15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 3)
-
2342 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
Đáp án D
Mononatri glutamat được dùng làm gia vị, nhưng nếu dùng với hàm lượng cao sẽ gây hại cho noron thần kinh, nên được khuyến cáo là không nên lạm dụng gia vị này.
Câu 8:
Chất khí X tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu
Đáp án C
Câu 11:
Dãy nào sau đây gồm các ion ở nồng độ cao gây ô nhiễm nguồn nước?
Đáp án A
Các ion gây ô nhiễm nguồn nước là các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+ hoặc các anion PO43-, NO3-, SO42-. Các ion Na+, K+ không gây ô nhiễm nguồn nước.
Câu 13:
Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
Đáp án D
CH3COOH=CH2+NaOHCH3COONa +CH3CHO
Câu 14:
Cho các polime: PVC, cao su lưu hóa, amilopectin, poli(metyl metacrylat), nilon-7. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
Đáp án B
Các polime thỏa mãn là: PVC, poli(metyl metacrylat), nilon-7.
Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian, amilopectin có câu trúc mạch phân nhánh.
Chú ý: Khi phân loại mạch của polime, ta chỉ xét các liên kết giữa các mắt xích với nhau chứ không xét các liên kết trong riêng một mắt xích.
Sai lầm thường gặp: Vì metyl metacrylat có mạch phân nhánh nên nhiều học sinh cho rằng poli(metyl metacrylat) cũng có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
A. Đúng.
B. Đúng.
C. Đúng.
D. Sai. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phân hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(b) Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(c) Các hợp chất hữu cơ chỉ tồn tại trong cơ thể sống.
(d) Hóa học hữu cơ là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(a) Sai. Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, không nhất thiết phải có hiđro. Ví dụ: CCl4
(b) Đúng. Xem trang 89, SGK Hóa học 11
(c) Sai. Ví dụ: Khí metan (CH4) có trong các mỏ khí thiên nhiên.
(d) Đúng.
Câu 28:
Cho các phản ứng sau:
(a) Si+ 2F2 SiF4
(b) CaO+ H2O Ca(OH)2
(c) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
(d) 2NO+ O2 2NO2
(e) 2Cr + 3S Cr2S3
Số phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường là:
Đáp án C
(a) Xảy ra ở nhiệt độ thường. Xem trang 76, SGK Hóa học 11.
(b) Xảy ra ở nhiệt độ thường.
(c) Xảy ra ở nhiệt độ thường. Xem trang 121, SGK Hóa học 12.
(d) Xảy ra ở nhiệt độ thường.
(e) Xảy ra ở nhiệt độ cao. Xem trang 152, SGK Hóa học 12.
Câu 30:
Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau (các thí nghiệm được thực hiện trong cùng điều kiện):
Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất?
Đáp án B
- Đinh sắt trong cốc 1 bị ăn mòn hóa học.
- Đinh sắt trong cốc 2 bị ăn mòn điện hóa (hai
điện cực Fe và Cu tiếp xúc với nhau và cùng
tiếp xúc với dung dịch điện li HCl).
- Đinh sắt trong cốc 3 được dây kẽm bảo vệ
bằng phương pháp điện hóa.
Vì các thí nghiệm được thực hiện trong
cùng điều kiện và nồng độ dung dịch HCl
trong ba cốc bằng nhau nên đinh sắt trong
cốc 2 bị ăn mòn nhanh nhất.
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ông nghiệm 2 - 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2 - 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thất khí CO2.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit.
(b) Mục đính chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4
(c) Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết.
(d) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
- Phát biểu (a) đúng vì ở bước 2 xảy ra phản
ứng thủy phân saccarozơ trong môi trường
axit, tạo 2 loại monosaccarit là glucozơ và
fructozơ.
- Phát biểu (b) đúng. Nếu không loại bỏ
H2SO4 dư thì ở bước 4, H+ sẽ hòa tan
Cu(OH)2 kết quả thí nghiệm thu được
không như mong muốn.
- Phát biểu (c) sai vì NaHCO3 kém bền
nhiệt, dễ bị phân hủy làm quá trình xảy
ra phức tạp, ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm. Cụ thể, nếu lượng axit H2SO4
ít sẽ khó đánh giá chính xác giai đoạn
khí CO2 thoát ra hết so với khi dung
dịch đã nguội.
- Phát biểu (d) đúng, dung dịch thu
được có màu xanh lam. Là phức của
ion Cu2+ với glucozơ và fructozơ
(có thể có cả saccarozơ còn dư).