15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 4)
-
2338 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim loại dẫn điện tốt nhất là
Đáp án A
Tính dẫn điện của các kim loại: Ag > Cu > Au > Fe
Câu 2:
Số nhóm –OH trong mỗi mắc xích của xenlulozơ là
Đáp án B
Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 3 nhóm –OH nên còn có thể viết xenlulozơ dưới dạng [C6H7O2(OH)3]n.
Câu 3:
Thành phần chính của quặng manhetit là
Đáp án B
Fe2O3, Fe3O4, FeS2, FeCO3 lần lượt là thành phần chính của các quặng hematit đỏ, manhetit, pirit, xiđerit.
Câu 4:
Công thức chung của este đơn chức, mạch hở, có một liên kết π trong phần tử là
Đáp án D
Trong nhóm –COO– có một liên kết π nên đề bài đang muốn nói tới este no, đơn chức, mạch hở.
Sai lầm thường gặp: Hiểu sai đề bài thành este đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi C=C trong phần tử.
Câu 5:
Hóa chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính chất cứng vĩnh cửu?
Đáp án C
Na3PO4 được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
3Ca2+ + 2PO43− à Ca3(PO4)2 ↓
3Mg2+ + 2PO43− à Mg3(PO4)2 ↓
CaCl2 và MgSO4 làm tăng độ cứng của nước. KNO3 không có tác dụng làm mềm nước cứng.
Câu 6:
Sự gia tăng nồng độ khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ của trái đất tăng lên?
Đáp án A
Khí CO2 chủ yếu lưu động ở tầng đối lưu. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất tác động vào không gian. Bức xạ mặt trời có bước song ngắn nên dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 chiếu xuống Trái Đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ mặt đất phát vào không gian có bước sóng dài không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 và bị hấp thụ bởi CO2 trong khí quyển. Dẫn đến nhiệt độ cảu không khí tăng, làm nhiệt độ của Trái Đất cũng tăng lên. Đây là cơ chế gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính của CO2. Chính vì vậy, khi nồng độ khí CO2 tăng lên là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và làm nhiệt độ của Trái Đất tăng lên. (Ngoài CO2 thì còn các khí khác như CH4, CFC, O3, NO2,… cũng là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, nhưng do lượng CO2 từ các hoạt động sống của con người và sinh vật tăng cao nên CO2 là nguyên nhân chính).
Câu 7:
Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng, dư, thu được kết tủa trắng?
Đáp án D
FeCl3 +3KOH à 3KCl + Fe(OH)3 ↓(nâu đỏ)
Zn(NO3)2 + 4KOH → 2KNO3 +K2ZnO2
(NH4)2SO4 + 2KOH → K2SO4 +2H2O+ 2NH3 ↑
MgCl2 +2KOH à 2KCl + Mg(OH)2 ↑(trắng)
Sai lầm thường gặp: Không để ý thông tin màu của kết tủa và chọn A.
Câu 8:
Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
Đáp án B
Các este có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là các este có chứa gốc axit fomic.
Câu 9:
Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
Đáp án B
Triolein là este; ancol etylic là ancol đơn chức; propan–1,3–điol là ancol đa chức nhưng không có hai nhóm –OH kề nhau, ba chất này đều không hòa tan được Cu(OH)2, ở điều kiện thường.
Câu 10:
Cho 4,2 gam Si tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được V lít H2 (đktc).
Giá trị V là
Đáp án C
Phản ứng: Si+2NaOH + H2O à Na2SiO3 +2H2
VH2 = 22,4.2. = 6,72 lít
Câu 11:
Benzanđehit có công thức cấu tạo là
Đáp án D
Sai lầm thường gặp: Chọn đáp án A vì gốc benzyl là C6H5CH2–
Câu 12:
Trùng hợp monome nào sau đây thu được polime dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ?
Đáp án B
Câu 13:
Cho 1 mol chất X phản ứng với dung dịch KOH (dư, đun nóng) thí số mol KOH phản ứng tối đa là 2 mol. Chất X có thể là
Đáp án C
Gly–Ala–Val tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1: 3.
Lysin và metylamoni clorua tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1:1.
CH3NH3Cl + KOH → CH3NH2 + KCl + H2O
Axit glutamic tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Câu 14:
Ứng với ông thức phân tử C3H8O có bao nhiêu chất hữu cơ là đồng phân cấu tạo của nhau?
Đáp án C
Ta có: k= 0 à Chất này thuộc loại no, mạch hở.
Các cấu tạo thỏa mãn: C-C-C-OH ; C-C(OH)-C ; C-C-O-C
Sai lầm thường gặp: Đếm thiếu đồng phân ete.
Câu 16:
Khí amoniac không có tính chất nào sau đây?
Đáp án B
NH3 có M = 17 < 29 nên nhẹ hơn không khí. NH3 là bazơ nên làm xanh giấy quỳ tím ẩm. NH3 có mùi khai, xốc và tan nhiều trong nước.
Câu 18:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, bình tam giác (2) xuất hiện kết tủa màu đen. Các chất Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C
- Khi cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc sẽ sinh ra khí HCl (Đây là phương pháp điều chế hiđro halogenua như HF và HCl bằng phương pháp sunfat) à Khí Y là HCl à Loại đáp án A và B.
- Khí T khi dẫn qua bình (2) chứa (CH3COO)2Pb thấy xuất hiện kết tủa màu đen à Khí T là H2S (kết tủa màu đen là PbS) à Dung dịch Z bão hòa chứa KHS à Loại đáp án D.
- Vậy chỉ có đáp án C thỏa mãn và Y, Z, T lần lượt là HCl, KHS, H2S.
Câu 20:
Cho phản ứng hóa học sau: KOH + HNO3 à KNO3 + H2O.
Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
Đáp án D
Phương trình ion thu gọn của các phản ứng:
A. Ba2+ + 2OH– + 2H+ + SO42− à BaSO4↓ +2H2O
B. HCO3– + H+ à CO2↑ +H2O
C. 3OH– + Fe3+ à Fe(OH)3↓
D. OH– + H+ à H2O
Câu 21:
Cho dãy các chất: toluene, etylamin, tristearin, phenol, alanine, etilen. Có bao nhiêu chất trong dãy là chất lỏng ở điều kiện thường?
Đáp án A
Ở điều kiện thường:
- Toluen là chất lỏng.
- Etylamin, etilen là chất khí.
- Tristearin, phenol và alanin là chất rắn.
Sai lầm thường gặp: Nhầm lẫn giữa alanin và anilin.
Câu 22:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,09 mol Al và 0,12 mol CuO trong khí trơ. Sau một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Giá trị của m là
Đáp án B
Bảo toàn khối lượng, ta có: m = 0,09.27 + 0,12.80 = 12,03 gam
Câu 27:
Tiến hành các phản ứng theo sơ đồ sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)
X1 + CO2 +H2O à 2X2
2X2 + X3 à CaCO3 ↓ + X1 + 2H2O.
Hai chất X1 và X3 lần lượt là
Đáp án D
A. Sai tỉ lệ phản ứng BaCO3 + CO2 + H2O à Ba(HCO3)2
B. KHCO3 không phản ứng với CO2.
C. X2 là KHCO3, không phản ứng với X là Ca(HCO3)2
D. Sơ đồ phản ứng:
Na2CO3 + CO2 + H2O à 2NaHCO3
2NaHCO3 + Ca(OH)2 à CaCO3↓ + Na2CO3 +2H2O
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loài kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối halogenua tương ứng.
(b) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
(c) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố kali.
(d) Dung dịch axit nitric đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành màu vàng.
(e) Tất cả các ion kim loại đều không có tính khử.
Số phát biểu sai là
Đáp án C
(a) Sai. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua tương ứng.
(b) Đúng.
(c) Sai. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của phân bón.
(d) Đúng.
(e) Sai. Ví dụ: Ion Fe2+ có tính khử: Fe2+ + Ag+ à Fe3+ + Ag
Câu 39:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót dung dịch CuSO4 và ống thủy tinh hình chữ U, mực nước cách miệng ống chừng 2cm.
Bước 2: Đậy miệng ống bên trái bằng nút cao su có kèm điện cực graphit.
Bước 3: Đậy miệng ống bên phải bằng nút cao su có kèm điện cực graphit và một ống dẫn khí.
Bước 4: Nối điện cực bên trái với cực âm và nối điện cực bên phải với cực dương của nguồn điện một chiều (hiệu điện thế 6V).
Cho các phát biểu sau:
(a) Thí nghiệm trên mô tả sự điện phân sung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(b) Ở catot, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại đồng.
(c) Ở anot, có khí H2 thoát ra tại ống dẫn khí.
(d) Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Phát biểu (a), (b) đúng.
Phát biểu (c) sai, ở anot có khí O2 thoát ra tại ống dẫn khí.
Quá trình xảy ra tại các điện cực:
Catot (-): Cu2+ + 2e à Cu; Anot (+): 2H2O à 4H+ + O2 + 4e
Phát biểu (d) sai, giai đoạn đầu của quá trình điện phân pH của dung dịch giảm vì [H+ trong dung dịch tăng.