IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 6)

  • 2339 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Chất nào sau đây là muối trung hòa?


Câu 5:

Kim loại crom tan được trong dung dịch


Câu 6:

Dãy gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là

Xem đáp án

Đáp án A

Cho Al, Fe, Cr vào HNO3 (đặc, nguội) thì chúng không những không tan, mà còn bị thụ động hóa, nghĩa là sau khi ngâm trong HNO3 đặc nguội chúng không phản ứng với bất kì dung dịch axit, bazơ hay muối. Quá trình ngâm trong dung dịch như vậy đã tạo ra trên bề mặt những kim loại này một màng oxit bảo vệ có chiều dày khoảng 20 – 30 . Do đó, có thể dùng bình làm bằng nhôm, sắt để đựng dung dịch HNO3 đặc.


Câu 7:

CO2 không phản ứng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?


Câu 8:

Tên gọi của polime có công thức  


Câu 9:

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thi được hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của este X là

Xem đáp án

Đáp án C

Thủy phân C4H6O2 thu được các chất hữu cơ đều có phản ứng tráng bạc nên các este cần tìm có cấu tạo từ axit fomic và thủy phân thu được anđehit  Este có dạng HCOOCH=CR. Đối chiếu với công thức phân tử C4H6O2 chỉ có duy nhất một công thức cấu tạo thỏa mãn, đó là: HCOOCH=CHCH3.

Phương trình minh họa của phản ứng tráng bạc:


Câu 11:

Chất X có công thức cấu tạo ( CH3)3 C - OH . Tên gọi của X là


Câu 12:

Phương trình hóa học nào sau đây đúng?


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây sai?


Câu 18:

Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?


Câu 20:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X.

Nhận xét nào sau đây sai?


Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các chất CH3NH2 và NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

(b) Etanal và N,N–đimetylmetanamin đều là chất khí ở điều kiện thường.

(c) Trong dung dịch, lysin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

d) Fructozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(e) Phản ứng giữa benzen và clo trong sản xuất thuốc trừ sâu 666 thuộc loại phản ứng thế.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

(a) Đúng. CH3NH2 là một amin, có tính bazơ; NaHCO3 là chất lưỡng tính nên cả hai đều có thể tác dụng được với HCOOH.

(b)   Đúng.

Ì Kiến thức bổ sung:

+ Trong các anđehit chỉ có HCHO và CH3CHO là chất khí, các anđehit còn lại là chất lỏng hoặc rắn.

+ Bốn amin: CH3NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N (N,N–đimetylmetanamin) và C2H5NH2 là những chất khí, mùi khai, độc, dễ tan trong nước.

 Sai lầm thường gặp: Một số bạn nhầm lẫn etanal là C2H5CHO và không nhớ N,N–đimetylmetanamin là chất gì dẫn tới chọn sai đáp án.

(c) Đúng. Các amino axit ở điều kiện thường tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch chuyển một phần thành dạng phân tử.

(d)   Sai. Glucozơ mới được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho chín.

(e)    Sai. Phản ứng tạo ra thuốc trừ sâu 666 thuộc loại phản ứng cộng.


Câu 39:

Tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:

Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun nhẹ.

Bước 2: Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).

Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.

Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được ở cuối buổi thí nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

a) Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu vàng nhạt.

b) Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.

c) Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh.

d) Ở bước 4, thu được kết tủa màu nâu đỏ.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu (a) sai vì sau bước 1 thu được chất khí không màu (H2) và dung dịch có màu xanh nhạt (màu của Fe2+).

Phát biểu (b) đúng vì để điều chế được Fe(OH)2 ta phải đẩy lượng khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH để tránh hiện tượng Fe(OH)2 bị O2 oxi hóa thành Fe(OH)3.

Phát biểu (c) đúng, sau bước 3 ta thu được kết tủa màu trắng hơi xanh Fe(OH)2.

Phát biểu (d) đúng, đến cuối buổi thí nghiệm thì kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng xanh sẽ bị O2 trong không khí oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.


Bắt đầu thi ngay