15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 7)
-
2334 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nước chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?
Đáp án D
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg).
Kiến thức bổ sung:
Nước cứng được chia thành 3 loại
- Nước cứng tạm thời
+Thành phần: là nước cứng có chứa anion HCO3.
+ Phương pháp làm mềm: đun nóng, dùng Ca(OH)2 vừa đủ, Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion,…
- Nước cứng vĩnh cữu
+ Thành phần: là nước cứng có chứa anion Cl-, SO42- hoặc cả hai.
+ Phương pháp làm mềm: Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion.
- Nước cứng toàn phần:
+ Thành phần: là nước cứng có chứa anion HCO3-, Cl-, SO42-.
+ Phương pháp làm mềm: Na2CO3 hoặc Na3PO4, phương pháp trao đổi ion.
- Làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (iont), chất này hấp thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ thu được nước mềm.
Câu 2:
Photpho tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxit nào sau đây?
Đáp án B
Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh. Một số chất như: lưu huỳnh, photpho, cacbon, ancol etylic, … bị bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Câu 3:
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?
Đáp án C
+ Dễ dàng nhận thấy Fe không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.
+ Dung dịch Fe(NO3)2 bị dung dịch AgNO3 oxi hóa tạo thành kết tủa bạc kim loại (Ag) và dung dịch sắt (III) nitrat Fe(NO3)3 theo quy tắc α trong dãy điện hóa kim loại.
+ Dung dịch Fe(NO3)2 bị kim loại Mg khử tạo thành dung dịch Mg(NO3)2 và kết tủa sắt kim loại (Fe).
+ Ion NO3- trong dung dịch Fe(NO3)2 khi gặp H+ trong HCl tạo thành hỗn hợp có tính oxi hóa mạnh và xảy ra phản ứng
9Fe(NO3)2 + 12HCl 5 Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O
Câu 4:
Khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
Đáp án D
+ Chất khí được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày là CO2 bởi vì CO2 là khí không có khả năng duy trì sự cháy do đó được dùng trong các bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy và nó điều chế được NaHCO3 (natri bicacbonat) làm thuốc chữa đau dạ dày
+ CO2 có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chẳng hạn như băng khô hay đá khô (CO2 rắn), băng khô dưới áp suất thường không bị hóa lỏng mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí, băng khô được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm, tạo khói,..
Chú ý: Ở các đám cháy kim loại có tính khử mạnh Mg, Zn không dùng CO2 để chữa cháy vì ở nhiệt độ cao các kim loại này sẽ khử CO2 tạo thành oxit kim loại và muội than làm đám cháy trở nên dữ dội.
Câu 5:
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch nào sau đây thu được kim loại?
Đáp án C
Dễ dàng nhận thấy khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 sẽ thu được kim loại đồng tại catot (cực âm).
Kiến thức bổ sung: Cần nhớ quy tắc và thứ tự điện phân ở các điện cực
+ Tại Catot (cực âm): các cation (ion dương) sẽ chạy về đây, tại đây xảy ra quá trình khử Mn+, H+, H2O theo thứ tự sau:
• Các cation của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm không tham gia điện phân.
• Các cation sau Al3+ lần lượt điện phân theo quy tắc: cation có tính oxi hóa mạnh điện phân trước theo dãy điện hóa kim loại.
• H+ bị khử tạo ra khí hiđro theo quá trình 2H+ + 2eH2.
• H2O bị khử tạo ra khí hiđro theo quá trình 2H2O+ 2e2OH- + H2.
+ Tại Anot (cực dương): các anion (ion âm) sẽ chạy về đây, tại đây xảy ra quá trình oxi hóa các anion gốc axit, OH-, H2O theo thứ tự sau:
• Các anion gốc axit có chứa oxi như:NO3-,SO42-,PO43-,CO32-,...không bị oxi hóa.
• Các trường hợp còn lại bị oxi hóa theo thứ tự S2- >I- > Br - > Cl- > RCOO- > OH-.
H2O bị oxi hóa tạo ra khí 2H2O4H+ + O2 + 4e.
Câu 6:
Kim loại nào sau đây được sản xuất từ quặng boxit?
Đáp án B
Nhôm được sản xuất từ quặng boxit (Al2O3.nH2O).
Kiến thức bổ sung: Một số quặng thường gặp
+ Một số quặng sắt:
- quặng hematit đỏ (Fe2O3)
- hematit nâu (Fe2O3.nH2O)
- manhetit( Fe3O4)
- xiđerit (FeCO3)
- pirit (FeS2).
+ Quặng đolomit: CaCO3.MgCO3.
+ Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O = KAl(SO4)2.12H2O.
+ Quặng Cromit: FeO.Cr2O3.
Câu 7:
Tác động nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường đất?
Đáp án C
Cày xới đất không làm ô nhiễm môi trường đất. Cày xới đất giúp đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ hơn, diệt cỏ dại và sâu bênh,...
Câu 8:
Thủy phân hoàn toàn este nào sau đây không thu được ancol?
Đáp án D
Quan sát thấy ở các đáp án A, B, C khi thủy phân thu được ancol CH3OH vàC3H7OH còn đáp án D thì thu được CH3CHO.
Kiến thức bổ sung: Khi thủy phân este sản phẩm R’OH phụ thuộc vào gốc R’
+ R’OH có dạng R1OH=CH-OH anđehit R1 –CO2 –CHO.
+ R’OH có dạng R1 -OH=C(R2)-OH xeton R1 –CH2 –CO-R2.
+ R’OH có dạng R1 –C6H4 –OH phenol R1 –C6H4 –OH.
+ Nếu 2 nhóm –OH cùng liên kết với 1 nguyên tử cacbon no thì R’(OH)2 sẽ bị hỗ biến thành anđehit (nếu nguyên tử cacbon bậc 1) hoặc xeton (nếu nguyên tử cacbon bậc 2) và nước (cứ 2nhóm –OH sẽ tách thành phân tử H2O).
+ Nếu 3 nhóm –OH cùng liên kết với nguyên tử cacbon no thì R’(OH)3 sẽ bị hỗ biến thành axit cacboxylic tương ứng
Câu 9:
Khi cho từ từ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện
Đáp án C
Khi cho từ từ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng chính là 2,4,6-trinitrophenol (axit picric).
Câu 10:
Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án A
+ Quan sát đáp án ta nhận thấy hỗn hợp AlCl3 và CuSO4 có thể cùng tồn tại trong một dung dịch do chúng không phản ứng với nhau.
+ Hỗn hợp HCl và AgNO3 không tồn tại trong cùng dung dịch do chúng phản ứng với nhau tạo thành kết tủa AgCl màu trắng.
+ Hỗn hợp NaAlO2 và HCl không tồn tại trong cùng một dung dịch do chúng phản ứng với nhau theo phản ứng NaAlO2 + HCl + H2O Al(OH)3↓ + NaCl, nếu HCl dư thì xảy ra tiếp tục phản ứng hòa tan kết tủa A1(OH)3 + 3HC1 AlCl3 + 3H2O.
+ Hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 không tồn tại trong cùng một dung dịch do NaHSO4 có tính axit phản ứng với NaHCO3 tạo thành khí CO2 theo phản ứng
NaHSO4 + NaHCO3 Na2SO4 + CO2 + H2O
Câu 12:
Chất nào sau đây có trong phân tử có liên kết ion?
Đáp án B
Dễ dàng nhận thấy trong phân tử CH3COONH4 có chứa liên kết ion giữa anion CH3COO- và cation amoni NH4+. Trong phân tử các chất còn lại chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
Câu 20:
Hình vẽ sau mổ tả thí nghiệm điều chế và thu khí Z.
Trong thí nghiệm trên, khí Z được điều chế từ phản ứng nào sau đây?
Đáp án B
+ Quan sát thí nghiệm ta thấy khí Z được dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH → Khí Z không phản ứng với dung dịch NaOH → Loại đáp án C vì CO2 phản ứng với dung dịch NaOH.
+ Khí Z được thu bằng cách đẩy nước nên khí Z là khí không tan hoặc tan rất ít trong nước → Loại đáp án A (vì NH3 tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch amoniac), D (vì HC1 tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
+ Khí axetilen (C2H2) tan rất ít trong nước nên thỏa mãn mô hình thí nghiệm trên
Kiến thức bổ sung:
1. Điều chế axetilen
Trong phòng thí nghiệm và trước đây trong công nghiệp, để điều chế lượng nhỏ axetilen (C2H2), người ta dùng đất đèn tác dụng với nước:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Phản ứng này sinh nhiệt rất nhiều, làm C2H2 bay hơi cùng với nước. Ngoài ra, đất đèn dùng để điều chế C2H2 có thể lẫn một số tạp chất như H2S, NH3,... Do đó, để loại các khí này cũng như hơi nước, người ta sẽ dẫn hỗn hợp khí thoát ra qua bình đựng NaOH loãng. Sau đó sục tiếp qua nước để đảm bảo tinh khiết hơn.
Hiện nay, trong công nghiệp người ta dùng CH4 để điều chế C2H2.
2. Một số phương pháp thu khí
+ Thu khí bằng phương pháp đẩy nước: đặc điểm các khí này là không tan hoặc tan rất ít trong nước như H2, O2, N2, CO2,...
+ Thu khí bằng cách dẫn khí vào ống nghiệm đặt úp xuống: đặc điểm của các khí này là nhẹ hơn không khí và bay lên trên ống nghiệm như H2, N2, NH3,...
+ Thu khí bằng cách dẫn khí vào ống nghiệm đặt ngửa lên: đặc điểm của các khí này là nặng hơn không khí nên nằm ở phía dưới ống nghiệm như O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HC1,
Câu 22:
Cho các dung dịch sau: saccarozơ, axit axetic, ancol etylic, xenlulozơ, propan-1,2-điol, anbumin. Số dung dịch tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là
Đáp án C
Các dung dịch tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là saccarozơ, propan-l,2-điol (etilen glycol) (do trong phân tử có chứa nhiều nhóm -OH kề nhau, sản phẩm tạo thành phức chất màu xanh); axit axetic (phản ứng axit - bazơ với Cu(OH)2); anbumin (phản ứng màu biure).
Câu 23:
Có bốn dung dịch đựng riêng biệt trong bốn ống nghiệm không dán nhãn: K2CO3, FeCl2, NaCl, CrCl3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch Ba(OH)2 thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên?
Đáp án D
Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào bốn ống nghiệm trên, các hiện tượng quan sát được:
+ Thấy xuất hiện kết tủa màu trắng → Ống nghiệm chứa dung dịch K2CO3.
+ Thấy xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, chuyển dần sang nâu đỏ khi để ngoài không khí → Ống nghiệm chứa dung dịch FeCl2.
+ Thấy xuất hiện kết tủa màu lục xám, nếu nhỏ tiếp tục đến dư thì kết tủa này sẽ tan → Ống nghiệm chứa dung dịch CrCl3.
+ Ống nghiệm không thấy hiện tượng gì → Ống nghiệm này chứa dung dịch NaCl.
Câu 26:
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X và a mol H2. Cho dãy các chất K2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, NH4Cl, NaHCO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
Đáp án D
+ Khi hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HC1 thì Ba sẽ tác dụng với HCl trước, nếu Ba còn dư thì sẽ tiếp tục tác dụng với nước.
Ba + 2HC1 (a mol) → BaCl2 + H2 (0,5a mol)
Ta thấy số mol hiđro sinh ra khi Ba tác dụng với a mol dung dịch HCl nhỏ hơn số mol hiđro đề bài cho → Ba tác dụng với nước tạo thành Ba(OH)2 →Dung dịch X chứa BaCl2, Ba(OH)2 → Tất cả các chất trong dãy đều tác dụng được với dung dịch X.
+ Phương trình phản ứng
Ba2+ + SO42- BaSO↓ (kết tủa trắng)
Ba2+ + CO32- BaCO3↓ (*) (kết tủa trắng)
2A1 + Ba(OH)2 + 2H2O Ba(A1O2)2 + 3H2 (khí không màu, không mùi)
A12O3 + Ba(OH)2 Ba(A1O2)2 + H2O
2A1C13 + 3Ba(OH)2 2Al(OH)3↓ (kết tủa trắng keo) + 3BaCl2
(Nếu Ba(OH)2 dư sẽ xảy ra tiếp phản ứng 2A1(OH)3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + 4H2O
NH4C1 + Ba(OH)2 BaCl2 + NH3 (khí không màu có mùi khai) + H2O
NaHCO3 + Ba(OH)2 Na2CO3 + BaCO3↓ + H2O
(Ba2+ trong BaCl2 sẽ tiếp tục phản ứng với Na2CO3 theo phản ứng (*))
Câu 28:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X, Y |
Dung dich AgNO3 trong NH3 đun nóng |
Kết tủa Ag |
Y |
Dung dịch NaHCO3 |
Sủi bọt khí |
X, Z |
Cu(OH)2 |
Dung dich xanh lam |
T |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án C
+ X, Y có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng tạo thành kêt tủa bạc → Loại đáp án D vì axit etanoic (CH3COOH) không tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa.
+ Y tác dụng với dung dịch NaHCO3 thấy sủi bọt khí → Loại đáp án A vì metanal là anđehit không tác dụng được với NaHCO3.
+ X, Z tác dụng với Cu(OH)2 thu được dung dịch màu xanh làm Loại đáp án B vì ancol etylic không tác dụng với Cu(OH)2.
+ Vậy X là glucozơ, Y là axit metanoic (HCOOH), Z là glixerol, T là phenol.
Sai lầm thường gặp: Nhiều bạn nhầm lẫn axit metanoic là CH3COOH
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cr vào bình chứa khí flo.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nung hỗn hợp bột gồm Mg và Mg(OH)2 (nhiệt độ cao, trong khí trơ).
(d) Nhiệt phân muối NH4NO3 rắn.
(e) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm xảy ra quá trình oxi hóa – khử là
Đáp án D
(a) Đúng. Kim loại crom có thể phản ứng với khí flo ở điều kiện thường → xảy ra quá trình oxi hóa - khử.
(b) Đúng. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư xảy ra quá trình oxi hóa Fe2+ tạo thành Fe3+ và quá trình khử Ag+ tạo thành kết tủa bạc kim loại, đông thời Ag+ và Cl- trong dung dịch kết hợp với nhau tạo thành kết tủa trắng AgCl.
(c) Đúng. Khi nung Mg(OH)2 trong khí trơ sẽ tạo thành MgO và H2O, sau đó Mg sẽ khử nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO, nước bị Mg khử tạo thành khí hiđro.
Mg + H2O MgO + H2
(d) Đúng. Khi nhiệt phân muối NH4NO3 rắn sẽ thu được khí N2,O2 và hơi nước → xảy ra quá trình oxi hóa - khử.
(e) Đúng. Khi điện phân dung dịch AgNO3 ion Ag+ sẽ chạy về catot (cực âm) và bị khử tạo thành Ag kim loại, còn ở anot (cực dương) sẽ xảy ra quá trình oxi hóa nước 2H2O → 4H+ + O2 +4e.
Câu 33:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Phát biểu nào sau dây sai?
Đáp án B
Đáp án A, C đúng. Trong lòng trắng trứng có anbumin, protein này tham gia phản ứng với ion Cu2+ (trong môi trường kiềm) tạo nên phức chất có màu tím. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự phản ứng của biure (H2N-CO-NHCO- NH2) với Cu(OH)2.
Đáp án B sai. Protein trong lòng trắng trứng chỉ thủy phân hoàn toàn khi đun nóng ở nhiệt độ thích họp với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim
Đáp án D đúng. Có thể thay NaOH bằng kiềm mạnh khác như KOH sao cho lượng kiềm dùng nhiều hơn CuSO4, đảm bảo phản ứng màu biure xảy ra trong môi trường kiềm.
Chú ý: Không dùng lượng thừa dung dịch CuSO4 trong thí nghiệm này.