Bài 1. Điểm. Đường thẳng
-
667 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kí hiệu nào sau đây thể hiện quan hệ điểm M thuộc đường thẳng a?
A. M ∉ a;
B. M ⊂ a;
C. M ∈ a;
D. a ∋ M.
Kí hiệu M ∈ a đọc là điểm M thuộc đường thẳng a.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
Quan sát hình vẽ bên dưới và chọn câu nhận xét phù hợp.
A. Đường thẳng AC và đường thẳng BD là hai đường thẳng khác nhau.
B. Điểm B không thuộc đường thẳng AC.
C. Điểm C thuộc đường thẳng AD nhưng không thuộc đường thẳng BD.
D. Điểm A thuộc đường thẳng BD.
Ta có:
‒ Đường thẳng AC và đường thẳng BD là hai đường thẳng trùng nhau.
‒ Điểm B thuộc đường thẳng AC.
‒ Điểm C thuộc đường thẳng AD và thuộc đường thẳng BD.
‒ Điểm A thuộc đường thẳng BD.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3:
Hãy cho hai ví dụ về điểm, đường thẳng trong lớp học của em.
Điểm: chấm đen trên giấy, chấm đỏ trên bản đồ...
Đường thẳng: dây điện, cạnh của chiếc bảng....
Câu 4:
Hãy liệt kê 6 cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây:
6 cách gọi tên đường thẳng là: đường thẳng MN, đường thẳng MP, đường thẳng MQ, đường thẳng NP, đường thẳng NQ, đường thẳng PQ.
Câu 5:
Trong hình bên:
a) Điểm A thuộc đường thẳng nào?
a) Điểm A thuộc đường thẳng BC, kí hiệu A ∈ BC.
Câu 6:
b) Điểm B không thuộc đường thẳng nào?
b) Điểm B không thuộc đường thẳng CD, kí hiệu B ∉ CD.
Câu 7:
c) Liệt kê các đường thẳng chứa điểm C.
c) Có hai đường thẳng chứa điểm C là: BC và CD, kí hiệu C ∈ BC; C ∈ CD.
Câu 8:
d) Liệt kê các cách gọi tên đường thẳng BC.
Hãy sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.
d) Có 3 cách gọi tên đường thẳng BC là: đường thẳng BA, đường thẳng AC, đường thẳng BC.
Câu 9:
Hãy vẽ các điểm M, N, P và đường thẳng a, b, c biết rằng:
+ Điểm M thuộc đường thẳng a và đường thẳng c nhưng không thuộc đường thẳng b.
+ Điểm N không thuộc đường thẳng a nhưng thuộc đường thẳng b và đường thẳng c.
+ Điểm P thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b và đường thẳng c.
Hãy sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.
+) M ∈ a, M ∈ c, M ∉ b.
+) N ∉ a, N ∈ b, N ∈ c.
+) P ∈ a, P ∉ b, P ∉ c.