Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết
Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P9)
-
2335 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nung nóng 37,92 gam KMnO4 một thời gian thu được 35,36 gam chất rắn X. Trộn m gam kaliclo rát với chất rắn X thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ chất rắn Y vào dung dịch HCl đặc dư thu được 15,904 lít khí Cl2 (đktc) giá trị của m là:
Khi nhiệt phân : 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
=> m O2 = m KMnO4 – mX => n O2 = 0,08 mol n Cl2 = 0,71 mol
Xét trên toàn bộ quá trình ta thấy
Nếu giả thiết lượng KMnO4 ban đầu cùng KClO3 phản ứng với HCl thì
Theo DL bảo toàn e ta có:
n e trao đổi cả quá trình = n e KMnO4 nhận + n KClO3 nhận = n O2- cho + n Cl- cho
+/ Cho e : 2O-2 → O2 + 4e
2Cl- → Cl2 + 2e
+/ Nhận e : Mn+7 + 5e → Mn+2
2Cl+5 + 10e → Cl2
Đặt n KClO3 = x mol => 5x + 5.0,24 = 4.0,08 + 2.(0,71 – 0,5x)
=> x = 0,09 mol => m = 11,025g
=>D
Câu 2:
Phản ứng nào sau đây khi cân bằng có tổng hệ số nguyên tối giản (của các chất phản ứng và sản phẩm) lớn nhất?
a) K2Cr2O7 + 3Na2S + 7H2SO4 → 3S + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Na2SO4 + 7H2O
b) K2Cr2O7 + 2FeI2 + 7H2SO4→ 2I2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + Fe2(SO4)3 + 7H2O
c) 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
d) 6K2S + 2K2Cr2O7 + 14H2SO4 → 6S + 8K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 14H2O
=> Phản ứng d (52)
=>D
Câu 3:
Cho các chất sau: p – HOCH2 – C6H4 – CH2OH; m – CH3 – C6H4 – OH; m- CH3O – C6H4 – Cl; 0- CH3 – C6H4 – CH2OH; catechol (0 – đihidroxibenzen); phenol; m – CH3 – C6H5ONa. Số chất trong các chất trên tác dụng với dung dịch Br2 có khả năng tạo ra được dẫn xuất tribrom là:
Phenol cộng brom sẽ thws vào các vị trí 2, 4, 6 trên vòng thơm tương ứng với nhóm thế định hướng.
Các chất thỏa mãn là: m – CH3 – C6H4 – OH ; phenol
=> Chọn C
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn m gam ZnCl2 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 220ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 5a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 260ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Giá trị của m là
Giả sử cả 2 Thí nghiệm đều tạo kết tủa, sau đó tan 1 phần
=> 2n kết tủa = 4nZn2+ - nOH-
=> TN1: 2.5a/99 = 4x –0,44
Và TN2 : 2.3a/99 = 4x –0,52
=> x = 0,16 mol
=>m = 21,76g
=>A
Câu 5:
Chất M có công thức pân tử C5H8O2. Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2gam NaOH tạo ra 4,7 gam muối. Kết luận nào sau dây là đúng với chất M
Có n NaOH = 0,05 mol => M muối = 94 => muối là C2H3COONa => este là CH2=CH-COOC2H5
=> M không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng có làm mất màu nước brom
=> Chọn C
Câu 6:
Tác benzen (ts0 = 800C) và axit axetic (ts0 = 1180C) ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp.
=> A
Câu 7:
Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) (∆H < 0) . Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng yếu tố nào sau đây?
Do hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận âm => phản ứng thuận tỏa nhiệt
=> Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi thu nhiệt nghĩa là tăng nhiệt độ
=>D
Câu 8:
X là hỗn hợp của N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25. Nung nóng X một thời gian trong bình kín có xúc tác phù hợp thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
MX = 8,5 . Theo qui tắc đường chéo ta có : 3n N2 = nH2 => Chọn n H2 = 3 mol => n N2 = 1 mol
Xét cân bằng: N2 + 3H2 ó 2NH3
Số mol ban đầu 1 3
Số mol phản ứng x 3x 2x Số mol cân bằng (1-x) (3-3x) 2x Số mol sau phản ứng = (4 – 2x) mol
=>dY/X = nX/nY (do khối lượng chất trong hỗn hợp không đổi)
=> 0,7.4 = 4-2x => x = 0,6 mol
=>H% = 60%
=>D
Câu 9:
Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các aminoaxit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là
Đặt số liên kết peptit = x
=> n NaOH phản ứng = 0,1.(x + 1) và n H2O = n COOH = n peptit = 0,1 mol
=> n NaOH dùng = 2 n NaOH phản ứng = 0,2.(x + 1)
=>TheoDLBTKL ta có :
m rắn tăng = m NaOH – m H2O = 40.0,2.(x + 1) – 18.0,1 =78,2g
=> x = 9
=>D
Câu 10:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2; AgNO3 và Ca(NO3)2 (số mol của AgNO3 gấp 4 lần số mol của Ca(NO3)2 thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn khí Y vào H2O dư thu được dung dịch Z (không có khí bay ra). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
Số mol của các muối trong X lần lượt là x ; 4y ; y . Các phản ứng nhiệt phân :
2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2
Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2
AgNO3 → Ag + NO2 + ½ O2
n O2 = (0,25x + 3y) mol ; n NO2 = (2x + 4y) mol
Khi cho khí vào nước dư không có khí thoát ra => NO2 phản ứng vừa đủ với O2
2NO2 + ½ O2 + H2O → 2HNO3
4(0,25x + 3y) = 2x + 4y => x = 8y
=>%m Fe(NO3)2 = 63,05%
=>D
Câu 11:
Cho các chất sau: C2H4; C2H2; CH2 = CH – Cl; C2H5OH; CH3COOCH = CH2; C2H6; CH3CHCl2; C4H10; CH3COONa; số các chất đều có khả năng tạo ra axetandehit bằng 1 phản ứng là:
Các chất đó là: C2H4; C2H2; CH2 = CH – Cl; C2H5OH; CH3COOCH = CH2; CH3CHCl2
=> D
Câu 12:
Hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y đều no, đơn chức, hở, có số mol bằng nhau và MX< MY. Lấy 15,9 gam hỗn hợp A tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác oxi hóa 10,6 gam hỗn hợp A bằng CuO đun nóng rồi cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Số CTCT phù hợp với Y là:
n H2 = 0,15 mol => n OH = 0,3 mol
=> n X = n Y = 0,15 mol
=> trong 10,6g A có số mol mỗi chất là 0,1 mol n Ag = 0,4 mol
=> Có 2 TH xảy ra:
+/ TH1 : sản phẩm sau khi OXH ancol là HCHO và 1 xeton hoặc ancol bậc 3.
=> X là CH3OH => MY = 74 g
=> Y là C4H9OH có các CTCT thỏa mãn là: (CH3)3OH ; C2H5COCH3
+/ TH2 : sản phẩm là 2 andehit (không có HCHO)
=> MX + MY = 106 g => X là C2H5OH và C3H7OH => Y có 1 công thúc ancol bậc 1 là có thể tạo andehit
=> tổng số CTCT phù hợp là 3
=>A
Câu 13:
Hợp chất nào dưới đây có tính bazo yếu nhất?
Càng nhiều nhóm hút e như phenyl đính vào N thì lực base càng giảm
=> Diphenylamin có tính base yếu nhất
=>B
Câu 14:
Dung dịch X gồm CH3COOH 0,03M và CH3COONa 0,01M. Biết ở 250C; Ka của CH3COOH là 1,75.10-5; bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là:
Do đây là dung dịch đệm nên ta có CT tính nhanh : pH = pKa + log(Cb/Ca) (Ca là nồng độ mol của axit ; Cb là nồng độ mol của muối)
=> pH = 4,28
=>A
Câu 15:
Ancol X có chứa 64,85%C về khối lượng.Khi đun X với H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được 1 anken duy nhất. Số chất có thể có của X là:
Do dehidrat hóa X tạo anken nên X là ancol đơn chức => CTTQ : CnH2n+2-2aO ( a là số pi)
=> %mC = 64,85% => 18-2a = 4,5n . Chỉ có n=4 ; a=0 thỏa mãn. Mà dehidrat hóa X tạo 1 anken duy nhất nên X có thể là:
n-C4H9-OH ; i-C4H9-OH ; (CH3)3-C-OH
=>Có 3 chất thỏa mãn
=>C
Câu 16:
Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02mol Mg2+; 0,01 mol Ca2+; 0,02 mol Cl-; 0,05 mol . Đun sôi nước trong cốc hồi lâu thì thu được nước thuộc loại nào?
Khi đun sôi : 2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O
=> n CO32- = 0,025 mol tạo kết tủa với Mg2+ và Ca2+ nhưng ion kim loại này vẫn còn dư => nước trong cốc trở thành nước cứng vĩnh cửu
=>A
Câu 17:
Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzen có CTPT C8H8Cl2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH loãng đun nóng thấy tỉ lệ mol X và NaOH phản ứng 1:2; sau phản ứng thu được chất hữu cơ Y có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
Để phản ứng với Cu(OH)2 thì phải có nhóm CHO hoặc COOH hoặc nhiều nhóm OH kề nhau
=> các chât thỏa mãn là: C6H5-CHCl-CH2Cl ; C6H5-CH2-CHCl2 ; CH3-C6H4-CH2-Cl (-o ; -m ; -p)
=> có 5 CT thỏa mãn
=>D
Câu 18:
Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 xM; KCl yM (điện cực trơ, màng năng) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 đầu điện cực thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 14 gam so với dung dịch ban đầu và dung dịch này hòa tan tối đa 3,96 gam Zn(OH)2. Biết thời gian điện phân là19300 giây. Giá trị của x, y, cường độ dòng điện là:
+/ TH1 : Nếu Zn(OH)2 bị OH- hòa tan thì:
+ Anot : 2Cl- → Cl2 + 2e
+ Catot : Cu2+ + 2e → Cu
2H2O + 2e → 2OH- + H2
=> n OH- = 2n Zn(OH)2 = 0,04.2 = 0,08 mol
=> n e trao đổi = 0,2y = 0,4x + 0,08
Và m giảm = 71. 0,1y + 64. 0,2x + 0,04.2 = 14 g
=> x = 0,41 ; y = 1,22 không có đáp án phù hợp => Loại
+/TH2 : Nếu Zn(OH)2 bị H+ hòa tan thì:
+ Anot : 2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → O2 + 4e + 4H+
+ Catot : Cu2+ + 2e → Cu
=> n H+ = 2n Zn(OH)2 = 0,04.2 = 0,08 mol
=> n e trao đổi = 0,4x = 0,2y + 0,08
Và m giảm = 71. 0,1y + 64. 0,2x + 0,02.32 = 14 g
=> x = 0,6 M ; y = 0,8 M
=>A
Câu 19:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
4) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnSO4
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Các thi nghiệm thu được kết tủa là:
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(CuS không tan trong axit)
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
(H2SiO3)
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S ( S )
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
( BaSO4 )
=>B
Câu 20:
Cho các chất sau: Si, SiO2; CO;CO2; Na2CO3; NaHCO3; Na2SiO3. Số chất phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 loãng ở nhiệt độ phòng là:
Các chất đó là: Si ; CO2 ; Na2CO3 ; NaHCO3 ; Na2SiO3
=> Có 5 chất thỏa mãn
=>C
Câu 21:
Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối NaCl, CuCl2; AlCl3 và ZnCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot trong quá trình điện phân dung dịch X là:
Do Cu là kim loại trung bình yếu nên Cu2+ dễ bị khử nhất so với cation còn lại => tạo Cu đầu tiên
=>B
Câu 22:
Hấp thụ 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH, y mol K2CO3; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Cho từ từ vào 200ml dung dịch HCl 2M thu được 7,168 lít CO2(đktc). Phần 2: Cho tác dụng Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của x, y lần lượt là:
n CO2 = 0,5 mol sẽ đi vào dung dịch
Phần 2: Bảo toàn C ta có : 0,5y + 0,25 = n kết tủa = 0,4 mol=> y = 0,3 mol
Phần 1:
n CO2 = 0,32 mol
Giả sử có a mol K2CO3 và b mol KHCO3
=> Cho từ từ vào HCl thì cả 2 đều phản ứng với tỉ lệ K2CO3 : KHCO3 = a:b
Nếu số mol K2CO3 phản ứng là t
=> n CO2= t + bt/a = 0,32 mol
Và a + b = 0,25 + 0,15 = 0,4 mol n HCl = 2t + bt/a = 0,4 mol
=>a = 0,1 mol ; b = 0,3 mol
=>Bảo toàn K ta có : x + 2.0,3 = 2.(0,3 + 2.0,1) => x = 0,4 mol
=>A
Câu 23:
Cho các phản ứng sau:
(1) Sắt từ oxit + dung dịch HCl →
(2) Sắt (III) oxit + dung dịch HCl →
(3) Fe(NO3)2 + dung dịch HCl →
(4) K2Cr2O7 + HCl đặc →
(5) Mangan đioxit + dung dịch HCl đặc, đun nóng →
(6) Al2S3 + dung dịch HCl →
Số phản ứng mà HCl đóng vai trò chất khử là:
HCl là chất khử khi có sự tăng số OXH ; ở đây chỉ có Cl- là có thể đóng vai trò chất khử khi phản ứng
=> các phản ứng đó là : 4 và 5 (đây là 2 phản ứng OXH-K điều chế clo trong phòng thí nghiệm)
=>A
Câu 24:
Trung hòa 11,8 gam axitcacboxylic X bằng dung dịch KOH; thu được 19,4 gam muối. Công thức của X là:
Gọi CT axit là R(COOH)n => muối là R(COOK)n có số mol đều là x
=> độ tăng khối lượng = 38xn = 7,6 => xn = 0,2 mol
TH1 : n = 1 => R + 45 = 59 => R=14 loại
TH2 ; n = 2 => R + 90 = 118 => R=28 (C2H4)
=>B
Câu 25:
Cho các chất: NaOH; HF; C6H5ONa; CH3COOH; C2H5OH, C12H22O11 (saccarozo); HCOONa; NaCl, H2SO4; C3H5(OH)3. Số chất điện ly và chất điện li mạnh là:
Các chất không điện li là saccarose ; glixerol ; ancol etylic=> có 7 chất điện li
Các chất điện li mạnh là: NaOH ; C6H5ONa ; HCOONa ; NaCl ; H2SO4 => Có 5 chất điện li mạnh
=>B
Câu 26:
Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quì tím ẩm trong đó có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo củaX là:
CH3CH2NH3OCOONH4 thỏa mãn vì + NaOH tạo etylamin và amoniac đều là khí làm quì ẩm hóa
xanh; trong đó etylamin phản ứng với HNO2 tạo N2 ; chất vô cơ sau phản ứng chính là Na2CO3.
=>D
Câu 27:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7. Ở trạng thái cơ bản X có 6 electron độc thân. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y ít hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 32 hạt. Hợp chất tạo bởi X, Y có tính lưỡng tính. Công thức tạo bởi X và Y có dạng
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7=> các e đó nằm ở
1s,2s,3s,4s.
X có 6 e độc thân => [Ar] 3d54s1 => X là Cr
=> Y có số hạt mang điện là 16 => số p là 8 => Y là O
=> hợp chất của X và Y lưỡng tính => đó phải là Cr2O3
=> C
Câu 28:
Cho dãy các kim loại: Ca, Ba, Al, K, Mg, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là:
Đó là 3 kim loại : Ca; Ba ; K.
Do Al ; Mg đều phản ứng tạo Fe nhưng Fe3+ dư sẽ hòa tan Fe
=>B
Câu 29:
Cho các polime sau: PE, PS, Cao su, Bakelit, PVA, PVC. Số polieme dùng để tạo ra chất dẻo là:
Các polime đó là: PE ; PS ; Bakelit ; PVA ;PVC => 5 polime
=>B
Câu 30:
Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào 100ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 290ml dung dịch HCl 1M thu được 7,02 gam kết tủa. Tính m?
n KOH = 0,2 mol ; n HCl = 0,29 mol ; n kết tủa = 0,09 mol
Xét TH tạo kết tủa sau đó kết tủa tan 1 phần
=> n kết tủa = 1/3 (nH+ - n KOH ) + n Al(OH)3 = 0,12 mol
=> m = 3,24g
=>C
Câu 31:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
MNPQ
M là (CH3)2CH-Br => N là (CH3)2CH-OH => P là aceton (CH3)2C=O => Q là CH3COCH2Br
=>C
Câu 32:
Cho m gam hỗn hợp A gồm bột Fe và Cu có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2:3 vào 200ml dung dịch AgNO3 2M sau một thời gian phản ứng thu được 62,4 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 27,3 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 28,7 gam chất rắn Z. Để hòa tan hết m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 tạo sản phẩm khử duy nhất là NO thì cần số mol HNO3 tối thiểu là:
Ta có sơ đồ sau: A(Fe ; Cu) + AgNO3 → dd Y ; Y + Zn → 28,7g Z Do m Zn < m Z => Ag+ dư
Xét trên toàn bộ quá trình thì chỉ có Ag+ và Zn là thay đổi số oxi hóa
=>Bảo toàn e: n e trao đổi Fe,Cu = n Ag+ = 2nZn phản ứng
=> n Zn phản ứng = 0,2 mol
=> n Zn trong Z = 0,22 mol
nl=> m Fe + m Cu + m Ag = 62,4 + 27,3 + 28,7 – 0,22.65 = 41,7g
=>m Fe + m Cu = 33,6g
=> n Fe = 0,24 mol ; n Cu = 0,315 mol
=> n HNO3 tối thiểu khi chỉ oxi hóa Fe lên Fe2+
=> n HNO3 = 8/3. (nFe + n Cu) = 1,48 mol
=>C
Câu 33:
Dùng 100 tấn quặng có chứa 80% khối lượng là Fe3O4 (còn lại là tạp chất trơ) để luyện gang (có 95% Fe về khối lượng) với hiệu suất quá trình là 93% thì khối lượng của gang thu được là:
m Fe3O4 = 80 tấn
=> n Fe = 1,03 (tấn mol)
=> m gang theo lý thuyết = 60,98 tấn
=> m gang thực tế = 60,98.93% = 56,71 tấn
=>D
Câu 34:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A sai do chỉ có NaOOC – COOH ; Al2O3 là chất lưỡng tính
C sai do anilin phản ứng tạo diazoni
D sai do Dimetylamin không thể chỉ bằng 1 phản ứng tạo N2
=>B đúng
=>B
Câu 35:
Chất X mạch hở có công thức CxYyCl2. Khi cho tất cả các đồng phân của X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có ba ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
Sản phẩm là 3 ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam
=> ancol có nhiều nhóm OH kề nhau
=> dẫn xuất diclorua phải có 2 clo đính vào 2 C liền kề nhau.
=> Chỉ có C4H8Cl2 thỏa mãn : C-C-C(Cl)-C-Cl ; C-C(Cl)-C(Cl)-C ; C-C(CH3)Cl-C-Cl là 3 đồng phân phản ứng tạo 3 ancol thỏa mãn
=>C
Câu 36:
Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol etilen, 0,15mol metyl axetilen, 0,1 mol vinylaxetilen và a mol H2. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 12,6. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có 104 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
Do Y phản ứng được với Brom nên trong Y có chất chứa liên kết bội. Có n X = 0,7 + a mol
=> n H2 phản ứng = n pi phản ứng = n pi (X) – n pi (Y)
n pi (X) = n C2H4 + 2nC3H4 + 3nC4H4 = 1,05 mol n pi (Y) = n Br2 = 0,65 mol
=> n H2 phản ứng = 1,05 – 0,65 = 0,4 mol
=> n Y = nX – 0,4 = 0,3 + a mol
=> Do X và Y cùng khối lượng nên :
23,8 + 2a = (0,3 + a). 12,6.2
=> a = 0,7 g
=> C
Câu 37:
Đốt cháy m gam một chất béo trung tính X cần 67,2 lít O2 (đktc) sau phản ứng cho sản phẩm vào bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 213,75 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 129,15 gam. Nếu cho m gam chất béo này tác dụng với KOH dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
n O2 = 3 mol ; n CaCO3 = n CO2 = 2,1375 mol ; m bình tăng = m CO2 + m H2O
=> n H2O = 1,95 mol
Bảo toàn O ta có : n O (X) = 0,225 mol. Mà X có 6 Oxi
=> n X = 0,0375 mol
=> Trong 1 phân tử X có : 57 C ; 104 H và 6 O
=> X là (C17H33COO)C3H5
=> m muối = m C17H33COOK = 36g
=>A
Câu 38:
X là hỗn hợp gồm axit cacboxylic đơn chức Y và ancol no Z, đều mạch hở và có cùng cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 12,6 gam O2; sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2(đktc) và 5,85 gam nước. Este hóa hoàn toàn 0,2 mol X thì khối lượng este tối đa thu được là:
Ta có n CO2 = 0,3 mol ; n H2O = 0,325 mol ; n O2 = 0,39375 mol
Do Y và Z có cùng số C nên số C mối chất = 0,3/0,1 =3
=> CT của Y là C3HxO2 ; Z là C3H8Oy . Nếu trong 0,1 mol X có a mol X và b mol Y thì:
=> a+ b = 0,1 mol ;
Bảo toàn Oxi : 2a + by = 0,1375 mol Bảo toàn Hidro: ax + 8b = 0,65 mol Bảo toàn khối lượng : m X = 6,45 g
=> khối lượng mol trung bình các chất trong X là 64,5
Do M Y = 68 + x > 64,5
=> M Z < 64,5 => y < 1,2 => y = 1
=> Do a+ b = 0,1 mol ;
Bảo toàn Oxi : 2a + b = 0,1375 mol
=> a = 0,0375 mol ; b= 0,0625 mol
Bảo toàn Hidro: ax + 8b = 0,65 mol
=> x = 4 => Y là C3H4O2
Trong 0,2 mol X có 0,075 mol Y và 0,125 mol Z
Phản ứng este hóa : CH2=CH-COOH + C3H7OH CH2=CH-COOC3H7 + H2O
=> m este = 8,55g
=>B
Câu 39:
Khi cho xenlulozo phản ứng hoàn toàn với anhidric axetic (CH3CO)2O thu được 18 gam CH3COOH và 33,66 gam hỗn hợp X gồm amol xenlulozo triaxetat và b mol xenlulozo đi axetat. Tỉ lệ a: b trong x là:
Khi phản ứng với anhidrit acetic thì sản phẩm có : n CH3COOH = n CH3COO (trong este)
=> 3a + 2b = 0,3 mol
m X = 288a + 246b = 33,66 g
=> a= 0,04 mol ; b = 0,09 mol => a : b = 4 : 9
=>A
Câu 41:
Cho các hạt vi mô: S2-; N, P, Fe3+; Cl. Hạt vi mô nào có số electron độc thân lớn nhất và bằng bao nhiêu:
Fe3+ có cấu hình e [Ar]3d5 => có 5 e độc thân lớp ngoài cùng.
S2- có số e độc thân lớp ngoài cùng là 2; Với N, P, đều là 3;
Với Cl là 1
=>A
Câu 42:
Dung dịch X chứa: FeCl3; CuCl2; AlCl3; NaCl, CdCl2; ZnCl2; MgCl2. Sục khí H2S đến dư vào dung dịch X. Số kết tủa khác nhau thu được là:
Các kết tủa thu được là: S ; CuS ; CdS
=>D
Câu 43:
Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một peptit X (X được tạo thành từ amino axit chỉ chứa một nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH) cần 59,136 lít O2 (đktc) thu được 48,384 lít CO2 và 33,12 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol X thủy phân hoàn toàn trong 600ml dung dịch KOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị m lần lượt là:
n CO2 = 2,16 mol ; n H2O = 1,84 mol ; n O2 = 2,64 mol
=> Bảo toàn O có : n O(X) = 0,88 mol
=> trong 1 phân tử X có 11 nguyên tử oxi.
Gọi số liên kết peptit là a => a + 2 = 11 => a = 9( Do còn 1 nhóm COOH)
=> Khi đốt cháy X : n N2 = 0,5. 10 . 0,08 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng có : m X = 43,68 g => M X = 686 g
Xét 0,1 mol X
Ta có n KOH phản ứng = (x + 1)n X = 1 mol < n KOH ban đầu => KOH dư
và n H2O = n COOH = nX = 0,1 mol
=> Bảo toàn khối lượng có: m rắn= m X + m KOH – m H2O = 34g
=>D
Câu 44:
Cho các mệnh đề sau:
(1) Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa liên kết peptit dễ bị thủy phân
(2) Cao su lưu hóa, nhựa rezit, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian
(3) Trùng ngưng buta -1,3 – dien với acrilonitrin có xúc tác được cao su buna – N
(4) Dãy chất: caprolactam, stiren, vinylclorua đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
(5) Tơ nilon-6,6; tơ visco, và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp
(6) Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon
Số mệnh đề sai là:
Các mệnh đề sai là:
(2) Cao su lưu hóa, nhựa rezit, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian
Sai do amilopectin chỉ có cấu tạo phân nhánh , không có cấu trúc không gian.
(3) Trùng ngưng buta -1,3 – dien với acrilonitrin có xúc tác được cao su buna – N
Sai do phải là phản ứng trùng hợp
(5) Tơ nilon-6,6; tơ visco, và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp
Sai do to nilon-6,6 là tơ tổng hợp
=>A
Câu 46:
Hỗn hợp M gồm andehit X và xeton Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2; thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Số mol của Y trong m gam M có thể là:
Giả sử số mol X và Y là a và b mol
=> Bảo toàn O có : a+b = 2.0,35 + 0,35 – 0,4.2 = 0,25 mol (1)
=> số C trung bình trong M bằng 0,35/0,25 = 1,4
=> andehit sẽ là HCHO do xeton phải ít nhất có 2 C
Do số mol CO2 bằng số mol H2O => M chứa andehit và xeton no
=>Y có CTTQ là CnH2nO
=> Bảo toàn C có: a + nb = 0,35 mol (2)
=> (n-1)b = 0,1 mol. Ta thấy chỉ có n = 3 thì mới có giá trị của b phù hợp với đáp án
b= 0,05 mol
=>D
Câu 47:
Sục 8,96 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M, phần nước lọc sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lần lượt cho tác dụng với các dung dịch HNO3; BaCl2; Na2CO3; Ca(OH)2; NaHSO4; NaOH. Số chất có xảy ra phản ứng là:
n CO2 = 0,4 mol ; n OH- = 0,5 mol
=> n CO32- = 0,1 mol ; n HCO3- = 0,3 mol . Có n Ba2+ = 0,125 mol
=> Ba2+ + CO32- → BaCO3 => CO32- Hết
Dd sau gồm Na+ ; Ba2+ ; HCO3-
=> phản ứng với HNO3 ; Na2CO3 ; Ca(OH)2 ; NaHSO4 ; NaOH
=> Có 5 chất
=>B
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây là sai?
D sai do các kim loại kiềm đều cấu tạo mạng lạp phương tâm khối
=>D
Câu 49:
Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết
- Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có kết tủa xuất hiện.
- Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện
- Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra
Các muối X, Y, Z lần lượt là:
C thỏa mãn vì : X +Y tạo Ag2S ; Y + Z tạo AgCl ; X + Z tạo Al2S3 và bị thủy phân tạo Al(OH)3 và H2S
=>C
Câu 50:
Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hóa học?
B sai do tạo 1 dung dịch không đồng nhất
=>B