15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 10)
-
2239 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở nhiệt độ thường, kim loại Ba phản ứng với nước tạo thành
Đáp án A
Hầu hết các kim loại kiềm đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí H2. Đối với các kim loại kiềm thổ, ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng rất chậm, các kim loại còn lại phản ứng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí H2.
Khi cho kim loại Ba phản ứng với nước sẽ tạo thành Ba(OH)2 và giải phóng khí H2.
Câu 2:
Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ?
Đáp án B
+ Trùng hợp CH2=CH2 sẽ tạo thành polietilen – một loại chất dẻo, polietilen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua, thường được dùng để làm dây bọc điện, màng mỏng che mưa, chai, lọ,...
+ Trùng hợp CH2=CH–Cl sẽ tạo thành poli(vinyl clorua) – một loại chất dẻo, poli(vinyl clorua) cách điện tốt, bền với axit, thường được dùng để làm ống dẫn nước, vải che mưa, da nhân tạo,...
+ Trùng hợp CH2=CH–CN sẽ tạo thành poliacrilonitrin – một loại tơ sợi (tơ olon hay nitron), dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường dùng để bện thành sợi “len” đan áo rét.
+ Trùng hợp CH2=CH–CH=CH2 sẽ tạo thành cao su buna.
Câu 5:
Số nguyên tử hiđro trong phân tử anlyl propionat là
Đáp án C
Anlyl propionat có công thức cấu tạo thu gọn là C2H5COOCH2–CH=CH2
→ Có 10 nguyên tử hiđro.
Sai lầm thường gặp: Nhầm lẫn anlyl propionat là C3H7COOCH2–CH=CH2.
Câu 6:
Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 (loãng, nguội)?
Đáp án C
Ag là kim loại có tính khử yếu, đứng sau hiđro do đó không thể đẩy hiđro ra khỏi phân tử axit → Ag không thể phản ứng với dung dịch H2SO4.
Câu 7:
Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất SiO2 ra khỏi gang?
Đáp án A
Trong quá trình luyện gang trong lò cao, chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO, sau đó hóa hợp với SiO2 là chất khó nóng chảy có trong quặng sắt thành xỉ silicat dễ nóng chảy, có khối lượng riêng nhỏ nổi lên trên gang và được tháo ra ngoài qua cửa tháo xỉ trong lò cao. Phản ứng tạo xỉ:
CaCO3 CaO + CO2
CaO + SiO2 CaSiO3 (canxi silicat)
Câu 9:
Để tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và sức chịu hạn của cây, người ta dùng
Đáp án C
+ Phân đạm (N): cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng dưới dạng các ion khoáng và có vai trò kích thích quá trình sinh trưởng của cây, kích thích cây trồng phát triển mạnh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
+ Phân lân (P): cung cấp nguyên tố photpho cho cây trồng dưới dạng khoáng của photphat như , , có vai trò thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật, giúp cho cành lá khỏe, hạt chắc, củ to.
+ Phân kali (K): cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng dưới dạng K+ có vai trò giúp cho cây trồng tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và sức chịu hạn của cây trồng.
+ Phân vi lượng: cung cấp một số nguyên tố cần thiết khác cho cây trồng như bo, kẽm, mangan,... dưới dạng hợp chất, có vai trò kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng quang hợp cho cây.
Câu 10:
Chất nào sau đây là đồng phân của CH3COOCH3?
Đáp án B
CH3COOCH3 có công thức phân tử là C3H6O2 suy ra C2H5COOH là đồng phân của CH3COOCH3.
Câu 11:
Axit nào sau đây làm mất màu nước brom?
Đáp án B
Trong gốc hiđro cabon trong phân tử của axit acrylic (CH2=CHCOOH) có chứa liên kết π nên có khả năng làm mất màu nước brom còn các axit còn lại là axit no.
Câu 12:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIIA là
Đáp án A
+ Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIIA là Al.
+ Cu thuộc chu kỳ 4 nhóm IB; Ba thuộc chu kỳ 6 nhóm IIA; Zn thuộc chu kỳ 4 nhóm IIB.
Câu 15:
Cho các chất sau: tinh bột, triolein, saccarozơ, vinyl axetat, phenyl axetat, Ala–Val. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
Đáp án D
Các chất tham gia thủy phân trong môi trường axit là: tinh bột, triolein, saccarozơ, vinyl axetat, phenyl axetat, Ala–Val.
+ Tinh bột thủy phân trong môi trường axit tạo thành nhiều phân tử α–glucozơ.
+ Triolein thủy phân trong môi trường axit tạo thành axit oleic và glixerol.
+ Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit tạo thành 1 phân tử glucozơ và 1 phân tử fructozơ.
+ Vinyl axetat thủy phân trong môi trường axit tạo thành axit axetic và anđehit axetic.
+ Phenyl axetat thủy phân trong môi trường axit tạo thành axit axetic và phenol.
+ Ala–Val thủy phân trong môi trường axit tạo thành Alanin và Valin.
Câu 19:
Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau.
Nhận xét nào sau đây sai?
Đáp án D
Ở thí nghiệm (1) Cu + HNO3 đặc tạo thành dung dịch đồng (II) nitrat có màu xanh đồng thời thoát ra khí NO2 có màu nâu đỏ. Ở thí nghiệm (2) Cu + HNO3 loãng tạo thành dung dịch đồng (II) nitrat có màu xanh đồng thời thoát ra khí NO không màu, khi gặp không khí khí NO bị oxi hóa tạo thành NO2 có màu nâu đỏ.
Câu 20:
Cho các phản ứng sau:
(1) P + 5HNO3(đặc) H3PO4 + 5NO2↑ + H2O;
(2) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc) 2H3PO4 + 3CaSO4↓;
(3) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4(đặc) Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4↓;
(4) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2.
Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất supephotphat kép là
Đáp án B
Supephotphat kép có thành phần chính là Ca(H2PO4)2, quá trình điều chế supephotphat kép được thực hiện từ nguồn nguyên liệu là quặng photphorit Ca3(PO4)2 hoặc apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2. Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất supephotphat kép là:
(2) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc) 2H3PO4 + 3CaSO4↓;
(4) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2.
Câu 25:
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
Đáp án D
A. Sai. Không thể sử dụng kim loại K để nhận biết các dung dịch trên vì khi cho kim loại K vào dung dịch, K sẽ tác dụng với nước tạo thành KOH, khi đó có hai dung dịch (NH4)2SO4 và NH4NO3 có cùng hiện tượng là có khí không màu có mùi khai thoát ra.
B. Sai. Không thể sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết các dung dịch trên vì có hai dung dịch (NH4)2SO4 và NH4NO3 có cùng hiện tượng là có khí không màu có mùi khai thoát ra.
C. Sai. Không thể sử dụng dung dịch BaCl2 để nhận biết các dung dịch trên vì có bốn dung dịch CuSO4, Al2(SO4)3, Na2CO3 và (NH4)2SO4 có cùng hiện tượng là xuất hiện kết tủa trắng.
D. Đúng. Có thể sử dụng kim loại Ba để nhận biết các dung dịch trên vì khi cho kim loại Ba vào dung dịch, Ba sẽ tác dụng với nước tạo thành Ba(OH)2, khi đó:
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu xanh lam xuất hiện → Mẫu thử đó là CuSO4 (thực tế là hỗn hợp kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam và BaSO4 màu trắng lẫn vào nhau).
Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ → Mẫu thử đó là FeCl2.
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng xuất hiện (thực tế là hỗn hợp kết tủa Al(OH)3 màu trắng keo và BaSO4 màu trắng), sau đó khi cho lượng Ba đến dư vào thì lượng kết tủa tan một phần và còn lại phần kết tủa trắng không tan → Mẫu thử đó là Al2(SO4)3.
+ Mẫu thử nào có kết tủa trắng xuất hiện → Mẫu thử đó là Na2CO3.
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaOH
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng xuất hiện đồng thời có khí không màu có mùi khai thoát ra → Mẫu thử đó là (NH4)2SO4.
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O
+ Mẫu thử nào có khí không màu có mùi khai thoát ra → Mẫu thử đó là NH4NO3.
Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
Câu 29:
Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: ancol metylic, anđehit fomic, axit fomic và metylamin và các tính chất sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Nhiệt độ sôi (°C) |
64,7 |
–19 |
100,8 |
–33,4 |
pH (0,001 M) |
7,00 |
7,00 |
3,47 |
10,12 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án B
+ Dễ dàng nhận thấy Z có (môi trường axit) → Z là axit fomic (HCOOH); T có (môi trường bazơ) → T là metylamin (CH3NH2).
+ Còn lại ancol metylic và anđehit fomic, ta thấy X có nhiệt độ sôi cao hơn Y → X là ancol metylic (CH3OH) và Y là anđehit fomic (HCHO) (do ancol metylic có liên kết hiđro trong phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn anđehit fomic).