15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 8)
-
2249 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các số oxi hóa đặc trưng của crom là:
Đáp án C
Crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 trong đó các số oxi hóa đặc trưng của crom là +2, +3, +6
Câu 2:
Tơ nilon-6,6 thuộc loại
Đáp án B
Tơ nilon-6,6 hay còn gọi là poli (hexametylen ađipamit) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hexametylenđiamin và axit ađipic → Trong phân tử có chứa liên kết amit CO-NH → Thuộc loại tơ poliamit.
Câu 4:
Dung dịch nào sau đây dẫn điện được?
Đáp án B
Dung dịch dẫn điện là dung dịch có chứa các hạt mang điện (các ion âm, ion dương) hòa tan trong dung dịch, quan sát các đáp án chỉ có axit axetic có khả năng phân li thành các ion dương (H+), ion âm (CH3COO−) nên mới có khả năng dẫn điện.
Câu 5:
Silic trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa –4 ?
Đáp án C
Trong các hợp chất, O thường có số oxi hóa -2, Mg có số oxi hóa +2, K có số oxi hóa +1, F có số oxi hóa -1, tổng số oxi hóa trong một phân tử bằng 0 nên suy ra
Si trong SiO, K2SiO3, Mg2Si, SiF4 lần lượt có số oxi hóa là +2, +4, -4, +4.
Câu 6:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
Đáp án B
Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra, bao gồm
+ Tính dẻo: kim loại dẻo nhất là Au (vàng).
+ Tính dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe, ... Khi nhiệt độ tăng thì độ dẫn điện giảm.
+ Tính dẫn nhiệt: Kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.
+ Tính ánh kim.
Câu 7:
Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?
Đáp án D
Kim loại xesi (Cs) được dùng để làm tế bào quang điện.
Câu 8:
Ở nhiệt độ thường, dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
Đáp án B
Dễ dàng nhận thấy NaOH có thể tác dụng với dung dịch KHCO3 theo phản ứng
2NaOH + 2KHCO3 Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
Câu 9:
Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray có thành phần là
Đáp án B
Hỗn hợp của bột nhôm kim loại và bột sắt oxit.
Hỗn hợp này có đặc điểm: Sau khi cháy sẽ xảy ra phản ứng tự toả nhiệt với hiệu ứng nhiệt của phản ứng rất lớn, phần nhôm oxit nổi thành xỉ trên bề mặt sắt lỏng. Lợi dụng phản ứng này để thực hiện quá trình hàn kim loại, nhất là đầu nối của các thanh ray trên đường xe lửa, xe điện bánh sắt.
Câu 10:
Nhiệt phân FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
Đáp án D
Nếu nhiệt phân FeCO3 trong khí trơ thu được FeO và CO2, trong không khí FeO bị oxi hóa hoàn toàn bởi oxi tạo thành Fe2O3.
Câu 11:
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) nào sau đây an toàn vệ sinh thực phẩm?
Đáp án A
Nếu bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng fomon, phân đạm thì thực phẩm sẽ tươi hơn nhưng tồn dư của hóa chất trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe con người, do vậy không nên bảo quản thực phẩm bằng cách đó Bảo quản bằng cách dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 12:
Tên thay thế của CH3CH2CHO là
Đáp án A
Tên thay thế của anđehit: Tên hiđrocacbon tương ứng + al
Do vậy CH3CH2CHO có tên thay thế là propanal.
Câu 14:
Triolein không tác dụng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Đáp án B
+ Triolein phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) vào gốc hiđrocacbon trong phân tử este theo tỉ lệ l : 3 sẽ tạo thành tristearat.
+ Triolein không thể tham gia phản ứng với Cu(OH)2.
+ Triolein trong môi trường H2SO4 (loãng, đun nóng) sẽ thủy phân tạo thành axit oleic và glixerol.
+ Triolein phản ứng xà phòng hóa với KOH tạo thành kali oleat và glixerol.
Câu 19:
Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm chịu nhiệt, đốt cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời bỏ hòn than đã được đốt nóng đỏ vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng, ta thấy
Đáp án B
Khi nhiệt phân KNO3 đến nóng chảy, phản ứng tạo thành khí oxi. Đồng thời khi bỏ hòn than đã được đốt nóng đỏ vào ống nghiệm gặp oxi sẽ bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy.
Câu 20:
Hòa tan hoàn toàn X vào nước (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ), thu được dung dịch Z và khí T. Cho dung dịch AgNO3 vào Z, thu được kết tủa màu vàng. Công thức của X là
Đáp án D
+ Khi cho dung dịch AgNO3 vào Z, thu được kết tủa màu vàng (Ag3PO4) → trong dung dịch Z có chứa ion → Loại đáp án A, C.
+ Mặt khác, khi cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ), thu được dung dịch Z và khí T → Loại đáp án B.
+ Vậy X là (NH4)2HPO4 (rắn); Y là dung dịch (NH4)2HPO4; Z là Na3PO4; T là khí NH3.
Câu 26:
Muối ăn bị lẫn các tạp chất CaCl2, MgSO4, MgCl2, Na2SO4. Để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên, người ta lần lượt dùng các dung dịch:
Đáp án C
Câu 28:
Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: NaCl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào từng dung dịch rồi đun nhẹ, kêt quả được ghi nhận ở bảng sau:
Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án D
+ Ở lọ T thấy có kết tủa và khí mùi khai thoát ra → T là (NH4)2SO4.
+ Ở lọ Y có khí mùi khai thoát ra → Y là NH4NO3.
+ Ở lọ X có kết tủa → X là Ca(H2PO4)2 → Z là NaCl.
Câu 30:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
(b) Nhiệt phân muối amoni nitrat.
(c) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH (loãng, dư).(e) Ngâm thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp CuCl2 và H2SO4 (loãng).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra đơn chất là
Đáp án C
(a) Đúng. Khi cho hơi nước đi qua than nóng đỏ sẽ thu được hỗn hợp khí CO, CO2 và H2.
(b) Sai. Khi nhiệt phân muối amoni nitrat rắn sẽ thu được khí N2O và hơi nước.
(c) Đúng. Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 sẽ thu được kết tủa bạc kim loại và sắt(III) nitrat.
(d) Đúng. Si tan trong dung dịch kiềm tạo thành natri silicat và khí hiđro.
(e) Đúng. Khi ngâm thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp CuCl2 và H2SO4 (loãng) sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa và các phản ứng
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu; Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Metyl propionat và propyl fomat là
đồng phân cấu tạo của nhau.
(b) Tinh bột là polime thiên nhiên, được
tạo bởi các gốc α-glucozơ.
(c) Ở điều kiện thường, các amin đều là
chất lỏng, rất độc.
(d) Triolein và phenol đều tác dụng được
với nước brom.
(e) Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta
có thể dùng dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
(a) Đúng. Metyl propionat (C2H5COOCH3) và propyl fomat (HCOOC3H7) là đồng phân cấu tạo của nhau trong dãy đồng đẳng este đơn chức, mạch hở.
(b) Đúng. Tinh bột cấu tạo bởi nhiều mắc xích α-glucoZơ liên kết tạo thành, gồm hai dạng:
+ Amilozơ: có liên kết -1,4-glicozit, mạch không nhánh, tan trong nước.
+ Amilopectin: có liên kết -l,4-glicozit và α-l,6-glicozit, mạch phân nhánh, không tan trong nước.
(c) Sai. Ở điều kiện thường, metylamin CH3NH2; đimetylamin (CH3)2NH; trimetylamin (CH3)3N và etylamin C2H5NH2 là những chất khí.
(d) Đúng. triolein có liên kết trong gốc hiđrocacbon nên phản ứng cộng được với nước brom, còn phenol phản ứng thế với nước brom tạo thành kết tủa trắng 2,4,6- tribromphenol.
(e) Đúng. Anilin nặng nên chìm xuống làm dung dịch tách thành hai lóp, còn ancol etylic và dung dịch NaOH trở thành một dung dịch đồng nhất.
Câu 36:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết.
(c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(d) Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch .
Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?
Đáp án D