Bài 4. Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
-
366 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số nguyên x nào trong các số sau thỏa mãn phép tính (x + 1)(x − 2) = 0?
A. − 2;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Ta có:
(x + 1)(x − 2) = 0
x + 1 = 0 hoặc x − 2 = 0
x = −1 hoặc x = 2
Do đó các số nguyên thỏa mãn phép tính trên là x = − 1 và x = 2.
Khi đó trong các đáp án trên, số nguyên x thỏa mãn phép tính là x = 2.
Chọn đáp án B.
Câu 2:
Thương của phép chia 64 : (− 8) là:
A. 8;
B. − 8;
C. 12;
D. 7.
Thương của phép chia 64 : (− 8) là:
64 : (− 8) = − (64 : 8) = − 8.
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Số nguyên nào trong các số nguyên sau là bội của − 3?
A. − 9;
B. 5;
C. 14;
D. − 46.
Trong các đáp án trên ta có: − 9 = 3 . (− 3) nên ta nói − 9 chia hết cho − 3.
Hay − 9 là bội của − 3.
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Tích của số nguyên âm lớn nhất với số nguyên dương có hai chữ số nhỏ nhất là:
A. − 10;
B. 0;
C. 100;
D. − 99.
Số nguyên âm lớn nhất là số: − 1.
Số nguyên dương có hai chữ số nhỏ nhất là: 10.
Do đó, tích của số nguyên âm lớn nhất với số nguyên dương có hai chữ số nhỏ nhất là:
(− 1) . 10 = − 10.
Vậy tích của số nguyên âm lớn nhất với số nguyên dương có hai chữ số nhỏ nhất là − 10.
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Cho a = 12, b = − 4 và c = 2. Kết quả của a : (b + c) là:
A. 3;
B. 4;
C. 8;
D. − 6.
Thay a = 12, b = − 4 và c = 2 vào biểu thức a : (b + c) là:
12 : (− 4 + 2) = 12 : [− (4 − 2)] = 12 : (− 2) = − (12 : 2) = − 6.
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Cặp số nguyên thỏa mãn a : b = − 3 là:
A. a = 36, b = − 12;
B. a = 3, b = 1;
C. a = 6, b = 2;
D. a = 12, b = 4.
Cặp số nguyên thỏa mãn a : b = − 3 là:
Xét các đáp án A, B, C, D.
+) Với a = 36, b = − 12 ta có:
a : b = 36 : (− 12) = − (36 : 12) = − 3.
Do đó đáp án A là đúng.
+) Với a = 3, b = 1 ta có: a : b = 3 : 1 = 3.
Do đó đáp án B là sai.
+) Với a = 6, b = 2 ta có: a : b = 6 : 2 = 3.
Do đó đáp án C là sai.
+) Với a = 12, b = 4 ta có: a : b = 12 : 4 = 3.
Do đó đáp án D là sai.
Chọn đáp án A.
Câu 7:
Điền dấu + hoặc − thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
a |
b |
Dấu của a . b |
− 8 |
3 |
|
5 |
− 4 |
|
− 1 |
− 1 |
|
− 5 |
0 |
|
a |
b |
Dấu của a . b |
− 8 |
3 |
− |
5 |
− 4 |
− |
− 1 |
− 1 |
+ |
− 5 |
0 |
0 |
Câu 12:
Tính.
a) (− 18) × (− 10) × 9 = …………………………………………………………………….
a) (− 18) × (− 10) × 9
= 18 × 10 × 9 = 180 × 9 = 1 620.
Câu 13:
b) (− 20) × (− 2) × (− 5) × 7 = ………………………………………………………………
b) (− 20) × (− 2) × (− 5) × 7
= − (20 × 2 × 5 × 7) = − [20 × (2 × 5) × 7]
= − (20 × 10 × 7) = − (200 × 7) = − 1 400.
Câu 14:
c) (− 1) × (− 5) × (− 4) × (− 6) = ……………………………………………………………
c) (− 1) × (− 5) × (− 4) × (− 6)
= 1 × 5 × 4 × 6 = 5 × 4 × 6 = 20 × 6 = 120.
Câu 15:
Điền vào bảng sau kết quả của phép chia hai số a và b là số nguyên hay không là số nguyên.
a |
b |
a : b |
8 |
− 4 |
................................... |
9 |
− 5 |
................................... |
0 |
− 1 000 |
................................... |
1 |
− 1 |
................................... |
a |
b |
a : b |
8 |
− 4 |
− 2: là số nguyên |
9 |
− 5 |
Không là số nguyên |
0 |
− 1 000 |
0: là số nguyên |
1 |
− 1 |
− 1: là số nguyên |
Câu 19:
Hãy so sánh (>, <, =) a : (b + c) và (a : b) + (a : c) trong mỗi trường hợp sau:
a) a = 12, b = − 4, c = 2
a) Với a = 12, b = − 4, c = 2. Ta có:
+) a : (b + c) = 12 : (− 4 + 2) = 12 : [− (4 − 2)]
= 12 : (− 2) = − (12 : 2) = − 6.
+) (a : b) + (a : c) = [12 : (− 4)] + (12 : 2)
= − (12 : 4) + 6 = − 3 + 6 = 6 − 3 = 3.
Vì − 6 < 3 nên a : (b + c) < (a : b) + (a : c).
Câu 20:
b) a = (− 10), b = 1, c = 1
b) Với a = (− 10), b = 1, c = 1. Ta có:
+) a : (b + c) = (− 10) : (1 + 1)
= (− 10) : 2 = − (10 : 2) = − 5.
+) (a : b) + (a : c) = [(− 10) : 1] + [(− 10) : 1]
= [− (10 : 1)] + [− (10 : 1)] = (− 10) + (− 10)
= − (10 + 10) = − 20.
Vì − 5 > − 20 nên a : (b + c) > (a : b) + (a : c).
Câu 25:
Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm của lớp 6A, mỗi câu trả lời đúng được + 3 điểm, sai bị trừ 2 điểm, không làm thì không bị trừ.
a) Bạn An được 20 điểm. Nếu bạn A trả lời đúng 12 câu hỏi thì số câu bạn trả lời sai là bao nhiêu?
a) Bạn An trả lời đúng 12 câu hỏi thì bạn An được cộng số điểm là:
12 . (+ 3) = 12 . 3 = 36 (điểm)
Mà số điểm của bạn An là 20 điểm nên số điểm bạn An bị trừ đi là:
20 − 36 = − 16 (điểm)
Vậy số câu hỏi bạn An trả lời sai là:
(− 16) : (− 2) = 8 (câu).
Câu 26:
b) Bạn Mai được − 5 điểm và đã trả lời đúng 7 câu hỏi. Hỏi bạn Mai đã trả lời sai bao nhiêu câu hỏi?
b) Bạn Mai trả lời đúng 7 câu hỏi thì bạn Mai được cộng số điểm là:
7 . (+ 3) = 7 . 3 = 21 (điểm)
Mà số điểm của bạn Mai là − 5 điểm nên số điểm bạn Mai bị trừ đi là:
(− 5) − 21 = − 26 (điểm)
Số câu hỏi bạn Mai trả lời sai là:
(− 26) : (− 2) = 13 (câu).
Vậy số câu hỏi bạn Mai trả lời sai là 13 câu.