Bài 5. Bài tập cuối chương 2
-
362 lượt thi
-
38 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nếu số nguyên a chia hết cho số nguyên b và a = 1 thì b có thể là:
A. − 1;
B. − 2;
C. 0;
D. 4.
Nếu số nguyên a chia hết cho số nguyên b và a = 1 thì b là ước của a = 1.
Vậy b có thể là 1 hoặc − 1.
Chọn đáp án A.
Câu 2:
An tham gia một trò chơi trả lời 3 câu hỏi, đúng được 5 điểm, sai bị trừ 3 điểm. An được − 1 điểm. Hỏi An trả lời đúng mấy câu hỏi?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Gọi số câu hỏi mà An trả lời đúng là x (câu) (0 ≤ x ≤ 3).
Khi đó số câu hỏi mà An trả lời sai là 3 − x (câu).
Theo bài ra ta có An được − 1 điểm nên ta có:
x . (+ 5) + (3 − x) . (− 3) = − 1
5 . x − 9 + 3 . x = − 1
5 . x + 3 . x = − 1 + 9
8 . x = 8
x = 8 : 8
x = 1 (thỏa mãn điều kiện).
Vậy An trả lời đúng được 1 câu hỏi.
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Quan sát trục số và cho biết K là số mấy.
A. 1;
B. 4;
C. 3;
D. 0.
Quan sát trục số ta thấy rằng mỗi khoảng cách được xem là 1 đơn vị.
Ta có K là điểm cách F 5 đơn vị.
Khi đó K là điểm: F + 5 = (− 2) + 5 = 3.
Vậy trên trục số, K là số 3.
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Kết quả của phép tính 26 − (6 − 10) + (15 − 5) là:
A. 40;
B. 42;
C. 38;
D. 27.
Ta có: 26 − (6 − 10) + (15 − 5)
= 26 + (10 − 6) + (15 − 5)
= 26 + 4 + 10 = 30 + 10 = 40.
Vậy kết quả của phép tính 26 − (6 − 10) + (15 − 5) là: 40.
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Kết quả của phép tính (− 4) . 100 . (− 25 + 15) là:
A. 4 500;
B. 4 000;
C. − 4 500;
D. − 3 600.
Ta có: (− 4) . 100 . (− 25 + 15)
= 100 . [(− 4) . (− 25 + 15)]
= 100 . [4 . (25 − 15)]
= 100 . (4 . 10) = 100 . 40 = 4 000.
Vậy kết quả của phép tính (− 4) . 100 . (− 25 + 15) là: 4 000.
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Liệt kê các số nguyên a thỏa mãn a > − 8 và a < 3.
Các số nguyên a thỏa mãn a > − 8 và a < 3 là:
− 7; − 6; − 5; − 4; − 3; − 2; − 1; 0; 1; 2.
Câu 7:
Cho ví dụ hai số nguyên thỏa mãn:
a) Tổng là − 7 ………………………………………………………………………………
a) Tổng là − 7 là: 8 và (− 1).
Câu 8:
b) Hai số có tổng là 0 ………………………………………………………………………
b) Hai số có tổng là 0 là: (− 7) và 7.
Câu 9:
c) Hai số có hiệu là − 10 ……………………………………………………………………
c) Hai số có hiệu là − 10 là: 14 và 4.
Câu 10:
Hãy điền số thích hợp vào ô trống để hình vuông sau có tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột và đường chéo đều bằng nhau.
a)
5 |
− 1 |
− 4 |
− 5 |
− 2 |
7 |
0 |
3 |
− 3 |
Câu 11:
Hãy điền số thích hợp vào ô trống để hình vuông sau có tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột và đường chéo đều bằng nhau.
b)
1 |
− 10 |
0 |
− 4 |
− 3 |
− 2 |
− 6 |
4 |
− 7 |
Câu 12:
Điền vào chỗ chấm số thích hợp để được khẳng định đúng.
a) (− 5) + (…………) = (− 8) + (……………)
a) (− 5) + (− 4) = (− 8) + (− 1)
Câu 15:
d) [13 + (− 12)] + (……………) = …………… + [(− 12) + (− 7)]
d) [13 + (− 12)] + (− 7) = 13 + [(− 12) + (− 7)]
Câu 16:
e) (− 4) + [……………. + (− 3)] = […………… + 15] + ………………
e) (− 4) + [15 + (− 3)] = [(− 4) + 15] + (− 3)
Câu 17:
Tính.
a) 15 × (− 25) × (− 4) × (− 10) = …………………………………
a) 15 × (− 25) × (− 4) × (− 10)
= 15 × [(− 25) × (− 4)] × (− 10)
= 15 × (25 × 4) × (− 10) = 15 × 100 × (− 10)
= 1 500 × (− 10) = − (1 500 × 10) = − 15 000.
Câu 19:
c) 625 × (− 35) + (− 625) × 65 = …………………………………
c) 625 × (− 35) + (− 625) × 65
= 625 × (− 35) + 625 × (− 65)
= 625 × [(− 35) + (− 65)]
= 625 × [− (35 + 65)] = 625 × (− 100)
= − (625 × 100) = − 62 500.
Câu 20:
d) 7 × (50 − 2) = …………………………….
d) 7 × (50 − 2)
= 7 × 50 − 7 × 2 = 350 − 14 = 336.
Câu 22:
f) (− 57) × (− 19) + 57 = …………………………
f) (− 57) × (− 19) + 57
= 57 × 19 + 57 = 57 × (19 + 1)
= 57 × 20 = 1 140.
Câu 23:
Một thang máy đang từ mặt đất đi xuống hầm mỏ với vận tốc 5 m/phút. Hỏi thang máy ở độ cao nào sau một giờ?
Đổi: 1 giờ = 60 phút.
Sau một giờ (tức 60 phút), thang máy đi xuống hầm mỏ được số mét là:
s = v . t = 5 . 60 = 300 (m)
Vậy sau một giờ thang máy đang ở độ cao − 300 m.
Câu 24:
Một bài kiểm tra có 15 câu hỏi, trả lời đúng được 4 điểm, sai được (− 2) điểm. An trả lời tất cả các câu hỏi nhưng chỉ có 9 câu trả lời đúng. Hỏi số điểm mà An đạt được?
Số câu mà An trả lời sai là:
15 − 9 = 6 (câu)
Số điểm mà An đạt được sau khi trả lời đúng 9 câu là:
4 . 9 = 36 (điểm)
Số điểm mà An bị trừ sai khi trả lời sai 6 câu là:
(− 2) . 6 = − 12 (điểm)
Số điểm mà An đạt được là:
36 + (− 12) = 24 (điểm).
Vậy số điểm mà An đạt được là 24 điểm.
Câu 29:
e) 13 : [(− 2) + 1] = ……………………………..
e) 13 : [(− 2) + 1] = 13 : [− (2 − 1)]
= 13 : (− 1) = − (13 : 1) = − 13.
Câu 31:
g) (− 31) : [(− 30) + (− 1)] = ………………………….
g) (− 31) : [(− 30) + (− 1)]
= (− 31) : [− (30 + 1)]
= (− 31) : (− 31) = 31 : 31 = 1.
Câu 32:
h) [(− 36) : 12] : 3 = ………………………………
h) [(− 36) : 12] : 3
= − (36 : 12) : 3 = (− 3) : 3
= − (3 : 3) = − 1.
Câu 33:
i) [(− 6) + 5] : [(− 2) + 1] = ………………………………
i) [(− 6) + 5] : [(− 2) + 1]
= [− (6 − 5)] : [− (2 − 1)]
= (− 1) : (− 1) = 1 : 1 = 1.
Câu 34:
Điền số nguyên thích hợp vào chỗ trống.
a) …………………… : 1 = − 87
a) (− 87) : 1 = − 87
Câu 38:
Một thang máy đi xuống hầm mỏ với vận tốc 6 m/phút. Thang máy bắt đầu xuống từ độ cao 10 m so với mặt đất. Hỏi mất bao lâu để thang máy đạt được độ cao − 350 m?
Quãng đường mà thang máy đi được từ độ cao 10 m so với mặt đất đến khi đạt được độ cao − 350 m là:
10 − (− 350) = 360 (m)
Thời gian mà thang máy mất để đi được quãng đường là 360 m là:
t = s : v = 360 : 6 = 60 (phút).
Vậy thang máy mất 60 phút để bắt đầu xuống từ độ cao 10 m so với mặt đất đến khi đạt được độ cao − 350 m.