IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 12)

  • 1657 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng

Xem đáp án

Đáp án B.

Để xử lí chất thải có tính axit (H+), người ta thường dùng nước vôi (Ca(OH)2) hoặc vôi sống (CaO) để trung hòa tính axit của chất thải.

Bổ sung:

+ Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O có tác dụng làm trong nước đục.

+ Giải thích: phèn chua là muối sunfat kép của Al3+ và K+, khi cho phèn chua vào nước cation Al3+ sẽ bị thủy phân theo quá trình

Al(OH)3kết tủa trắng dạng keo nên khi đó các hạt bụi, đất,... bị kết dính vào và chìm xuống từ đó nước trở nên trong hơn.


Câu 3:

Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép các khối kim loại

Xem đáp án

Đáp án B.

Thép là hợp kim có bản chất phần lớn là sắt (Fe) với cacbon (từ 0,01 – 2%) và một số nguyên tố khác. Do đó để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, ta phải chọn một kim loại đứng trước sắt trong dãy điện hóa để gắn vào mặt ngoài của ống, khi đó kim loại được gắn vào sẽ bị ăn mòn trước, vỏ ống bằng thép bên trong sẽ được bảo vệ. Do đó chỉ có kim loại Zn (kẽm) là thỏa mãn.


Câu 6:

Cho X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Kim loại X là

Xem đáp án

Đáp án B.

Kim loại nhẹ là kim loại có khối lượng riêng (d< 5g/cm3), điển hình như các kim loại kiềm, kiềm thổ (ngoại trừ Ra), Al, Ti, ...


Câu 7:

Công thức hóa học của kali đicromat là

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 9:

Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

Xem đáp án

Đáp án D.

+ Poli(vinyl clorua) có công thức (C2H3Cl)­n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp vinyl clorua ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp.

+ Poliacrilonitrin (tơ olon hay tơ nitron) có công thức (C2H3CN)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp vinyl xianua (hay acrilonitrin) ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp.

+ Poli(vinyl axetat) có công thức (CH3COOC2H3)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp vinyl axetat ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp.

+ Polietilen có công thức (C2H4)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp etilen ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp → Chỉ chứa hai nguyên tố C và H.


Câu 10:

Chất nào sau đây không phải là axit béo?


Câu 11:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án C.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp đuợc với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.


Câu 12:

Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?

Xem đáp án

Đáp án A.

Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử (biếu diễn bằng các tỉ lệ số nguyên tối giản nhất).

+ Glucozơ (C6H12O6) có công thức đơn giản nhất là (CH2O)n với n = 6.

+ Etan (C2H6) có công thức đơn giản nhất là (CH3)n với n = 2.

+ Axit axetic (C2H4O2) có công thức đơn giản nhất là (CH2O)n với n = 2.

+ Ancol etylic (C2H6O) có công thức đơn giản nhất là (C2H6O)n với n = 1.


Câu 17:

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Xem đáp án

 

Đáp án A.

Trình tự so sánh nhiệt độ sôi của các chất (sử dụng trong phạm vi chương trình hóa học phổ thông):

- Bước 1: Phân loại các hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị, các hợp chất ion có nhiệt độ sôi cao hơn các hợp chất cộng hóa trị.

VD: CH3COONa+ có nhiệt độ sôi cao hơn CH3COOH.

- Bước 2: Phân loại các chất có liên kết hiđro và không có liên kết hiđro.

+ Các chất có liên kết hiđro: Liên kết hiđro càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao.

+ Các gốc hút electron (các gốc hiđrocacbon không no, gốc phenyl,...) làm giảm độ bền của liên kết hiđro.

+ Các gốc đẩy electron (các gốc hiđrocacbon no,...) làm tăng độ bền của liên kết hiđro.

+ Các chất không có liên kết hiđro: dựa vào khối lượng phân tử và cấu tạo phân tử.

+ Chất có khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

+ Phân tử có cấu tạo càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng giảm.

- Bước 3: So sánh các chất khác nhau trong cùng 1 nhóm.

- Bước 4: So sánh các chất khác nhóm chức với nhau.

 

(axit > rượu > anđehit > este > ete)

So sánh nhiệt độ sôi của: phenol, etanol, đimetyl ete, etanal.

- Bước 1 : Bỏ qua do các hợp chất trên đều là hợp chất cộng hóa trị.

- Bước 2:

+ Các chất tạo được liên kết hiđro liên phân tử: phenol, etanol.

+ Các chất không tạo được liên kết hiđro liên phân tử: đimetyl ete, etanal.

- Bước 3: Do gốc phenyl là gốc hút e, etyl là gốc đẩy e nên liên kết hiđro trong phân tử phenol bền hơn liên kết hiđro trong phân tử etanol → Nhiệt độ sôi của phenol cao hơn etanol.

- Bước 4: Theo thứ tự ưu tiên các hợp chất khác nhóm chức nhiệt độ sôi của etanal cao hơn đimetyl ete (đimetyl ete và etanal đều có cùng số nguyên tử Cacbon).

- Kết luận nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần: phenol, etanol, etanal, đimetyl ete.

Giải thích theo hướng khác: Đimetyl ete và etanal có M xấp xỉ nhau và phân tử etanal phân cực hơn nên etanal có nhiệt độ sôi cao hơn điemtyl ete. Etanol và phenol có thể tạo liên kết hidro liên phân tử, làm cho trạng thái liên kết giữa các phân tử với nhau bền hơn so với đimetyl ete và etanal nên có nhiệt độ sôi cao hơn. Mặc khác, phenol có nhân thơm benzen hút electron và cặp electron của O trong nhóm –OH tham gia liên hợp với vòng benzen tạo nên cấu trúc cộng hưởng (–C, –I), còn etanol có gốc –C2H5 đẩy electron (+I). Do đó liên kết O–H trong phenol phân cực hơn so với etanol nên có H linh động hơn, dẫn đến việc tạo liên kết hidro liên phân tử của phenol bền hơn so với của ancol. Bên cạnh đó thì  và lớn nhất trong 4 chất. Do đó nhiệt độ sôi của phenol là cao nhất.

 


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây sai?


Câu 19:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Hiện tượng quan sát được trong cốc đựng lượng dư dung dịch NaAlO2 là gì?

 


Câu 25:

Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C4H6O2, có các đặc điểm sau:

- Chất X và chất Z có mạch cacbon phân nhánh.

- Chất X phản ứng được với dung dịch K2CO3; chất Z là hợp chất hữu cơ đa chức.

- Thủy phân chất Y trong dung dịch NaOH, thu được các chất hữu cơ đều có phản ứng tráng bạc.

Cộng thức cấu tạo của các chất X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D.

+ Chất Z là hợp chất hữu cơ đa chức → Loại đáp án BC.

+ Thủy phân chất Y trong dung dịch NaOH, thu được các chất hữu cơ đều có phản ứng tráng bạc → Loại đáp án A.

Sai lầm thường gặp: Nhầm lẫn giữa hợp chất đa chức và tạp chức.

+ Hợp chất hữu cơ đa chức: là hợp chất hữu cơ chứa nhiều nhóm chức của cùng một loại nhóm chức.

+ Hợp chất hữu cơ tạp chức: là hợp chất hữu cơ chứa ít nhất 2 loại nhóm chức khác nhau.


Câu 28:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H8O2 +CuO , t0 X +AgNO3/ NH3 , t0Y;Y +HCl Z +CH3OH, xt, t0T (C5H8O4).

Phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 29:

Cho vào ống nghiệm 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH 30%, quan sát hiện tượng (1). Lắc đều ống nghiệm, đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả của hai lần quan sát hiện tượng (1) và (2) lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

+ Hiện tượng (1): Khi cho dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa dung dịch este, hiện tượng quan sát được là dung dịch phân thành 2 lớp, este nổi lên trên, dung dịch kiềm nằm phía dưới (do este nhẹ hơn nước và không tan trong nước).

+ Hiện tượng (2): Khi lắc đều ống nghiệm chứa hỗn hợp dung dịch este và dung dịch kiềm sau đó đun nóng ở nhiệt độ thích hợp, hiện tượng quan sát được là dung dịch đồng nhất do phản ứng xà phòng hóa xảy ra tạo thành muối tan trong nước.


Câu 32:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử ở nhiệt độ thường được ghi lại trong bảng sau.

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch H2SO4 loãng

Sủi bọt khí

Y

Qùy tím

Qùy tím hóa xanh

Z, T

Dung dịch BaCl2

Kết tủa trắng

T

Dung dịch NaHCO3

Sủi bọt khí

Y

Kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C.

+ X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có sủi bọt khí → Loại đáp án AD.

+ T tác dụng với dung dịch NaHCO3 thấy có sủi bọt khí → Loại đáp án B.


Bắt đầu thi ngay