Bài 8. Bài tập cuối chương 8
-
662 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có nhiều nhất bao nhiêu đường thẳng đi qua ba điểm phân biệt cho trước?
A. 0;
B. 1;
C. Vô số;
D. Không xác định được.
Nếu ba điểm thẳng hàng thì chỉ có 1 đường thẳng đi qua 3 điểm.
Nếu ba điểm không thẳng hàng thì không có đường thẳng đi qua 3 điểm.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2:
Để kí hiệu điểm M không thuộc đường thẳng d, em sẽ viết như thế nào?
A. M ∈ d;
B. M ⊄ d;
C. M ∉ d;
D. d ∌ M.
Điểm M không thuộc đường thẳng d kí hiệu là M ∉ d.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
Số giao điểm ít nhất có thể có giữa ba đường thẳng phân biệt cho trước là:
A.0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Ba đường thẳng song song với nhau thì không có giao điểm.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 4:
Em sẽ kí hiệu góc vuông như thế nào?
A. Khoanh 1 cung giữa hai cạnh của góc.
B. Vẽ một hình vuông có 1 đỉnh trùng với đỉnh gốc và hai đỉnh còn lại thuộc hai cạnh của góc.
C. Khoanh 1 cung giữa hai cạnh của góc và đánh một dấu chéo.
D. Khoanh 2 cung song song với nhau giữa hai cạnh của góc.
Vẽ một hình vuông có 1 đỉnh trùng với đỉnh gốc và hai đỉnh còn lại thuộc hai cạnh của góc ta được kí hiệu góc vuông.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Góc trong hình bên dưới có số đo là:
A. 60°;
B. 110°;
C. 120°;
D. 50°.
Số đo góc trên hình là 110° ‒ 60° = 50°.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 6:
Cho hình thoi ABCD có độ dài các cạnh bằng độ dài đường chéo BD. Số đo góc là:
A. 60°;
B. 90°;
C. 120°;
D. 150°.
Vì hình thoi ABCD có độ dài các cạnh bằng độ dài đường chéo BD nên AB = BC = CD = DA = BD.
Suy ra tam giác ABD và BCD đều là tam giác đều.
Do đó .
Suy ra
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 7:
Số đo góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 8 giờ là:
A. 120°;
B. 180°;
C. 60°;
D. 240°.
Khi đồng hồ chỉ 8 giờ, trên mặt đồng hồ, kim giờ chỉ ngay đúng số 8, kim phút chỉ ngay đúng số 12 nên góc tạo bởi kim giờ và kim phút là 120°.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 8:
Hãy điền các đơn vị đo độ dài vào hình vẽ cho phù hợp.
a) 10 cm;
b) 54 mm;
c) 12 mm;
d) 84 cm;
e) 156 cm;
f) 5 m.
Câu 9:
Sử dụng thước để đo độ dài các đoạn thẳng sau đây, ghi kết quả theo đơn vị:
a) cen-ti-mét;
a) Độ dài đoạn thẳng AB là 4 cm;
Độ dài đoạn thẳng CD là 2,6 cm.
Câu 11:
Trên tam giác ABC, điểm M là trung điểm AB, điểm N là trung điểm AC, điểm P là trung điểm AM, điểm Q là trung điểm AN. Hai đoạn thẳng BQ và CP cắt nhau tại O. Tia AO cắt đoạn thẳng BC tại L. Em có nhận xét gì về vị trí của điểm L trên đoạn thẳng BC? Hãy nêu cách để kiểm tra nhận xét đó của em và trao đổi với các bạn.
Dự đoán: Điểm L là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Kiểm tra: Dùng thước đo độ dài đoạn thẳng BL, LC.
Ta thấy BL = LC.
Mà điểm L nằm giữa hai điểm B và C
Vậy điểm L là trung điểm của BC.
Câu 12:
Để đến trường mỗi ngày, bạn Khang đi bộ 200 m từ nhà đến bến xe buýt, sau đó đi chuyển 3 km trên xe buýt rồi tiếp tục đi bộ 300 m từ bến xe buýt đến trường. Hãy cho biết chiều dài tổng cộng quãng đường di chuyển mỗi ngày từ nhà đến trưởng của Khang theo các đơn vị đo:
a) mét,
a) Đổi 3 km = 3 000 m.
Chiều dài tổng cộng quãng đường di chuyển mỗi ngày từ nhà đến trường của Khang là:
200 + 3 000 + 300 = 3 500 (m).
Câu 13:
b) ki-lô-mét.
b) Đổi 200 m = 0,2 km; 300 m = 0,3 km.
Chiều dài tổng cộng quãng đường di chuyển mỗi ngày từ nhà đến trường của Khang là:
0,2 + 3 + 0,3 = 3,5 (km).
Câu 14:
Hãy tìm chu vi của các hình sau:
a) Chu vi hình thang cân đã cho là:
25 + 15 + 15 + 15 = 70 (cm).
Câu 15:
Hãy tìm chu vi của các hình sau:
b) Chu vi hình đã cho là:
11 + 11 + 7 + 7 + 7 + 7 = 50 (m).
Câu 16:
Hãy tìm chu vi của các hình sau:
c) Chu vi hình đã cho là:
20 + 20 + 10 + 10 + 10 + 10 = 80 (cm).
Câu 17:
Hãy tìm chu vi của các hình sau:
d) Chu vi hình đã cho là:
45 + 11 . 9 = 144 (cm).
Câu 18:
Hãy xác định số đo các góc trong hình vẽ bên dưới.
a) 70°;
b) 110°;
c) 90° – 20° = 70°;
d) 180°.
Câu 20:
Tại thời điểm đồng hồ chỉ 12 giờ 30 phút, em hãy đo và cho biết giá trị của góc tạo bởi kim giờ và kim phút.
Khi đồng hồ chỉ 12 giờ 30 phút, trên mặt đồng hồ, kim giờ nằm chính giữa khoảng từ số 12 đến số 1, kim phút chỉ ngay đúng số 6 nên góc tạo bởi kim giờ và kim phút là 165°.