Bài 1. Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
-
365 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các số sau, số nào là số nguyên âm?
A. 0;
B. 5;
C. − 7;
D. 500.
Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “−” ở trước số tự nhiên khác 0.
Vậy trong các số: 0; 5; − 7; 500 thì số nguyên âm là số: − 7.
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương.
A. Đúng;
B. Sai.
Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương.
Do đó khẳng định trên là đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên.
A. Đúng;
B. Sai.
Mỗi số tự nhiên bao gồm số 0 và các số 1, 2, 3, … là số nguyên dương nên đều là số nguyên.
Do đó khẳng định trên là đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Mỗi số nguyên không âm đều là số tự nhiên.
A. Đúng;
B. Sai.
Mỗi số nguyên không âm bao gồm số 0 và các số nguyên dương 1, 2, 3, … nên đều là số tự nhiên.
Do đó khẳng định trên là đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Trên trục số, số − 5 và số − 20 nằm ở bên trái số 0.
A. Đúng;
B. Sai.
Số − 5 và số − 20 là các số nguyên âm nên biểu diễn trên trục số của các số − 5 và số − 20 nằm bên trái số 0.
Do đó khẳng định trên là đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 10:
Biểu diễn các số nguyên sau lên trục số: 5; − 5; 8; − 1; − 6.
Xét các số nguyên cần điền ta có:
+) Các số nguyên dương là: 5; 8.
+) Các số nguyên âm là: − 5; − 1; − 6.
− Với các số nguyên dương. Vì 5 < 8 nên trên trục số, hai số 5; 8 được điền vào bên phải số 0 và theo thứ tự từ trái qua phải sẽ được điền là: 5; 8.
− Với các số nguyên âm. Xét các số đối của các số − 5; − 1; − 6 thỏa mãn 1 < 5 < 6.
Nên − 1 > − 5 > − 6.
Vậy trên trục số, ba số − 5; − 1; − 6 được điền vào bến trái số 0 và theo thứ tự từ trái qua phải sẽ được điền là: − 6; − 5; − 1.
Vậy ta có các số sẽ được điền vào trục số như sau:
Câu 11:
Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện.
a) Cuộc khời nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm 40 sau Công nguyên: ………………………a) Cuộc khời nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm 40 sau Công nguyên: + 40 hoặc 40.
Câu 12:
b) Nhà toán học Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 625 TCN − 547 TCN: ……….
b) Nhà toán học Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 625 TCN − 547 TCN: − 625 và − 547.
Câu 13:
c) Nhà toán học Ác-si-mét sinh năm 287 trước Công nguyên: ……………………………..
c) Nhà toán học Ác-si-mét sinh năm 287 trước Công nguyên: − 287.
Câu 14:
Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:
a) Ông Sơn nợ ông Trường 8 000 000 đồng: ………………………………………………a) Ông Sơn nợ ông Trường 8 000 000 đồng: − 8 000 000.
Câu 15:
b) Ông Sơn kinh doanh lỗ 10 triệu đồng: …………………………………………………..
b) Ông Sơn kinh doanh lỗ 10 triệu đồng: − 10 000 000.
Câu 16:
c) Tàu ngầm lặn xuống độ sâu 4 000 mét: ………………………………………………….
c) Tàu ngầm lặn xuống độ sâu 4 000 mét: − 4 000.
Câu 18:
e) Nhiệt độ ở Sapa có lúc tới 5 °C dưới 0°C: ……………………………………………….
e) Nhiệt độ ở Sapa có lúc tới 5 °C dưới 0°C: − 5.
Câu 19:
Nhiệt độ của năm thành phố được cho trong bảng sau:
a) Hãy sử dụng số nguyên tương ứng để biểu diễn nhiệt độ của năm thành phố A, B, C, D, E.
a)
Thành phố |
Nhiệt độ |
Số nguyên |
A |
10 độ dưới 0 độ C |
− 10 |
B |
2 độ dưới 0 độ C |
− 2 |
C |
30 độ trên 0 độ C |
+ 30 hoặc 30 |
D |
20 độ trên 0 độ C |
+ 20 hoặc 20 |
E |
5 độ dưới 0 độ C |
− 5 |
Câu 20:
b) Trục số sau biểu diễn nhiệt độ trên nhiệt kế, hãy điền tên của các thành phố lên trên trục số tương ứng với nhiệt độ.
b)
Câu 21:
c) Quan sát trục số ở câu b và cho biết:
− Thành phố lạnh nhất là: ………………………………………………………………….
− Các thành phố có nhiệt độ trên 10 độ C là: ……………………………………………….c) Quan sát trục số ở câu b và cho biết:
− Thành phố lạnh nhất là: A.
− Các thành phố có nhiệt độ trên 10 độ C là: D và C.
Câu 22:
Tìm số đối của các số nguyên sau: − 2; 8; 10; 0; − 20; − 100.
− Số đối của số nguyên − 2 là số: 2.
− Số đối của số nguyên 8 là số: − 8.
− Số đối của số nguyên 10 là số: − 10.
− Số đối của số nguyên 0 là số: 0.
− Số đối của số nguyên − 20 là số: 20.
− Số đối của số nguyên − 100 là số: 100.