IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 15)

  • 1658 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tên gọi của este có công thức CH3COOCH2CH(CH3)2 

Xem đáp án

Đáp án B

Tên của este RCOOR’ gồm tên gốc R’ thêm tên gốc axit RCOO ( đuôi “at)→

Tên gọi của este có công thức CH3COOCH2CH(CH3)2 là isobutyl axetat.

Sai lầm thường gặp: Nhầm lẫn gốc isobutyl thành isopropyl.


Câu 2:

Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải với chi phí thấp, nguời ta sử dụng chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Để làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải với chi phí thấp, người ta sử dụng Ca(OH)2 để kết tủa các ion kim loại nặng sau đó tách chúng ra, có thể sử dụng KOH nhưng KOH thường đắt đỏ và khó tìm hơn Ca(OH)2.


Câu 5:

Một mẫu nước có chứa các ion: Mg2+, Ca2+, SO42- và Cl. Mẫu nước này thuộc loại

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

Cấu hình electron của nguyên tử Fe là [Ar] 3d6 4s2? Sắt thuộc loại nguyên tố

Xem đáp án

Đáp án B

Dễ dàng nhận thấy Fe thuộc loại nguyên tố d (các nguyên tố nhóm d bao gồm các nguyên tố nhóm B — các kim loại chuyển tiêp).


Câu 7:

Khi cho Al tác dụng với dung dịch NaOH, vai trò của H2O trong phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

Bản chất của phản ứng nhôm tác dụng với dung dịch kiềm như sau:

- Ở điều kiện bình thường nhôm có lớp oxit Al2O3 rất mỏng, bền và mịn bảo vệ nhôm nên nhôm không tác dụng với nước. Khi nhôm tiếp xúc với dung dịch kiềm thì lớp oxit Al2O3 này sẽ bị kiềm hòa tan, khi đó nhôm không còn màng oxit bảo vệ, nhôm sẽ tác dụng với nước theo phương trình sau:

2Al +6H2O→2Al(OH)3↓+3H2(1)

- Al(OH)3 tác dụng tiếp với dung dịch kiểm theo phương trình:

Al(OH)3+NaOH→NaAlO2+H2O (2)

- Vậy phản ứng nhôm tan trong dung dịch kiểm là sự tổng hợp của phương trình (1),(2) và giải phóng khí H2:

2Al+2NaOH+2H2O→2NaAlO2+3H2

Suy ra: Trong phản ứng nhôm tác dụng với dung dịch kiềm thì nhôm là chất khử, H2O là chất oxi hóa, NaOH đóng vai trò là môi trường của phản ứng.


Câu 8:

Chất nào sau đây chỉ tồn tại trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi hòa tan CrO3 vào nước tạo thành hỗn hợp axit đicromic (H2Cr2O7) và axit cromic (H2CrO4), những axit cromic này không tách được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.


Câu 9:

Tơ nilon-6 và tơ nitron đều

Xem đáp án

Đáp án D

- Tơ nilon-6 chứa C, H, O, N trong mỗi mắt xích; tơ nitron chứa C, H, N trong mỗi mắt xích → Loại đáp án A.

- Cả 2 loại tơ trên đều là tơ hóa học (tơ tổng hợp) và bền với nhiệt —> Loại đáp án BC.


Câu 10:

Dung dịch axit acrylic không phản ứng được với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong số các chất trên, dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) có thể phản ứng được với: H2 trong điều kiện xúc tác Ni đun nóng (phản ứng cộng vào gốc hiđrocacbon tạo thành axit propionic), NaOH (phản ứng axit bazơ tạo thành muối natri acrylat và nước), CaCO3 (tạo thành muối canxi acrylat, CO2 và H2O). Axit acrylic không phản ứng được với đồng kim loại.


Câu 11:

Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy axetilen, phenol, anilin đều mất màu nước brom (axetilen phản ứng cộng hợp với brom; phenol và anilin tạo kêt tủa với brom), chỉ có axit terephtalic C6H4(COOH)2 , không làm mất màu nước brom.


Câu 12:

Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ xảy ra trong quá trình điện phân dung dịch?


Câu 13:

Cho phản ứng:

Cl2 + KOH  t°  KCI+ KClO3 + H2O.

Trong phương trình của phản ứng hóa học trên, khi hệ của KOH là 6 thì hệ số của Cl2 là

Xem đáp án

Đáp án B

Xác định số oxi hóa:

Cl20 + KOH→    t0   KCl-1 + KCl+5O3 + H2O

Quá trình cho - nhận electron:

Cl0 + e → Cl-1 (1); Cl0→ Cl+5 + 5e (2).

Thăng bằng electron:

5 x (1) + 1 x (2) => 6Cl0 → 5Cl-1 + Cl+5.

Điền hệ số vào phương trình:

3Cl2 + KOH  t0     5KCI + KClO3 + H2O

Bảo toàn nguyên tố K  6KOH.

Bảo toàn nguyên tố H => 3H2O.

Do đó:

3Cl2+6KOH  t0    5KCI + KCIO3 + 3H2O


Câu 14:

Trong công nghiệp, để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta thấy khi cho hỗn hợp N2, H2, NH3, qua H2SO4 đặc thì không thể tách riêng NH3; còn khi cho hỗn hợp đi chậm qua Ca(OH)2 dư thì NH3 sẽ bị giữ lại trong dung dịch; khi cho hỗn hợp đi qua bột CuO đun nóng thì NH3 sẽ phản ứng với CuO tạo thành Cu, N2 và H2O.

Trong công nghiệp, để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2,H2,NH3, người ta sử dụng biện pháp nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3 (do amoniac hóa lỏng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ hóa lỏng của nitơ và hiđro).

Kiến thức bổ sung: NH3 dễ hóa lỏng do phân tử NH3 phân cực mạnh vì trong phân tử NH3 còn dư 1 cặp electron chưa tham gia liên kết và liên kết cộng hóa trị N-H phân cực.


Câu 19:

Tiến hành đun nóng hỗn hợp chứa hai chất rắn X và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí Z. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng dung dịch E (chứa duy nhất một chất tan), thu được kết tủa T. Toàn bộ thí nghiệm được mô tả bởi hình vẽ dưới đây.

Các chất X,Y,Z,T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Quan sát các đáp án ta nhận thấy:

-  Cacbon không thể khử được MgO (Cacbon chỉ khử được các oxit kim loại từ Zn trở về sau)

→ loại đáp án A

Các dung dịch của (dung dịch E) không thể tạo phản ứng với CO để tạo thành kết tủa CaCO3

→ loại đáp án C

Các dung dịch của (dung dịch E) không thể tạo phản ứng với CO2 để tạo thành kết tủa MgCO3 → loại đáp án B

Chỉ có đáp án D thỏa mãn: hỗn hợp chất rắn X và Y gồm CuO và C; khí Z là khí CO2; dung dịch E là Ba(OH)2 và kết tủa T là BaCO3


Câu 27:

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCI, C6H5NH2 (anilin). Giá trị pH của dung dịch các chất trên ở cùng nồng độ 0,001M, nhiệt độ 25°C được ghi lại trong bảng sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân cấu tạo của nhau.

(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(d) Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt.

(e) Khi để lâu trong không khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu đen.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(a) Sai. Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng công thức phân tử là đồng phân cấu tạo của nhau.

(b) Đúng. Tinh bột là polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α–glucozơ liên kết với nhau tạo thành. Xenlulozơ là polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích β–glucozơ liên kết với nhau tạo thành → Do vậy khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(c) Đúng. Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc thu được xenlulozơ trinitrat, chất này rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói.

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc)H2SO4 đc, t0 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2.

(d) Đúng. Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.

(e) Đúng. Khi để lâu trong không khí, anilin bị oxi trong không khí oxi hóa nên chuyển từ không màu thành màu đen.


Câu 32:

Cho sơ đồ chuyên hóa sau:

Các chất X,Y,Z lần lượt là


Bắt đầu thi ngay