Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

15 đề Ôn luyện Hóa học cực hay có lời giải (Đề số 3)

  • 2385 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 2,16 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozo đã dùng là:

Xem đáp án

Đáp án : D

Glucozo -> 2Ag

=> nGlucozo = ½ nAg = 0,01 mol

=> CM(Glucozo) = 0,2M


Câu 2:

Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án : D

Chỉ có Zn phản ứng với HCl => nH2 = nZn = 0,2 mol

=> mkhông tan = mCu = 15 – 0,2.65 = 2g


Câu 3:

Phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án : A

Riêng F vì không có phân lớp p nên không có số oxi hóa nào khác ngoài -1 trong hợp chất


Câu 4:

Cho sơ đồ sau: CH4 +X,xt,t Y +Z,xt,t+M,xt,tCH3COOH. X, Z, M là các chất vô cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng. Chất T là:

Xem đáp án

Đáp án : D

Sơ đồ thỏa mãn :

CH4 -> CH3Cl -> CH3OH -> CH3COOH

(X : Cl2 ; Z : NaOH ; M : CO )


Câu 7:

Cho 4,4 gam một andehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là.

Xem đáp án

Đáp án : A

Vì là andehit no đơn chức => chỉ có 1 nhóm CHO trong phân tử

Nếu andehit không phải là HCHO

=> nandehit = ½ nAg = 0,01 mol => Mandehit = 44g (CH3CHO)


Câu 8:

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3.Tên của X là

Xem đáp án

Đáp án : D 


Câu 9:

Để nhận biết các dung dịch : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4  đựng trong các lọ mất nhãn ta dùng:

Xem đáp án

Đáp án : A

Khi dùng : Ba

+) NH4NO3 : có khí mùi khai

+) (NH4)2SO4 : khí mùi khai và kết tủa trắng

+) K2SO4 : kết tủa trắng


Câu 10:

Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d=1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là.

Xem đáp án

Đáp án : D

CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

=> nHCl = 2nCaCO3 = 1 mol

=> mdd HCl = 182,5g


Câu 11:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7

Xem đáp án

Đáp án : C 


Câu 13:

Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp X gồm  (CH3COOCH3, HCOOC2H5, C2H5COOH) trong 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH a M (phản ứng vừa đủ) thì thu được 4,68 gam hỗn hợp hai ancol (có tỉ lệ mol 1:1) và m gam muối. Vậy giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án : B

Vì các chất trong X đều có CTPT là C3H6O2

=> nX = 0,2 mol = nOH = nNaOH + nKOH

=> nKOH = 0,1 mol

2 ancol là CH3OH và C2H5OH có số mol bằng nhau và tổng khối lượng là 4,68g

=> nCH3OH = nC2H5OH = 0,06 mol

=> X có 0,06 mol CH3COOCH3 ; 0,06 mol HCOOC2H5 và 0,08 mol C2H5COOH

Muối gồm : 0,06 mol CH3COO- ; 0,08 mol C2H5COO- ; 0,06 mol HCOO- ;  0,1 mol Na+ và 0,1 mol K+

=> m = 18,28g


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án : C

AgF tan

Axit HBr có tính axit mạnh hơn HCl

Flo có tính oxi hóa mạnh hơn Clo


Câu 15:

Cho 4,45 gam một α-amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 5,55 gam muối. Công thức X là 

Xem đáp án

Đáp án : C

Dựa trên 4 đáp án => X là amino axit chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH

H2NRCOOH + NaOH -> H2NRCOONa + H2O

=> mmuối – mX = (40 – 18).nX

=> nX = 0,05 mol

=>MX = 89g => CH3CH(NH2)COOH ( Vì là a-amino axit )


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:4 . thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần CO2 thu được trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Đáp án : A

nCO2 : nH2O = 3 : 4 => nC : nH  =3 : 8

Mà nH ≤ 2nC + 2 => Trong X có 3C và 8H

=> X có dạng : C3H8Ox

,nO2 = 1,5nCO2 => Xét 1 mol X => nCO2 = 3 mol

=> nO2 = 4,5 mol . Bảo toàn O => x = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 1

X là :C3H8O


Câu 17:

Vinyl axetat là chất có công thức cấu tạo nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án : D 


Câu 18:

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4  → FeSO4  + Cu.  Trong phản ứng này xảy ra

Xem đáp án

Đáp án : C 


Câu 19:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án : A

nCO2 = 0,2 mol ; nOH = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 0,25 mol

=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol < Ba2+ = 0,1 mol

=> m = mBaCO3 = 9,85g


Câu 21:

Trường hợp nào sau đây không có sự tương ứng giữa các loại vật liệu và tính chất:

Xem đáp án

Đáp án : B

Chất dẻo không có khả năng kết dính


Câu 22:

Để khử hoàn toàn 8 gam  bột Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao , trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là:

Xem đáp án

Đáp án : C

Fe2O3 + 2Al -> Al2O3 + 2Fe

=> nAl = 2nFe2O3 = 0,1 mol

=> mAl = 2,7g


Câu 23:

Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là.

Xem đáp án

Đáp án : C

Dựa vào dãy điện hóa

Đồng thời không là thay đổi khối lượng Ag nên không dùng chất có phản ứng với Ag


Câu 24:

Chất có tính lưỡng tính là:                                       

Xem đáp án

Đáp án : C

Chất lưỡng tính phản ứng được với cả axit và bazo


Câu 25:

Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol của Al gấp đôi số mol của Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.

Xem đáp án

Đáp án : D

mAl + mFe = 5,5 và nAl  =2nFe

=>nAl = 0,1 ; nFe = 0,05 mol

,nAgNO3 = 0,3 mol

Al + 3AgNO3 -> Al(NO3)3 + 3Ag

=> chất rắn gồm 0,3 molAg và 0,05 mol Fe

=> m = 35,2g


Câu 26:

Cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

Xem đáp án

Đáp án : B

+) TH1 : Dung dịch sau có KCl và KOH dư

=> nKCl = nHCl = x mol ; nKOH dư = 0,1 – x

=> mchất tan = 74,5x + 56(0,1 – x) = 6,525g

=> x = 0,05 mol => CM(HCl) = 0,5M

Không cần xét TH HCl dư


Câu 27:

Cho 0,1 mol anilin (C6H5-NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là.

Xem đáp án

Đáp án : A

C6H5NH2 + HCl -> C6H5NH3Cl

=> nmuối = 0,1 mol => mmuối = 12,95g


Câu 28:

Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm 

Xem đáp án

Đáp án : B

Vì chỉ có 1 chất rắn đun lên => Lọi C và D

Mặt khác thu khí bằng phương pháp  đẩy nước => khí không tan cũng như không  phản ứng với H2O


Câu 29:

Nung 3,6 gam Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.

Xem đáp án

Đáp án : C

2Fe(OH)2 + ½ O2 -> Fe2O3 + 2H2O

=> mrắn = mFe2O3 = 160. ½ nFe(OH)2 = 3,2g


Câu 30:

Nung hỗn hợp X (0,03 mol C3H4, 0,02 mol C2H4, 0,05 mol H2) có xúc tác Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 15,5.  Hỏi hỗn hợp Y làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch Br2 0,8M.

Xem đáp án

Đáp án : D

Bảo toàn khối lượng : mX = mY = 1,86g

=> nY = 0,06 mol

=> nH2 pứ = nX – nY = 0,1 – 0,06 = 0,04 mol = npi pứ H2

=> npi(Y) = nBr2 = 2nC3H4 + nC2H4 – nH2 pứ = 0,04 mol

=> Vdd Br2  =0,05 lit = 50 ml


Câu 31:

Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là

Xem đáp án

Đáp án : C 


Câu 32:

Hợp chất có công thức phân tử là C8H10O tác dụng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên là

Xem đáp án

Đáp án : B

Tổng (pi + vòng) = 4

Để phản ứng với naOH -> Họ phenol

Các CTCT phù hợp : o,m,p-C2H5-C6H4OH (3 đp) ; (CH3)2C6H3OH (6 đp)

=> Tổng có 9 đồng phân


Câu 33:

Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch glyxin, màu của giấy quỳ tím sẽ là.

Xem đáp án

Đáp án : B 


Câu 34:

Nguyên tố X có cấu hình e là [Ar]3d104s24p5. Nguyên tố X thuộc .

Xem đáp án

Đáp án : A

Có 7 e lớp ngoài cùng ; e cuối điền vào phân lớp p => nhóm VIIA

Lớp cao nhất là 4 => chu kỳ 4


Câu 35:

Khi chế biến các món cá, để làm hết mùi tanh của cá người ta dùng dung dịch chất nào sau đây.

Xem đáp án

Đáp án : B

Mùi tanh của cá do amin gây nê. Dùng HCl trung hòa và tạo muối dễ rửa trôi


Câu 36:

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X người ta thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án : B

Thủy phân thu được Val-Ala => Loại C và D

Sản phẩm có Ala – Glu – Gly => Loại A


Câu 37:

Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn

Xem đáp án

Đáp án : B 


Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn  6,8 gam phenyl axetat trong dung dịch KOH dư thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án : A

CH3COOC6H5 + 2KOH -> CH3COOK + C6H5OK + H2O

=> mmuối = mCH3COOK + mC6H5OK = 11,5g


Câu 42:

Cho 12,12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 400 ml dung dịch Y chứa 43,4 gam chất tan, biết dung dịch Y có pH = 1. Cũng 12,12 gam X cho vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

Xem đáp án

Đáp án : D

pH = 1 => CHCl = 0,1M => nHCl =0,04 mol

=> chất tan có : m = mAlCl3 + mFeCl2 + mHCl = 43,4

=> 133,5nAl + 127nFe = 41,94

Lại có 27nAl + 56nFe = 12,12

=> nAl = 0,2 ; nFe= 0,12 mol

=> nAg = 3nAl + 3nFe  = 0,96 mol

=> mAg  = 103,68g


Câu 43:

Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng.  Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây.

Xem đáp án

Đáp án : C

10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài

không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23 : 18

                   => Z có 0,05 mol NO và 0,4 mol H2

Bảo toàn khối lượng : mX + mKHSO4 = m muối + mZ + mH2O

        => nH2O = 1,05 mol

Bảo toàn H : nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4+ => nNH4+= 0,05 mol.

Bảo toàn N : 2nFe(NO3)2 = nNO +nNH4+  => nFe(NO3)2 = 0,05 mol

Bảo toàn O :  4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O  => nFe3O4 = 0,2 mol

 %mAl = 16,3% gần nhất với giá trị 15%


Câu 44:

Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200 ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 52,58 gam chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng lên 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là.

Xem đáp án

Đáp án : D

Đặt công thức cho 2 axit no và axit không no:

CnH2nO2 (a mol) và CmH(2m-2)O2 (b mol) 

Trong rắn có NaCl 0,2 mol và a + b = 0,5 (mol) 

Ta có m(2 axit) = 52,58 - 0,2.58,5 - 0,5.22 = 29,88 (g) 

Viết pt: 

2CnH(2n-1)O2Na + (3n-2)O2 ---> (2n-1)CO2 + ((2n-1)H2O + Na2CO3              

a      ->           a.(3n-2)/2  2

CnH(2n-3)O2Na + (3n-3)O2 ---> (2n-1)CO2 + ((2n-3)H2O + Na2CO3             

b        ->          b.(3n-3)/2 

Ta có tổng khối lượng muối axetat là: 52,58 - 0,2.58,5 = 40,88g  => tổng khối lượng CO2 và H2O là: 44,14g  => khối lượng Na2CO3: 0,25.106 = 26,5g  => Bảo toàn khối lượng suy ra khối lượng O2 phản ứng: 44,14 + 26,5 - 40,88 = 29,76g  => Số mol O2 = (3an + 3bm - 2a - 3b)/2 = 0,93 (1)  Lại có m(2 axit) = a.(14n +32) + b.(14m + 30) = 29,88g (2)  Từ (1) và (2) => (124/3).a + 44b = 21,2  Kết hợp với phương trình ban đầu: a + b = 0,5  Ta được: a = 0,3mol và b = 0,2mol 

Thế a, b vừa tìm được vào pt (1) được: 0,9n + 0,6m = 3,06  Tới đây ta biện luận do axit không no 1 nối đôi nên m ≥ 3  Với m > 3 thì n < 1 => loại  => m = 3 và n = 1,4  => Công thức các axit: HCOOH, CH3COOH, CH2=CHCOOH  => %maxit ko no = 0,2.72/29,88 = 48,19%


Câu 45:

Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Số mol axit HNO3 thể hiện tính oxi hóa là.

Xem đáp án

Đáp án : B

Ta có : nY = 0,06 mol  ; MY = 36g

=> nN2O = nN2 = 0,03 mol

,nAl = 0,46 mol

Bảo toàn e : 3nAl = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 => nNH4NO3 = 0,105 mol

=> nHNO3 bị oxi hóa = 2nN2O  + 2nN2 + nNH4 = 0,225 mol


Câu 46:

Hợp chất X có công thức C8H14O4 . Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O                        

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O                   

(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là:

Xem đáp án

Đáp án : C

(c) => X3 và X4 là H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH

Từ (b) => X3 là axit => X1 là muối Na của axit

(a) => X là chất có 1 nhóm COOH và 1 nhóm COOR

=> X là : HOOC[CH2]4COOC2H5 => X2 là C2H5OH

=> X5 là (CH2)4(COOC2H5)2 => M = 202g


Câu 48:

Hỗn hợp T gồm X, Y, Z biết 58 < MX < MY< MZ < 78.  X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H, O có tính chất sau:

- X, Y, Z đều tác dụng được với Na

- Y, Z tác dụng được với NaHCO3

- X, Y đều có phản ứng tráng bạc

Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam CO2, m gần nhất với giá trị nào

Xem đáp án

Đáp án : B

X không tác dụng với NaHCO3 => X không có nhóm COOH chỉ có nhóm OH

Vì tạp chức; mà  X phản ứng tráng bạc => Z có nhóm CHO

=> X là HOCH2CHO có M nhỏ nhất

Y phản ứng với cả Na ; NaHCO3 ; AgNO3/NH3

=> Y có nhóm COOH và CHO => OHC-CH2COOH thỏa mãn

Z khôngphản ứng tráng bạc nhưng phản ứng với Na và NaHCO3

=> Y chứa nhóm COOH và OH ( vì nếu có 2 nhóm COOH => M > 90 không TM)

=> Y là HO-CH2-COOH

Các chất trong T đều có 2 C => nCO2 =2nT = 0,5 mol

=> m = 22g


Câu 49:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no mạch hở B tác dụng vừa đủ với  4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Còn nếu đốt cháy a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O2 đktc thu được 8,064 lít khí N2 đktc. Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với  dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam muối.

Xem đáp án

Đáp án : A

X + 4 mol HCl => A có 2 nhóm NH2 ; B có 1 nhóm NH2

X + 4 mol NaOH => B có 2 nhóm COOH

A có dạng : CuH2u+4N2 và B có dạng : CmH2m – 1O4N

=> Xét tổng quát dạng : CnH2n+2+t-zOzNt

Do A : B = 1 : 2 => Áp dụng qui tắc đường chéo

=> z = 8/3 ; t = 4/3

=> X có dạng : CnH2n+2/3O8/3N4/3

Đốt cháy A : nO2 = 2,07 mol ; nN2 = 0,36 mol

CnH2n+2/3O8/3N4/3 + (1,5n + 7/6)O2 -> nCO2 + (n+4/3)H2O + 2/3N2

                                    2,07                                                 0,36 mol

=> n = 10/3

=> nX = 0,54mol và MX = 326/3g

=> mmuối = mX + mHCl = 84,96g 


Bắt đầu thi ngay