IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 9)

  • 2335 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit bằng dung dịch NaOH luôn thu được chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Triglixerit được cấu tạo bởi các axit béo và glixerol, do đó thủy phân triglixerit trong môi trường kiềm hay môi trường axit đều thu được glixerol.


Câu 6:

Công thức hóa học của phèn chua là

Xem đáp án

Đáp án A

Phèn chua có công thức

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay còn

được viết là KAl(SO4)2.12H2O được

ứng dụng để làm trong nước đục, dùng

trong ngành công nghiệp giấy, thuộc

da,…


Câu 7:

Trong bảng tuần hoàn của nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z=26) thuộc nhóm

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố Fe (Z=26) có cấu hình electron thu gọn là [Ar]3d64s2→ Thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIB của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


Câu 8:

Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch và đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế một số nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

Đáp án A

Nhiên liệu sạch là loại nhiên liệu sau khi cháy không để lại một chất gì có hại cho con người và môi trường. Có hai loại nguyên liệu rất lí tưởng, đó là hiđro và oxi.


Câu 9:

Kim loại Cr tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây thu được hợp chất crom(II)?

Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại Cr tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng, nóng tạo ra muối Crom(II) và khí hiđro.

Kim loại Cr tác dụng với Cl2, O2 trong điều kiện nhiệt độ thích hợp tạo ra muối Crom(III) clorua, Crom(III) oxit.

Kim loại Cr tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) trọ ra muối Crom(III) nitrat.


Câu 10:

Chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản nhất với axetilen?

Xem đáp án

Đáp án C

Axetilen có công thức phân tử là C2H2, suy ra công thức đơn giản nhất của axetilen là (CH)n→ Benzen có công thức phân tử là C6H6 nên có cùng công thức đơn giản nhất với axetilen.


Câu 11:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch natri phenolat, thu được phenol?

Xem đáp án

Đáp án C

Phenol có tính axit do ảnh hưởng của gốc phenyl, tuy nhiên tính axit của phenol rất yếu (phenol không làm đổi màu quỳ tím), yếu hơn cả axit cacbonic do vậy axit cacbonic (CO2 + H2O) có thể tác dụng với muối phenolat.

C6H5-ONa + H2O + CO2 → C6H5-OH +NaHCO3


Câu 18:

Cho dãy các chất: anilin, phenol, trimetylamin, axit fomic, axit aminoaxetic. Số chất trong dãy làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

Xem đáp án

Đáp án A

+ Các chất có tính bazơ thì làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.

+ Các chất trong dãy làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh bao gồm: trimetylamin.

+ Các chất trong dãy làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng bao gồm: axit fomic.

+ Các chất trong dãy không làm chuyển màu quỳ tím: anilin (anilin có tính bazơ nhưng rất yếu, yếu hơn cả NH3) , phenol (phenol có tính axit nhưng rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic), aminoaxetic hay còn gọi là glyxin (là chất lưỡng tính, trong phân tử chứa 1 nhóm amino-NH2 và 1 nhóm –COOH).


Câu 21:

Trong phòng thí nghiệm, để chứng minh tính chất của muối X, người ta tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây.

Biết rằng hỗn hợp Y gồm hai chất khí Z và T (MZ<MT). Các chất X, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Theo hình vẽ hỗn hợp Y gồm hai chất khí Z và T (MZ < MT) khi gặp tấm kính chắn lại tạo thành rắn X, do đó Z và T có thể phản ứng với nhau tạo thành X → Chỉ có NH4Cl phù hợp và Z là NH3, T là HCl.


Câu 23:

Trong công nghiệp, để thu được Al2O3 từ hỗn hợp gồm quặng boxit (Al2O3.2H2O), Fe2O3, SiO2, người ta lần lượt dùng:


Câu 27:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

+ X, Z tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được dung dịch màu xanh lam.

→ Loại đáp án BC do tinh bột không tác dụng với Cu(OH)2.

+ T tác dụng với nước brom thấy kết tủa trắng → Loại đáp án D.


Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho ure vào nước.

(b) Dẫn khí NH3 vào bình chứa khí hiđro clorua.

(c) Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.

(d) Cho một ít bột sắn vào dung dịch axit sunfuric 98%.

(e) Cho từng giọt dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

Xem đáp án

Đáp án C

(a) Đúng. (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3.

(b) Đúng. NH3 +HCl → NH4Cl.

(c) Đúng. 2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

(d) Sai. Sắt bị thụ động hóa trong H2SO4.HNO3 đặc, nguội. Để phản ứng xảy ra phải đun nóng ở nhiệt độ thích hợp.

(e) Đúng. 2NaHSO4 + Na2CO3 →2Na2SO4 + H2O + CO2


Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl axetat có phản ứng trùng hợp.

(b) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic.

(c) Khi để lâu trong không khí, các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen.

(d) Amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este.

(e) Glicogen có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(a) Đúng. Do gốc vinyl có liên kết π nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo poli(vinyl axetat)..

(b) Đúng. Trong phân tử glucozơ có chứa nhóm chức –CHO, khi gặp chất oxi hóa mạnh Br2 bị oxi hóa thành –COOH theo phản ứng

HO-CH2-[CHOH]4-CHO + Br2 + H2O → HO-CH2-[CHOH]4-COOH +2HBr

(c) Đúng. Khi nguyên tử nitơ trong các amin có số oxi hóa -3 nên dễ bị oxi hóa khi để lâu ngoài không khí dẫn tới các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen.

(d) Đúng. Trong phân tử các amino axit có chứa nhóm chức cacboxyl –COOH nên có thể tham gia phản ứng este hóa với với ancol trong điều kiện xúc tác thích hợp.

(e) Đúng. Glicogen là đại phân tử polisaccarit đa nhánh của glucozơ có vai trò làm chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.


Câu 31:

Cho sơ đồ phản ứng sau

(1) C6H12O6 (glucozơ) → X + Y;

(2) X + O2 → Z + T;

(3) Y + T → (C6H10O5)n + O2;

(4) X + Z → P + T;

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Dễ dàng nhận thấy phản ứng (3) tạo ra tinh bột → phản ứng (3) là phản ứng quang hợp trong cây xanh → Y là CO2; T là H2O; X là C2H5OH; Z là CH3COOH; P là CH3COOC2H5.

A. Đúng.

B. Sai. Ở nhiệt độ thường chất Y (CO2) tan tốt trong chất T (H2O).

C. Đúng. Chất X (C2H5OH ) có nhiệt độ sôi thấp hơn chất Z (CH3COOH). Ancol X và axit Z có số cacbon bằng nhau và liên kết hiđro được hình thành giữa các phân tử CH3COOH bền hơn CH3CH2OH do H trong nhóm –OH của axit linh động hơn so với H trong nhóm –OH của ancol (dựa trên hiệu ứng liên hợp của nhóm cacbonyl với –OH trong nhóm chức cacbonyl của axit làm mật độ electron của O trong nhóm –OH giảm dẫn đến liên kết O-H trong phân cực hơn, H cũng linh động hơn).

Vậy nên nhiệt độ sôi CH3CH2OH < CH3COOH

D. Đúng.


Bắt đầu thi ngay