Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết
Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P6)
-
2420 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Xét phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) → AB2 (k), DH > 0 (phản ứng thu nhiệt). Hiệu suất quá trình hình thành AB2 sẽ tăng khi
Chọn đáp án A
Theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng khi áp suất tăng cân bằng sẽ dịch về bên (làm giảm áp suất) hay bên có ít phân tử khí.
Câu 6:
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?
Chọn đáp án C
Theo SGK lớp 11.
Câu 8:
Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
Chọn đáp án A
+ X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy → Loại B.
+ X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối → Loại C.
+ Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội → Z là Fe hoặc Al.
Câu 9:
Có 4 ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2, và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:
Vậy các bình a, b, c, và d lần lượt chứa các khí
Chọn đáp án D
+ Theo mô hình (c) khí không tan trong nước → là O2.
+ Theo mô hình (b) khí tan rất nhiều trong nước → là HCl.
+ Theo mô hình (d) khí tan ít trong nước → là H2S
Câu 10:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Thí nghiệm trên chứng tỏ :
+ A phải tan nhiều trong nước → Loại A vì H2S ít tan trong nước.
+ Dung dịch A có tính axit mạnh (dung dịch màu đỏ) nên NH3 loại ngay.Với SO2 cũng tan nhiều trong nước tuy nhiên tính tẩy màu của SO2 rất mạnh nên quỳ tím sẽ mất màu khi gặp SO2
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Chọn đáp án B
Theo SGK thì Be và Mg không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 13:
Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì
Chọn đáp án A
Câu 14:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
Chọn đáp án D
Chú ý : Để có ăn mòn điện hóa thì phải thỏa mãn 3 điều kiện
Điều kiện 1 : Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại 1 phi kim)
Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp)
Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly
Dễ thấy các trường hợp A, B, C đều thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.
Câu 16:
Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C
Câu 21:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
Chọn đáp án B
Số trường hợp thu được kết tủa là : FeCl3, MgSO4
Câu 29:
Xét các hợp chất C10H14, C6H4(OH)2, C9H10BrCl và C6H6O(NO2)2. Số chất có thể chứa vòng benzen trong phân tử bằng
Chọn đáp án C
Muốn có vòng benzen các chất phải tương đương có ít nhất 4 liên kết π trong phân tử. Bao gồm :
C10H14, C6H4(OH)2, C9H10BrCl
Câu 30:
Cho công thức cấu tạo sau: CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ phải sang trái có giá trị lần lượt là
Chọn đáp án A
Chú ý : Khi tính số oxi hóa của C trong các HCHC thì người ta tính theo các nguyên tố khác dính vào C đó mà không quan tâm tới C khác.
Câu 33:
Xét bốn ankan: metan, etan, propan, isobutan, và neopentan. Số chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là
Chọn đáp án C
Số chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là : metan, etan, neopentan.
Câu 42:
Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ; (3) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (4) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β-glucozơ và α-fructozơ; (5) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic; (6) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước; (7) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói; (8) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit; (9) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc; và (10) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
Có 3 phát biểu sai là (4), (5), (8)
(4). Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ và β-fructozơ
(5). Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra sobitol.
(8). Amilopectin trong tinh bột có các liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit
Câu 46:
Dãy nào dưới đây gồm các chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tan trong trong nước?
Chọn đáp án A
Câu 47:
Xét các phát biểu sau: (1) metan, metanol, metanal và metanamin đều là những chất khí ở điều kiện thường. (2) metanol, metanal, metanoic, alanin và sacarozơ đều tan tốt trong nước. (3) xyclopropan, propen, etanal, metanoic, và mantozơ đều có khả năng làm nhạt màu nước brom; (4) axetilen, anđehit axetic, axit fomic, và fructozơ đều tạo kết tủa màu trắng bạc khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Số phát biểu đúng bằng
Chọn đáp án B
(1). Sai metanol là chất lỏng ở đk thường.
(2). Đúng.
(3). Đúng. Các chất có liên kết không bền, vòng 3 cạnh và nhóm CHO có khả năng tác dụng với nước brom.
(4). Sai axetilen tạo kết tủa vàng.
Câu 48:
Xét các tác nhân phản ứng gồm Na, dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. Trong số bốn chất là (1) ancol etylic, (2) phenol (C6H5OH), (3) axit axetic, và (4) glyxin, có bao nhiêu chất có thể phản ứng được với cả ba tác nhân
Chọn đáp án C
Các chất có thể phản ứng được với cả ba tác nhân là :
(2) phenol (C6H5OH), (3) axit axetic, và (4) glyxin
Câu 50:
Xét các phát biểu: (1) SO2 và NO là những nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit; (2) CFC và NO là những nguyên nhân chính phá hủy tầng ozon của trái đất; và (3) Ngoài CO2 , freon, metan và đinitơ oxit cũng tham gia đáng kể vào hiệu ứng nhà kính. Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án D
Chú ý : NO ngoài không khí gặp Oxi biến ngay thành NO2 là tác nhân chính gây ra mưa axit.