Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
-
364 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số nguyên x thỏa mãn x + 18 = 6 là:
A. 0;
B. − 12;
C. − 13;
D. − 14.
Số nguyên x thỏa mãn x + 18 = 6 là:
x = 6 − 18
x = − 12
Vậy số nguyên x cần tìm là x = − 12.
Chọn đáp án B.
Câu 2:
Số nguyên x để 10 − x là số nguyên âm lớn nhất là:
A. 8;
B. 12;
C. 10;
D. 11.
Để 10 − x là số nguyên âm lớn nhất thì :
10 − x = − 1
x = 10 + 1
x = 11.
Vậy số nguyên x cần tìm là x = 11.
Chọn đáp án D.
Câu 3:
Số nguyên a thỏa mãn a > − a là số nào trong các đáp án sau?
A. 0;
B. 1;
C. − 100;
D. − 5.
Số nguyên a thỏa mãn a > − a là:
a > − a
a + a > 0
2 . a > 0
a > 0
Vậy a là một số nguyên dương.
Trong các số ở các đáp án A, B, C, D thì số 1 là số nguyên dương duy nhất.
Vậy số nguyên a thỏa mãn là a = 1.
Chọn đáp án B.
Câu 4:
Điền dấu “+” hoặc “−” vào chỗ chấm trong bảng sau:
a |
b |
Dấu của a + b |
20 |
− 7 |
|
− 45 |
34 |
|
− 130 |
− 200 |
|
− 2 056 |
− 2 080 |
|
a |
b |
Dấu của a + b |
20 |
− 7 |
+ |
− 45 |
34 |
− |
− 130 |
− 200 |
− |
− 2 056 |
− 2 080 |
− |
Câu 5:
Thực hiện các phép tính sau:
a) 8 − 10 = …………………………
a) 8 − 10 = − (10 − 8) = − 2 (vì 10 > 8).
Câu 8:
d) − 125 − (− 100) = …………………………
d) − 125 − (− 100) = − 125 + 100 = − (125 − 100) = − 25 (vì 125 > 100).
Câu 11:
Tìm tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số và số nguyên dương nhỏ nhất có ba chữ số.
Số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số là: − 9.
Số nguyên dương nhỏ nhất có ba chữ số là: 100.
Tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số và số nguyên dương nhỏ nhất có ba chữ số là:
(− 9) + 100 = 100 − 9 = 91.
Vậy tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số và số nguyên dương nhỏ nhất có ba chữ số là 91.
Câu 12:
Tính các tổng sau:
a) (− 7) + (− 13) + 4 + 16
a) (− 7) + (− 13) + 4 + 16
= [(− 7) + (− 13)] + (4 + 16)
= − (7 + 13) + (4 + 16)
= (− 20) + 20 = 20 − 20 = 0.
Câu 13:
b) (37) + (− 2) + (− 65) + (− 8)
b) (37) + (− 2) + (− 65) + (− 8)
= 37 + [(− 2) + (− 65) + (− 8)]
= 37 − (2 + 65 + 8)
= 37 − 75 = − (75 − 37) = − 38.
Câu 14:
Cho bảng ô vuông như hình bên. Điền vào ô trống sao cho tổng các số ở ba tầng lần lượt là 0, 7 và − 9.
− 20 |
|
7 |
12 |
− 8 |
|
|
5 |
− 15 |
Gọi số cần điền vào 3 tầng lần lượt là a, b, c.
− 20 |
a |
7 |
12 |
− 8 |
b |
c |
5 |
− 15 |
• Tổng các số ở tầng thứ nhất là 0 nên ta có:
(− 20) + a + 7 = 0
a = 20 − 7
a = 13.
• Tổng các số ở tầng thứ hai là 7 nên ta có:
12 + (− 8) + b = 7
b = 7 − 12 + 8
b = 7 + 8 − 12
b = 15 − 12
b = 3.
• Tổng các số ở tầng thứ ba là − 9 nên ta có:
c + 5 + (− 15) = − 9
Hay c = − 9 − 5 + 15
c = − (9 + 5) + 15
c = − 14 + 15
c = 15 − 14
c = 1.
Vậy ta có thể điền vào bảng trên như sau:
− 20 |
13 |
7 |
12 |
− 8 |
3 |
1 |
5 |
− 15 |
Câu 16:
b) 71 − (95) = ………………………
b) 71 − (95) = 71 − 95 = − (95 − 71) = − 24 (vì 95 > 71).
Câu 18:
d) (− 20) − (13) = ……………………….
d) (− 20) − (13) = (− 20) + (− 13) = − (20 + 13) = − 33.
Câu 21:
Điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
a) (− 3) + (− 6) ………… (− 3) − (− 6)
a) (− 3) + (− 6) ………… (− 3) − (− 6)
• (− 3) + (− 6) = − (3 + 6) = − 9
• (− 3) − (− 6) = (− 3) + 6 = 6 − 3 = 3
Vì − 9 < 3 nên (− 3) + (− 6) < (− 3) − (− 6).
Câu 22:
b) (− 21) − (− 10) ………… (− 31) + (− 11)
b) (− 21) − (− 10) ………… (− 31) + (− 11)
• (− 21) − (− 10) = (− 21) + 10 = − (21 − 10) = − 11
• (− 31) + (− 11) = − (31 + 11) = − 42
Vì − 11 > − 42 nên (− 21) − (− 10) > (− 31) + (− 11).
Câu 23:
c) 45 − (− 11) ………… 57 + (− 4)
c) 45 − (− 11) ………… 57 + (− 4)
• 45 − (− 11) = 45 + 11 = 56
• 57 + (− 4) = 57 + − 4 = 53
Vì 56 > 53 nên 45 − (− 11) > 57 + (− 4).
Câu 24:
d) (− 25) − (− 42) ………… (− 42) − (− 25)
d) (− 25) − (− 42) ………… (− 42) − (− 25)
• (− 25) − (− 42) = (− 25) + 42 = 42 − 25 = 17
• (− 42) − (− 25) = (− 42) + 25 = − (42 − 25) = − 17
Vì 17 > − 17 nên (− 25) − (− 42) > (− 42) − (− 25).
Câu 25:
Tính.
a) (− 7) − 8 − (− 25)
a) (− 7) − 8 − (− 25)
= (− 7) + (− 8) + 25
= − (7 + 8) + 25
= − 15 + 25
= 25 − 15 = 10.
Câu 26:
b) (− 13) + 32 − 8 − 1
b) (− 13) + 32 − 8 − 1
= (− 13) + 32 + (− 8) + (− 1)
= 32 − (13 + 8 + 1)
= 32 − 22 = 10.
Câu 29:
Tính tổng số các số nguyên x thỏa mãn:
a) − 3 < x < 5;
a) − 3 < x < 5
Ta có: x = {− 2; − 1; 0; 1; 2; 3; 4}
Do đó, tổng các số nguyên x thỏa mãn − 3 < x < 5 là:
(− 2) + (− 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4
= − (2 + 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4
= − 3 + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = 7.
Vậy tổng số các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là 7.
Câu 30:
b) − 20 < x < − 9.
b) − 20 < x < − 9
Ta có: x = {− 19; − 18; − 17; − 16; − 15; −14; − 13; − 12; − 11; − 10}
Do đó, tổng các số nguyên x thỏa mãn − 20 < x < − 9 là:
(− 19) + (− 18) + (− 17) + (− 16) + (− 15) + (−14) + (− 13) + (− 12) + (− 11) + (− 10)
= − (19 + 18 + 17 + 16 + 15 + 14 + 13 + 12 + 11 + 10)
= − [(19 + 11) + (18 + 12) + (17 + 13) + (16 + 14) + (15 + 10)]
= − (30 + 30 + 30 + 30 + 25) = − 145.
Vậy tổng số các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là − 145.
Câu 31:
Cho số nguyên có dạng , trong đó b không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương, a là số nguyên lớn nhất có một chữ số. Hãy tìm số nguyên .
Số nguyên có dạng , trong đó b không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương nên b là số 0.
Lại có a là số nguyên lớn nhất có một chữ số nên a là số 9.
Vậy số nguyên cần tìm là 90.