Bài 3. Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
-
664 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Qua hai điểm phân biệt A, B có:
A. Chỉ duy nhất một tia có gốc A và đi qua B.
B. Có vô số đường thẳng đi qua A và B.
C. Có vô số tia có gốc A và đi qua B.
D. Có hai đường thẳng đi qua A và B.
Qua hai điểm phân biệt A, B có duy nhất một tia có gốc A và đi qua B.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 2:
Số giao điểm nhiều nhất có thể tạo ra giữa ba đường thẳng là:
A. 0;
B. 1;
C. 3;
D. Vô số.
Số giao điểm nhiều nhất có thể tạo ra giữa ba đường thẳng là 3.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
Hãy nêu những hình ảnh về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong môi trường lớp xung quanh em.
Hai đường thẳng song song: hai cạnh đối diện của bàn học, hai cạnh đối diện của bảng,...
Hai đường thẳng cắt nhau: hai cạnh kề nhau của bảng, hai cạnh kề của bàn học,...
Câu 4:
Hãy quan sát hình và gọi tên các cặp đường thẳng song song, các cặp đường thẳng cắt nhau.
Các cặp đường thẳng song song: AB và CD (hay AE và CD; EB và CD), CE và DB.
Các cặp đường thẳng cắt nhau: AB và AC, AC và CD, CD và DB, BD và BE, BE và CE, AC và CE.
Câu 5:
Hãy kể tên các tia có gốc O trong hình sau:
Các tia có gốc O trong hình vẽ trên là: OA, OB, OC, OD, OE, OG.
Câu 6:
Cho năm điểm A, B, C, D, E biết rằng:
+ Không có ba điểm nào thẳng hàng.
+ Tất cả các đường thẳng đi qua hai điểm bất kì trong năm điểm đều cắt lẫn nhau và trên mỗi đường thẳng đều có đúng bốn giao điểm với các đường thẳng còn lại.
Hãy đặt tên cho tất cả các giao điểm. Em có nhận xét gì về hình vừa dựng được?
Các giao điểm là M, N, P, Q, R.
Hình vừa dựng được có hình dáng ngôi sao năm cánh.