên kết hidro và độ cồng kềnh của phân tử . Axit tạo liên kết H mạnh nhất, tiếp đó là ancol => 2 chất có nhiệt độ sôi cao nhất và nhì
=> do aceton có cấu trúc cồng kềnh hơn nên có nhiệt độ sôi thấp hơn
=>C
Câu 13:
Cho sơ đồ phản ứng điều chế Z từ
3-metylbut-1-enXYZ
Y, Z lần lượt là:( Biết X, Z là sản phẩm chính):
+/ CH3-CH(CH3)-CH=CH2 + HBr → CH3-CH(CH3)-CH(Br)-CH3 (X)
CH3-CH(CH3)-CH(Br)-CH3 + NaOH → CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 + NaBr (Y)
+/ CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3CH3-C(CH3)=CH-CH3 + H2O (Z)
=> C
Câu 14:
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.Độ dinh dưỡng của phân lân trong supephotphat kép(chứa 98% Ca(H2PO4)2, còn lại là tạp chất không chứa photpho là
Xét 100g phân lân => m Ca(H2PO4)2 = 98g
Cứ 234g Ca(H2PO4)2 có 62g P qui về 142g P2O5
Vậy 98g Ca(H2PO4)2 có 25,97g P qui về 59,47g P2O5
=>độ dinh dưỡng = 59,47%
=>B
Câu 15:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Glucozơ → C2H6O → C2H4 → C2H6O2 → C2H4O (mạch hở) → C2H4O2.Có bao nhiêu chất trong sơ đồ phản ứng trên có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp và bao nhiêu chất làm mất màu nước brom ?
Các chất trong dãy là glucozo ; ancol etylic ; etilen ; etylenglycol; andehit acetic ; axit acetic
Chất có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp là : Glucozo ; etylenglycol ; andehit acetic ; axit acetic =>4 chất
chất làm mất màu nước brom là: glucozo ;etilen ; andehit acetic => 3 chất
=>A
Câu 16:
Có 4 dung dịch, chứa 4 chất có công thức phân tử như sau: CH4O, CH5N, CH2O, CH2O2. Hóa chất dùng để nhận biết các dung dịch trên là
+ Dùng giấy quì tím => xanh : CH3NH2
=> đỏ : HCOOH
=> tím : CH3OH ; HCHO
+ dung dịch AgNO3 /NH3 => tạo kết tủa=> HCHO ; còn lại là CH3O
=>C
Câu 17:
Cho hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg. Lấy 10,88 gam X tác dụng với clo dư thu được
28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
Giả sử trong 10,88g X có x mol Cu ; y mol Fe ; z mol Mg
=> 10,88 = 64x + 56y + 24z (1)
=> 0,44 mol X có xt mol Cu ; yt mol Fe ; zt mol Mg
=> (x+y+z)t = 0,44 mol (2)
+ Xét 10,88g X + Cl2 → 28,275g rắn (Fe bị oxi hóa lên muối Fe III)
=> BTKL có m Cl2 = 17,395g
=> n Cl trong muối = n e trao đổi = 2nCl2 = 2x + 3y + 2z = 0,49 mol (3)
+Xét 0,44 mol X phản ứng với HCl thì Cu không phản ứng và Fe chỉ bị oxi hóa lên Fe II.
=> n H2 = (y + z)t = 0,24 mol (4) Từ 1;2;3;4 => y= 0,05 mol
=> %mFe(X)= 25,74% gần nhất với giá trị 25,73%
=>B
Câu 18:
Để mạ Ni lên một vật bằng thép người ta điện phân dung dịch NiSO4 với
Dựa trên hiện tượng dương cực tan
=>C
Câu 19:
Cho dãy các chất: C6H5OH, C6H5NH2, H2NCH2COOH, C2H5COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Các chất là : C6H5NH2 ; H2NCH2COOH ; CH3CH2CH2NH2
=>A
Câu 20:
Phát biểu đúng là
A. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
=> Sai. Sinh ra andehit acetic
B. Phe nol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.
=> Đúng
C. Thủy phân benzyl clorua thu được phe nol.
=> Sai. Thu được C6H5CH2OH
D. Có 4 đồng phân amin có vòng ben zen ứng với công thức C7H9N
=> Sai. Có 5 đồng phân
=>B
Câu 21:
Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol ancol propan-1-ol trong hỗn hợp là:
Đặt nC2H4= xmol => nC3H6= 3x mol
+ hợp nước tạo ancol => n ancol = 4x= 2n H2= 0,04 mol
=> x= 0,01 mol; sau khi OXH ancol tạo : 0,01 mol CH3CHO t mol C2H5CHO (0,015 – t) mol aceton
=> khi tráng bạc thì nAg = 2nCH3CHO + 2n C2H5CHO = 0,02 + 2t = 0,026 mol
=> t= 0,003 mol => %n n-C3H7OH= 7,5%
=>D
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Mối liên hệ giữa V, x và y là
Khi cho X vào nước dư:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Mol x x x
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Mol 0,5y <- y -> 1,5y
(Do sau phản ứng chỉ tạo dung dịch Y không có kết tủa nên Al hết)
=>V = 22,4(x + 1,5y)=11,2(2x+3y)
=>C
Câu 24:
Cation M3+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6. Khi cho dung dịch MCl3 vào các ống nghiệm
đựnglượng dư các dung dịch: Na2CO3, NaOH, NH3, Na2SO4. Số ống nghiệm sau phản ứng có kết tủa hiđroxit là
M3+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6 => M có cấu hình e là 1s22s22p63s23p1
=>M là Al
=> các chất với lượng dư phản ứng với AlCl3 tạo kết tủa hidroxit là: Na2CO3 và NH3
=>D
Câu 25:
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó Oxi chiếm 19,46697567% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Ta có n O = 3n Al2O3 = 86,3. 19,46697567 /(100.16)= 1,05 mol
=>nAl2O3 =0,35 mol
Khi phản ứng với nước ta có dạng tổng quát: M + xH2O → M(OH)x + 0,5x H2
=> n OH =2 n H2 = 0,6 mol.2 = 1,2 mol
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + 2H2O
=> Sau phản ứng thì n OH dư = 0,5 mol và n AlO2- = 0,7 mol
Khi cho 2,4 mol HCl thì
H+ + OH- → H2O
H+ +AlO2- + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3 H+ → Al3+ + 3H2O
=> n Al(OH)3 =0,3 mol => m=0,3.78 = 23,4g
=>C
Câu 26:
Khẳng định nào sau đây là sai ?
C sai do còn tùy thuộc vào N ở trong hợp chất nào
=>C
Câu 27:
Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản xuất đường saccarozơ từ cây mía là:
=>B
Câu 28:
Cho các phản ứng sau
(1) Trùng hợp stiren
(2) CO2 + dung dịch C6H5OK
(3) C2H4 + dung dịch Br2/CCl4
(4) C6H5-CH3 + dung dịch KMnO4/H2SO4 (t0)
(5) C2H2 + dung dịch AgNO3/NH3
(6) C6H12O6 (glucozo)+ dung dịch AgNO3/NH3
(7) CH3COOCH=CH2 + dung dịch KOH
(8) C6H5OH + dung dịch HNO3đ (H2SO4 đ,t0)
Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
Các phản ứng oxi hóa khử là:
(3) C2H4 + Br2 → C2H4Br2 ( C -2 → C -1)
(4) C6H5CH3 +3[O] → C6H5COOH + H2O (C-3 → C+3)
(6) C5H11O5CHO + [O] → C5H11O5COOH (C+1 → C+3)
(7) CH3COOCH=CH2 + KOH → CH3COOK + CH3CHO + H2O (C-2 → C+1 ; C-1 → C-3)
(8) C6H5OH +3 HNO3 → C6H2(NO3)3OH + 3H2O [ C-1 → C+1 (C đính với nhóm NO3)]
=>C
Câu 29:
Trong công nghiệp, hiện nay crom được điều chế theo sơ đồ sau:
FeCr2O4Na2CrO4Na2Cr2O7Cr2O3Cr
Để điều chế 65kg Cr cần dùng lượng FeCr2O4 có khối lượng
Theo bảo toàn nguyên tố Cr thì theo lý thuyết:
224g FeCrO4 điều chế được 104g Cr
=> 65kg Cr được điều chế từ 140 kg FeCrO4
Do hao hụt trong sản xuất thì thực tế lượng FeCrO4 cần dùng
= 140/(0,75 . 0,8 . 0,85 . 0,9) = 305,0 kg
=>D
Câu 30:
Cho dãy các hợp chất thơm:
p-HO-CH2-C6H4-OH, m-HO-C6H4-CH2OH, p-HO-C6H4- COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH.
Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng
Để thỏa mãn (a) thì các chất phải có 2 nhóm phản ứng với NaOH như COOH hoặc COO hoặc OH đính trực tiếp vào vòng benzen và không có trường hợp -COO-C6HxR
Để thỏa mãn (b) thì các chất phải có 2 nhóm phản ứng với Na như COOH hoặc OH
=> thỏa mãn cả a và b thì các chất phải có 1 nhóm OH , nhóm còn lại là COOH hoặc COO hoặc OH đính trực tiếp vào vòng benzen và không có trường hợp -COO-C6HxR
=> đó là: p-HO-CH2-C6H4-OH, m-HO-C6H4-CH2OH,
=>C
Câu 31:
Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
Các đồng phân là : Gly-Ala-Ala ; Ala-Ala-Gly ; Ala-Gly-Ala
=>C
Câu 32:
Cho một mẫu hợp kim Na-Ba vào nước, được 300 ml dung dịch X và 0,336 lít H2 (đktc). pH củadung dịch X bằng
Ta có PT tổng quát : M + H2O → MOH + 0,5 H2
=>n OH- = 2nH2 = 0,03 mol => CM OH-= 0,1 M
=> pH = 14+log[OH-] = 13
=>B
Câu 33:
Dung dịch muối nào dưới nào dưới đây có pH > 7 ?
Dung dịch có pH > 7 khi có chất tan là muối của axit yếu và bazo mạnh
=> NaHCO3
=>C
Câu 34:
Dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ hóa học?
Tơ hóa học là polime được tổng hợp bằng phương pháp hóa học
=>C
Câu 35:
Cho phản ứng oxi hóa – khử sau:
Fe3C + HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + NO2 + CO2 + H2O
Nếu hệ số của Fe3C là 1 thì hệ số của HNO3 là
1x/Fe3C → 3Fe+3 + C+4 + 13e
13x/N+5 + 1e → N+4
=> PT : Fe3C + 22HNO3 (đặc, nóng) → 3Fe(NO3)3 + 13NO2 + CO2 + 11H2O.
=>D
Câu 36:
Cho các phản ứng:
Na2SO3 + H2SO4 → Khí X FeS + HCl → Khí Y
NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa →Khí Z KMnO4 → Khí T
Các khí tác dụng được với nước clo là:
Ta có X là SO2 ; Y là H2S ; Z là N2 ; T là O2
=> các khí phản ứng được với nước clo là : SO2 ; H2S
+/ H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
+/ SO2 + 2Cl2 + 2H2O → 4HCl + H2SO4
=>C
Câu 37:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theophương trình hoá học:
C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biếtY, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Phân tử khối của T là
Dựa vào phản ứng tỉ lệ mol 1: 2 => Y 2 chức và Z đơn chức.
Mà Y bị CuO OXH => Y là ancol 2 chức và T là andehit 2 chức
Do số C của X là 4 ; mà Z ít nhất phải có 1 C nên Y chỉ có thể là C2H4(OH)2
=> T là (CHO)2 => MT = 58
=>B
Câu 38:
khi cho 0,15mol este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 1M và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 g.Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là
Do este đơn chức lại phản ứng vừa đủ với NaOH theo tỉ lệ 1:2
=> X là este của phenol. Đặt X có dạng RCOO-C6H4-R’
nNaOH = 0,3mol => n RCOONa = n R’-C6H4ONa= 0,15 mol
Khi đun với NaOH tạo n H2O = n muối phenol = 0,15 mol
=> Theo BTKL có mX = m sp + m H2O – m NaOH = 20,4g
=>MX = 136g = R + R’ + 120 => R + R’= 16
=> TH1: R=1 (H) ; R’ = 15 (CH3) có 3 CT thỏa mãn HCOOC6H4CH3(CH3 ở 3 vị trí –o ; -m ; -p)
TH2 : R’=1 (H) ; R = 15 (CH3) có 1 CT thỏa mãn CH3COOC6H5
=>B
Câu 39:
Cho 6,125 gam KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì sốmol HCl bị oxi hóa là
PT : KClO3 + 6HCl→ KCl + 2,5Cl2 + 3H2O
=> số mol HCl bị OXH = số mol HCl chuyển thành Cl2
=>n Cl2 = 2,5 n KClO3 = 0,125 mol
=> n HCl bị oxh = 2 n Cl2 = 0,25 mol
=>A
Câu 40:
Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , SO2 , HCl , N2.
Do Hình 3 thu khí bằng cách đẩy nước nên chỉ thu được những khí không hoặc ít tan trong nước, đó là :C2H2 ; H2 ; N2
=>A
Câu 41:
Để trung hoà 14 gam một chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo đó là
Chỉ số axit = số mg KOH trung hòa hết gốc axit trong 1 g chất béo
=> chỉ số axit = 1,5.1.56/14=6
=>D
Câu 42:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
v = (CX2-CX1)/ t = 10-4 mol/(l.s)
=>B
Câu 43:
Cho 10 gam hỗn hợp Cu, Fe (Fe chiếm 56% về khối lượng) vào 400 ml dung dịch HNO3 aM thấy giải phóng khí NO duy nhất và còn lại 0,24 gam chất không tan. Giá trị của a là
10 g hỗn hợp gồm: 5,6 g Fe(0,1 mol) ; 4,4g Cu
Mà sau phản ứng có 0,24 g rắn không tan => chính là Cu
=> Số mol các chất phản ứng là: 0,1 mol Fe và 0,065 mol Cu
=> phản ứng chỉ tạo muối Fe2+ , Cu2+
+ Cho e: Fe → Fe+3 + 3e
Cu → Cu+2 + 2e
+ Nhận e : N+5 + 3e → N+2
=> n e trao đổi = 3n NO = 2nFe + 2nCu = 0,33 mol
=> n HNO3 = n NO + n NO3 trong muối = n NO + n e trao đổi = 0,44 mol
=>a=1,1M
=>D
Câu 46:
Có 5 dd hoá chất không nhãn, mỗi dd nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S ,K2SO3. Chỉ dùng một dd thuốc thử là dd H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dd thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch ?
+ Nhỏ axit vào nếu
_tạo khí mùi hắc gây ho thì chất đầu là K2SO3
_ khí không mùi là K2CO3
_ tạo khí và kết tủa là Ba(HCO3)2
_ tạo khí mùi trứng thối là K2S Còn lại không có hiện tượng là KCl
=>C
Câu 47:
Cho phản ứng 2Al + 2H2O + 2OH-→ 2AlO2-+ 3H2. Chất oxi hóa là:
Chất oxi hóa là chất có số OXH giảm => H trong H2O (từ +1 → 0)
=>D
Câu 48:
Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:
Mantozo → 2 Glucozo
=> Sau phản ứng có : n Mantôzo = 0,05 mol ; n Glucozo = 0,1 mol
=> m Ag = 2(nMantozo + n Glucozo). 108 = 32,4g
=>C
Câu 49:
Axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) tác dụng với chất X có xúc tác H2SO4 tạo ra metyl salixylat dùng làm thuốc xoa bóp, còn tác dụng với chất Y tạo ra axit axetyl salixylat (aspirin) dùng làm thuốc cảm. Các chất X và Y lần lượt là
=>C
Câu 50:
Hỗn hợp X gồm: Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hết 5,13 gam hỗn hợp X vào nước thu được
0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềmY trong đó có 2,8 gam NaOH. Hấp thụ 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Qui đổi hỗn hợp về x mol Na ; y mol Ba và z mol
O, ta có: Na + H2O → NaOH + 0,5H2
Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2
O + H2 → H2O
=> mX = 23x + 40y + 16z = 5,13 g nH2 = 0,5x + y –z = 0,025 mol
n NaOH = n Na = x = 0,07 mol
=>y=0,06 mol ; z=0,07 mol
=>n OH- = n NaOH + 2 nCa(OH)2 = 0,19 mol
=> Có n OH >2 n SO2
=> tạo muối trung hòa, OH dư
=>m CaSO3 = 0,06.120 = 7,2 g
=>C