Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 12)
-
2858 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là:
Chọn đáp án D
● Ở nhiệt độ thường Al khử được nước giải phóng hidro: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑.
Phản ứng ngay lập tức bị ngăn cản do lớp Al(OH)3 sinh ra ngăn cản nhôm tiếp xúc với nước.
● Ở nhiệt độ cao, nhôm cũng không tan trong nước vì trên bề mặt Al được phủ kín màng Al2O3
mịn và bền không cho nước và khí thấm qua.
► Tóm lại: Al không tác dụng với H2O ở mọi nhiệt độ.
● Với dung dịch kiềm thì quá trình phản ứng xảy ra như sau:
– Đầu tiên lớp màng Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
– Sau đó đến Al khử nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑ (*).
– Màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dung dịch bazơ: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (**).
● Các phản ứng (*) và (**) luân phiên xảy ra tới khi Al tan hết. Ta có thể gộp lại và xem như:
► 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ ⇒ Al tan trong dung dịch kiềm ⇒ chọn D
Câu 2:
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất:
Chọn đáp án C
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là Hg và W.
Kim loại có khối lượng riêng thấp nhất và cao nhất là Li và Os.
Kim loại độ cứng thấp nhất và cao nhất là Cs và Cr.
⇒ chọn C.
Câu 3:
Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cu?
Chọn đáp án A
Chọn A vì 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O.
Câu 4:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Chọn đáp án C
Kim loại thường có 1 2 3 electron ở lớp ngoài cùng + độ âm điện bé.
⇒ Rất dễ nhường e ⇒ Thể hiện tính khử ⇒ Chọn C
Câu 5:
Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các ion: Al3+; Fe2 ; Fe3+; Ag+.
Chọn đáp án D
Do Al3+/Al > Fe2+/Fe > Fe3+/Fe2+ > Ag+/Ag ⇒ tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Fe2+ > Al3+⇒ chọn D.
Câu 6:
Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
Chọn đáp án C
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng
được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học như tơ visco, tơ axetat,...⇒ chọn C.
Câu 7:
Lysin có phân tử khối là:
Chọn đáp án C
Lys là H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH ⇒ MLys = 146 ⇒ chọn C.
Câu 8:
Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng?
Chọn đáp án B
A. H2NCH2COOH + NaOH → H2CH2COONa + H2O.
B. H2NCH2COONa + NaOH → không phản ứng.
C. ClH3NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COOH + NaCl + H2O.
D. H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa + C2H5OH.
⇒ chọn B
Câu 9:
Dãy polime đều được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
Chọn đáp án D
A loại vì tất cả đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B loại vì chỉ có nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C loại vì thủy tinh plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
⇒ chọn D
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây không sinh ra Ag?
Chọn đáp án D
A. 2AgNO3 2Ag↓ + 2NO2↑ + O2↑.
B. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3.
C. Ag2S + O2(kk) 2Ag↓ + SO2↑.
D. NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3.
⇒ chọn D.
Câu 11:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Glyxin; 1 mol Alanin và 1 mol Valin. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có Ala- Gly; Gly-Ala; Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
Chọn đáp án D
● Giả sử Zn hết ⇒ Z chứa muối Zn(NO3)2 ⇒ cần 0,045 × 2 = 0,09 mol NO3–.
⇒ vô lí ⇒ Zn dư ⇒ Z chỉ chứa muối Zn(NO3)2 ⇒ nZn(NO3)2 = 0,04 ÷ 2 = 0,02 mol.
Do NO3– được bảo toàn nên ta chỉ cần bảo toàn khối lượng gốc kim loại.
► m = 3,217 + 0,02 × 65 + 3,88 – 0,045 × 65 – 0,04 × 108 = 1,152(g) ⇒ chọn D.
Câu 12:
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
Chọn đáp án D
D sai vì I2 có tính oxi hóa mạnh nhưng chỉ oxi hóa được Fe lên +2.
||⇒ Phương trinh đúng: Fe + I2 Chọn đáp án D
D sai vì I2 có tính oxi hóa mạnh nhưng chỉ oxi hóa được Fe lên +2.
||⇒ Phương trinh đúng: Fe + I2 FeI2 ⇒ chọn D.
Câu 13:
Cho dãy các chất: (C2H5)2NH (a); C6H5NH2 (b); C6H5MỈCH3 (c); C2H5NH2 (d) (C6H5) là gốc phenyl). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là
Chọn đáp án B
► Các nhóm đẩy e như ankyl làm tăng tính bazơ của amin.
Ngược lại, các nhóm hút e như phenyl làm giảm tính bazơ của amin.
Với các amin béo (amin no) thì tính bazơ: bậc 2 > bậc 1 > bậc 3.
► Áp dụng: (b) < (c) < (d) < (a) ⇒ chọn B.
Câu 14:
Cho m gam Cu vào dung dịch chứa 0,04 mol AgNO3 một thời gian thu được dung dịch Y và 3,88 gam chất rắn X. Cho 2,925 gam Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z và 3,217 gam chất rắn T. Giá trị của m là
Chọn đáp án D
● Giả sử Zn hết ⇒ Z chứa muối Zn(NO3)2 ⇒ cần 0,045 × 2 = 0,09 mol NO3–.
⇒ vô lí ⇒ Zn dư ⇒ Z chỉ chứa muối Zn(NO3)2 ⇒ nZn(NO3)2 = 0,04 ÷ 2 = 0,02 mol.
Do NO3– được bảo toàn nên ta chỉ cần bảo toàn khối lượng gốc kim loại.
► m = 3,217 + 0,02 × 65 + 3,88 – 0,045 × 65 – 0,04 × 108 = 1,152(g) ⇒ chọn D
Câu 15:
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi ngừng thoát khí thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành.
Chọn đáp án B
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑. Bảo toàn khối lượng:
mAl + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + mH2.
⇒ mtăng = mdung dịch sau – mdung dịch HCl = mAl – mH2 = 14,4(g).
Mặt khác, nH2 = 1,5.nAl ||⇒ giải hệ có: nAl = 0,6 mol; nH2 = 0,9 mol.
► mmuối = 0,6 × 133,5 = 80,1(g) ⇒ chọn B.
Câu 16:
Este X có trong tinh dầu hoa nhài, công thức phân tử của X là C9H10O2. Thủy phân hoàn toàn 3 gam X trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,96 gam muối Y và m gam ancol thơm Z. Tên gọi của X là
Chọn đáp án D
nmuối = nX = 3 ÷ 150 = 0,02 mol ⇒ Mmuối = 1,96 ÷ 0,02 = 98 (CH3COOK).
Lại có sinh ra ancol thơm Z ⇒ công thức cấu tạo của X là CH3COOCH2C6H5.
► Tên gọi của X là benzyl axetat ⇒ chọn D.
Ps: Từ dữ kiện este có trong tinh dầu hoa nhài có thể suy ra X là benzyl axetat!
Hoặc cũng có thể loại trừ đáp án, chỉ có D sinh ra ancol thơm ⇒ chọn D.
Câu 17:
Dung dịch X chứa a mol NH4+ ; b mol Al3+; c mol Mg2+; x mol NO3– ; y mol SO42– . Mối quan hệ giữa số mol các ion trong dung dịch là
Chọn đáp án B
Bảo toàn điện tích: ∑nđiện tích (+) = ∑nđiện tích (-).
⇒ a + 3b + 2c = x + y ⇒ chọn B.
Câu 18:
Hỗn hợp X gồm 1 amin đơn chức, 1 anken và 1 ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam hỗn hợp V lít O2 thu được 19,04 lít CO2; 0,56 lít N2 và m gam nước. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
Chọn đáp án B
12,95(g) X + ?O2 → 0,85 mol CO2 + ?H2O + 0,025 mol N2.
● mX = mC + mH + mO ⇒ mH = 12,95 - 0,85 × 12 - 0,025 × 2 × 14 = 2,05(g).
⇒ nH = 2,05 mol ⇒ nH2O = 1,025 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nO2 = (0,85 × 2 + 1,025) ÷ 2 = 1,3625 mol ||⇒ V = 30,52 lít ⇒ chọn B
Câu 19:
Cho dãy các kim loại: K; Zn; Ag; Al; Fe. số kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 là:
Chọn đáp án A
Các kim loại thỏa mãn là Zn, Al và Fe ⇒ chọn A.
Câu 20:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
Chọn đáp án A
● Chất tham gia là dung dịch ⇒ loại B.
● Sản phẩm sinh ra ở trạng thái khí và ít tan trong H2O ⇒ loại C và D.
(Do CH3NH2 tan tốt trong H2O và dùng đá để ngưng tụ este
thay vì dùng phương pháp đẩy nước) ⇒ chọn A.
Câu 21:
Tổng số liên kết xích ma trong CH3COOCH=CH2 là:
Chọn đáp án D
● Đối với HCHC có dạng CxHy thì:
– Mạch hở: số liên kết σ = x + y - 1.
– Mạch vòng: số liên kết σ = x + y.
● Đối với HCHC có dạng CxHyOz thì:
– Mạch hở: số liên kết σ = x + y + z - 1.
– Mạch vòng: số liên kết σ = x + y + z.
► Áp dụng: CH3COOCH=CH2 hay C4H6O2 (mạch hở).
⇒ số liên kết σ = 4 + 6 + 2 - 1 = 11 ⇒ chọn D
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) cần 5,6 lít hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 (đktc). Phản ứng hoàn toàn thu được 23 gam hỗn hợp chất rắn. Kim loại M là :
Chọn đáp án C
Đặt nCl2 = x; nO2 = y ⇒ nkhí = x + y = 0,25 mol. Bảo toàn khối lượng:
7,2 + 71x + 32y = 23 ||⇒ giải hệ có: x = 0,2 mol; y = 0,05 mol.
Gọi n là hóa trị của M. Bảo toàn electron: n × nM = 2nCl2 + 4nO2.
⇒ nM = 0,6 ÷ n ⇒ MM = 7,2 ÷ (0,6 ÷ n) = 12n.
⇒ n = 2 và MM = 24 ⇒ M là Magie (Mg) ⇒ chọn C.
Câu 23:
Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau đầu, chóng mặt, tổn thương phổi, tim... Để an toàn trong khi thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây lên miệng ống nghiệm ?
Chọn đáp án B
Để an toàn thường dùng dung dịch xút NaOH hoặc dung dịch Ca(OH)2 ⇒ chọn B (vì:
2NaOH + 2NO2 → NaNO2 + NaNO3 + H2O || 2Ca(OH)2 + 5NO2 → Ca(NO2)2 + Ca(NO3)2 + 2H2O).
Câu 24:
Cho hỗn hợp Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
Do thu được rắn không tan ⇒ Al dư. Đặt nNa = x.
⇒ nAl phản ứng = nNaAlO2 = x. Bảo toàn electron:
x + 3x = 2 × 0,4 ⇒ x = 0,2 mol ⇒ m = 27 × (0,2 × 2 - 0,2) = 5,4(g).
Câu 25:
Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm alanin và glyxin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
Chọn đáp án A
Thủy phân X → Ala và Gly ⇒ X chứa cả Ala và Gly. Mặt khác, Ala-Gly-Gly Gly-Ala-Gly.
⇒ có tính vị trí sắp xếp ||⇒ cách sắp xếp 2 loại gốc amino axit vào tripeptit là chỉnh hợp chập 2 của 3.
► Số đồng phân của X là = 6 ⇒ chọn A.
Câu 26:
Chất nào sau đây không tham gia phản ứng với H2/Ni, đun nóng?
Chọn đáp án D
Nhận thấy trong CTCT của:
+ Fructozo có nhóm chức xeton (–CO–) ⇒ Có thể + H2.
+ Mantozơ có nhóm chức anđehit (–CHO) ⇒ Có thể + H2.
+ Glucozo có nhóm chức anđehit (–CHO) ⇒ Có thể + H2.
+ Saccarozo có nhóm chức ete và ancol ⇒ không phản ứng với H2
⇒ Chọn D
Câu 27:
Số đồng phân mạch hở của C3H4O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
Chọn đáp án B
k = (2 × 3 + 2 - 4) ÷ 2 = 2. Tráng bạc ⇒ phải có nhóm chức -CHO.
⇒ các đồng phân thỏa mãn là: CH3-C(=O)-CHO, HCOOCH=CH2, CH2(CHO)2 ⇒ chọn B.
Câu 28:
Thủy phân hoàn toàn 72 gam peptit X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X chứa 38,375 gam muối clorua của valin và 83,625 gam muối clorua của glyxin. X thuộc loại:
Chọn đáp án C
72(g) n-peptit (X) + nHCl + (n - 1)H2O → 38,375(g)Val-HCl + 83,625(g)Gly-HCl.
nVal = 38,375 ÷ 153,5 = 0,25 mol; nGly = 83,625 ÷ 111,5 = 0,75 mol
⇒ nHCl = ∑na.a = 0,25 + 0,75 = 1 mol. Bảo toàn khối lượng:
mH2O = 38,375 + 83,625 - 72 - 1 × 36,5 = 13,5(g) ⇒ nH2O = 0,75 mol.
⇒ n ÷ (n - 1) = nHCl ÷ nH2O = 1 ÷ 0,75 = 4 : 3 ⇒ n = 4 ⇒ X là tetrapeptit ⇒ chọn C.
Câu 29:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | AgNO3/NH3 | Kết tủa Ag |
Y | Quỳ tím | Chuyển màu xanh |
Z | Dung dịch brom | Kết tủa trắng |
T | Cu(OH)2 ở điều kiện thường | Dung dịch màu xanh lam |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án C
Y làm quỳ tím hóa xanh ⇒ loại A và D.
Z + dung dịch brom → ↓ trắng ⇒ chọn C
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 17,72 gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol nước. Mặt khác, cho 26,58 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối thu được là:
Chọn đáp án B
17,72(g) chất béo + 1,61 mol O2 → ?CO2 + 1,06 mol H2O. Bảo toàn khối lượng:
mCO2 = 17,72 + 1,61 × 32 - 1,06 × 18 = 50,16(g) ⇒ nCO2 = 1,14 mol || Chất béo chứa 6[O].
⇒ Bảo toàn nguyên tố Oxi: nchất béo = (1,14 × 2 + 1,06 - 1,61 × 2) ÷ 6 = 0,02 mol.
⇒ 26,58 gam chất béo ứng với 0,02 × 26,58 ÷ 17,72 = 0,03 mol. Bảo toàn khối lượng:
► m = 26,58 + 0,03 × 3 × 40 - 0,03 × 92 = 27,42(g) ⇒ chọn B.
Câu 31:
Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam X với H = 80% thu được m gam este. Giá trị của m là:
Chọn đáp án D
7,6(g) X + ?O2 → 0,3 mol CO2 + 0,4 mol H2O. Bảo toàn khối lượng:
||⇒ mO2 = 0,3 × 44 + 0,4 × 18 - 7,6 = 12,8(g) ⇒ nO2 = 0,4 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nO/X = 0,3 × 2 + 0,4 – 0,4 × 2 = 0,2 mol. Do nCO2 < nH2O ⇒ ancol no, đơn chức, mạch hở.
Ta có: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).
► Áp dụng: nancol = ∑nH2O - ∑nCO2 = 0,1 mol ⇒ naxit = (0,2 - 0,1) ÷ 2 = 0,05 mol.
Đặt số C của axit và ancol là a và b ⇒ 0,1a + 0,05b = 0,3 a = 1 và b = 4
⇒ X gồm HCOOH và C4H9OH. Do naxit < nancol ⇒ hiệu suất tính theo axit.
► Este là HCOOC4H9 với số mol 0,04 ⇒ m = 0,04 × 102 = 4,08(g) ⇒ chọn D
Câu 32:
Cho các chất: glixerol; anbumin; axit axetic; metyl fomat; Ala-Ala; fructozo; valin; metylamin; anilin. Số chất có thể phản ứng được với Cu(OH)2 là
Chọn đáp án A
Các chất phản ứng được với Cu(OH)2 gồm chứa 2 -OH kề nhau, chứa -CHO, peptit chứa ≥ 3 mắt xích, axit cacboxylic.
⇒ các chất thỏa mãn là glixerol, anbumin, axit axetic, metyl fomat, fructozơ ⇒ chọn A
Câu 33:
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và este Y, Z (đều no, mạch hở MY < MZ) thu được 0,75 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp gồm 2 ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp 2 muối. Phân tử khối của Z là :
Chọn đáp án C
MX = 3,125 × 32 = 100 ⇒ X là C5H8O2.
Lại có: Ctb = 0,75 ÷ 0,2 = 3,75 ⇒ Y chứa ≤ 3C ⇒ ancol của Y có số C ≤ 2C.
● Thu được 2 ancol có cùng số C ⇒ 2 ancol khác số chức.
⇒ 2 ancol phải chứa ≥ 2C ⇒ xảy ra khi ancol của Y chứa 2C hay C2H5OH.
► Y là HCOOC2H5; X là CH2=CHCOOC2H5 ⇒ ancol còn lại là C2H4(OH)2.
● Thu được 2 muối ⇒ Z là (HCOO)2C2H4 (do Z no) ⇒ MZ = 118 ⇒ chọn C
Câu 34:
Cho hỗn hợp X gồm 3 este (chỉ chứa chức este) tạo bởi axit fomic và các ancol metyic; etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 3,584 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 2,52 gam nước. Giá trị của là
Chọn đáp án C
X gồm HCOOCH3, (HCOO)2C2H4, (HCOO)3C3H5 hay C2H4O2, C4H6O4, C6H8O6.
Dễ thấy số C = số O ⇒ nO/X = nC/X = x ⇒ nCO2 = x. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
x + 0,16 × 2 = 2x + 0,14 ⇒ x = 0,18 mol. Bảo toàn khối lượng:
► m = 0,18 × 44 + 2,52 – 0,16 × 32 = 5,32(g) ⇒ chọn C
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.
(b) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(c) Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.
(d) Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.
(e) Dung dịch glucozo và dung dịch saccarozo đều có phản ứng tráng bạc.
(f) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
(a) Đúng vì trong chanh chứa axit xitric và sữa có thành phần chính là protein.
Axit xitric làm cho pH của cốc sữa giảm xuống ⇒ protein bị biến tính và đông tụ.
(b) Sai vì triolein là [CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COO)3C3H5
⇒ chứa 3πC=C và 3πC=O ⇒ tổng cộng có 6 liên kết π.
(c) Đúng: nCH2=CH-CN (vinyl xianua) [-CH2-CH(CN)-]n (tơ olon).
(d) Sai vì các amino axit tan tốt trong nước do tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
(e) Sai vì saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.
(f) Đúng.
⇒ (a), (c) và (f) đúng ⇒ chọn A
Câu 36:
Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X (được tạo thành từ glyxin) trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng vừa đủ với các chất trong Y cần dung dịch chứa 0,35 mol H2SO4 thu được Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cô cạn cẩn thận Z được m gam muối khan. Giá trị của m là
Chọn đáp án C
Z gồm các ion HOOC-CH2-NH3+, Na+ và SO42–. Bảo toàn điện tích:
nGly+ = 0,35 × 2 - 0,5 = 0,2 mol ||⇒ m = 0,2 × 76 + 0,5 × 23 + 0,35 × 96 = 60,3(g)
Câu 37:
Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2O và NO có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Trung hòa dung dịch Y cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Khối lượng chất tan trong dung dịch A bằng:
Chọn đáp án A
Đặt nN2O = x; nNO = y ⇒ nkhí = x + y = 0,04 mol; mkhí = 44x + 30y = 0,04 × 16,75 × 2.
Giải hệ có: x = 0,01 mol; y = 0,03 mol || nH+ dư = nNaOH = 0,04 mol.
Đặt nMg = x; nFe3O4 = y; nNH4NO3 = z ⇒ mX = 24x + 232y = 9,6(g). Bảo toàn electron:
2x + y = 8z + 0,01 × 8 + 0,03 × 3 || Lại có: nH+ phản ứng = 2nO + 10nNH4+ + 10nN2O + 4nNO
⇒ 0,6 - 0,04 = 2 × 4y + 10z + 10 × 0,01 + 4 × 0,03 ||⇒ giải hệ có:
x = 0,11 mol; y = 0,03 mol; z = 0,01 mol. A gồm Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, NH4NO3, NaNO3.
► mchất tan = 0,11 × 148 + 0,09 × 242 + 0,01 × 80 + 0,04 × 85 = 42,26(g) ⇒ chọn A
Câu 38:
Hòa tan hoàn toàn 17,04 gam hỗn hợp gồm Fe ; FeO ; Fe3O4 và Fe2O3 trong 660 ml dung dịch HCl 1M dư thu được dung dịch A và 1,68 lít H2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào A thấy thoát ra 0,336 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m là :
Chọn đáp án A
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O ⇒ nH+ dư = 4nNO = 0,06 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O = (0,66 - 0,06 - 0,075 × 2) ÷ 2 = 0,225 mol.
Quy hỗn hợp ban đầu về Fe và O ⇒ nO = nH2O = 0,225 mol.
⇒ nFe = (17,04 - 0,225 × 16) ÷ 56 = 0,24 mol. Bảo toàn electron cả quá trình:
3nFe = 2nO + 2nH2 + 3nNO + nAg ⇒ nAg = 0,075 mol.
► Kết tủa gồm 0,075 mol Ag và 0,66 mol AgCl
⇒ m = 0,075 × 108 + 0,66 × 143,5 = 102,81(g) ⇒ chọn A
Câu 39:
Một hợp chất hữu cơ đơn chức X có CTPT C3H9O3N tác dụng với dung dịch HCl hay NaOH đều sinh khí. Cho 2,14 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối vô cơ. Giá trị của m là
Chọn đáp án A
X là C2H5NH3HCO3 ⇒ muối là Na2CO3
||⇒ nNa2CO3 = nX = 0,02 mol.
► m = 0,02 × 106 = 2,12(g) ⇒ chọn A
Câu 40:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (phân tử A, B mạch hở, đều chứa alanin và glyxin) bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí Y gồm hơi nước, CO2 và N2. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 56,04 gam và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng của A trong X?
Chọn đáp án A
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nC2H3NO = 2nN2 = 0,44 mol.
► Muối gồm 0,44 mol C2H4NO2Na và x mol CH2. Đốt cho (x + 0,66) mol CO2 và (x + 0,88) mol H2O.
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 44 × (x + 0,66) + 18 × (x + 0,88) = 56,04(g) ⇒ x = 0,18 mol.
⇒ nAla = nCH2 = 0,18 mol ⇒ nGly = 0,44 – 0,18 = 0,26 mol.
● nNaOH = nC2H3NO = 0,44 mol. Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = mmuối + mH2O.
⇒ m + 0,44 × 40 = m + 15,8 + mH2O ⇒ mH2O = 1,8(g) ⇒ nH2O = 0,1 mol. Đặt nA = a mol; nB = b mol.
nC2H3NO = 4a + 5b = 0,44 mol; nH2O = a + b = 0,1 mol ||⇒ giải hệ có: a = 0,06 mol; b = 0,04 mol.
Đặt số gốc Ala trong A và B là m và n (1 ≤ m ≤ 3; 1 ≤ n ≤ 4) ⇒ 0,06m + 0,04n = 0,18.
Giải phương trình nghiệm nguyên có: m = 1 và n = 3 ⇒ A là Gly3Ala.
► %mA = 0,06 × 260 ÷ (0,44 × 57 + 0,18 × 14 + 0,1 × 18) × 100% = 53,06% ⇒ chọn A.