Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 13)

  • 2251 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) không sinh ra chất khí?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) là một chất oxi hóa mạnh, khi tác dụng với các hợp chất sắt ở mức oxi hóa trung bình như +2 hoặc +8/3 thì sắt trong các oxit đó sẽ bị oxi hóa lên mức cao nhất là +3, đồng thời nitơ trong axit nitric sẽ bị khử về mức +4 tạo thành NO2.

+ Khi các hợp chất của sắt ở mức oxi hóa +3 tác dụng với axit nitric (đặc, nóng) thì chỉ đơn thuần là phản ứng trung hòa, không phải phản ứng oxi hóa khử nên không tạo chất khí.


Câu 3:

Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

Xem đáp án

Đáp án B

Dễ dàng nhìn thấy chỉ có H2S có khả năng làm mất màu nước brom:

H2S + 4Br2 + 4H2O  8HBr + H2SO4.


Câu 4:

Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên bôi chất nào sau đây vào vết thương để giảm sưng tấy?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi bị kiến cắn, nên bôi nước vôi Ca(OH)2 vào vết thương để trung hòa bớt axit trong nọc kiến, từ đó vết thương sẽ giảm sưng tấy.


Câu 5:

Kali hiđrocacbonat phản ứng được với dung dịch nào sau đây ở nhiệt độ thường?

Xem đáp án

Đáp án B

Kali hiđrocacbonat (KHCO3) phản ứng được với dung dịch HCl ở nhiệt độ thường:

KHCO3 + HCl KCl + H2O + CO2.


Câu 6:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là

Xem đáp án

Đáp án B

Na (Z = 11) là kim loại kiềm, nằm ở chu kỳ 3, nhóm IA, có cấu hình electron: 1s22s22p63s1.


Câu 7:

Kim loại nhôm không tác dụng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Kim loại nhôm không tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2 do Al đứng sau Mg trong dãy điện hóa kim loại.

+ Nhôm có khả năng tham gia phản ứng với Ba(OH)2, CuO (nung nóng) và HCl loãng

2Al + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2.

2Al + 3CuO t0  Al2O3 + 3Cu.

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2.


Câu 8:

Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là

Xem đáp án

Đáp án D

Crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (thường gặp là +2, +3, +6).


Câu 9:

Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết bội hoặc vòng không bền.

+ Isopren, stiren và propen có liên kết bội nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp. Toluen không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.


Câu 10:

Axit cacboxylic nào sau đây có mạch cacbon phân nhánh?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số các axit: axit axetic (CH3COOH);

axit oxalic (HOOC-COOH);

axit isobutiric (CH3-CH(CH3)-COOH);

axit acrylic (CH2=CHCOOH) thì axit isobutiric có mạch cacbon phân nhánh.


Câu 12:

So với các hợp chất vô cơ, các hợp chất hữu cơ thường có

Xem đáp án

Đáp án C

+ Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).

+ Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

+ Phản ứng giữa các chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, tạo nên một hỗn hợp sản phẩm.


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Đúng. Các muối trung hòa và muối axit của natri, kali và amoni đều tan tốt trong nước. Với các kim loại khác, chỉ có muối đihiđrophotphat là tan được, ngoài ra đều không tan và ít tan.

B. Đúng. Supephotphat kép (gồm Ca(H2PO4)2) chứa hàm lượng P2O5 khoảng 40 – 50%; superphotphat đơn (gồm CaSO4 và Ca(H2PO4)2) chứa hàm lượng P2O5 khoảng 14 – 20%.

C. Sai. Nhiệt phân muối amoni nitrat không thu được khí O2.

NH4NO3 t0  N2O + 2H2O.

D. Đúng. Axit nitric có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn axit nitric được dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2,… Ngoài ra, axit nitric còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thí dụ: trinitrotoluen (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm,…


Câu 17:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch KOH, thu được 1 mol glixerol, 1 mol kali panmitat và 2 mol kali oleat. Số liên kết  trong phân tử X bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch KOH, thu được 1 mol glixerol, 1 mol kali panmitat và 2 mol kali oleat → Triglixerit X là (C17H33COO)2C3H5OOCC15H31 → Trong X chứa 5 liên kết π (2 liên kết π trong gốc hiđrocacbon của axit oleic và 3 liên kết π trong gốc –COO–).


Câu 18:

Cho các chất sau: stiren, axetilen, ancol anlylic, glucozơ, toluen. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án C

Chất hữu cơ X tác dụng với nước brom ở điều kiện thường khi trong phân tử thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ Chứa liên kết π kém bền (liên kết π ngoài vòng benzen): stiren, axetilen, ancol anlylic.

+ Chứa nhóm –CHO: glucozơ.

+ Phenol, anilin.

Lưu ý: Nước brom không tham gia phản ứng thế. Hầu hết đều là phản ứng oxi hóa – khử.

C5H6CH=CH2 + Br2  C6H5CHBr–CH3Br.

CH≡CH + 2Br2  CHBr2–CHBr2.

CH2=CH–CH2–OH + Br2  CH2Br–CHBr–CH2–OH.

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O  CH2OH[CHOH]4COOH + HBr.


Câu 19:

Rắc bột nhôm mịn lên ngọn lửa đèn cồn trong không khí.

Quan sát hiện tượng, ta thấy bột nhôm cháy trong không khí với 

Xem đáp án

Đáp án B

Khi đốt, bột nhôm cháy sáng trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt, tạo ra Al2O3 (chất rắn, màu trắng).

4Al + 3O2  t02Al2O3.


Câu 23:

Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2, trong đó: X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH; X, Z đều không tác dụng được với Na, X có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ C3H6O2 (k = 1); X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH.

→ X, Y, Z có thể là axit cacboxylic hoặc este.

+ X, Z đều không tác dụng được với Na → X, Z có thể là este.

+ X có phản ứng tráng bạc → X là HCOOC2H5 → Z là CH3COOCH3

→ Y là C2H5COOH.


Câu 26:

Từ chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

a) X + 3KOH t0 2Y + Z + H2O.

b) 2Y + H2SO4  2T + K2SO4.

c) nT H+, 70oC  + nH2O

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

X + NaOH → 3 chất hữu cơ; X chứa 1 loại nhóm chức → X là este.

X chứa 4[O] → X là este 2 chức; X tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1 : 3.

Þ X là este của phenol; (c) Þ T là HO-C6H4-CH2OH.

Þ Y là KO-C6H4-CH2OH Þ X là HCOOC6H4CH2OOCH.

A. Đúng vì chỉ chứa nhóm chức este.

B. Đúng vì (c) là phản ứng điều chế nhựa novolac.

C. Sai vì X chứa gốc fomat.

D. Đúng vì Z là KOC6H4CH2OH.


Câu 29:

Cho số đồ chuyển hóa sau:

CH4N2O +H2O X +NaOH Y +O2,xt Z +O2 T +O2+H2O E.

Biết X, Y, Z, T, E đều là hợp chất của nitơ. Phát biểu nào sau đây sai?


Câu 30:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau.

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tưởng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag

T

Dung dịch NaOH

Tạo chất lỏng không tan trong nước, lắng xuống đáy ống nghiệm

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ X tác dụng với dung dịch I2 thấy có màu xanh tím xuất hiện Þ X là hồ tinh bột → Loại đáp án B.

+ Y tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thấy có màu tím xuất hiện Þ Y chứa protein (lòng trắng rứng) → Loại đáp án D.

+ Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thấy có kết tủa Ag xuất hiện Þ Z là fructozơ Þ Loại đáp án A.


Bắt đầu thi ngay