Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 11)
-
2757 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân tử saccarozơ được tạo bởi
Chọn đáp án B
Trong phân tử saccarozơ, gốc α-glucozơ và gốc β-fructozơ liên kết với nhau
qua nguyên tử oxi giữ C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1-O-C2) ⇒ chọn B
Câu 2:
Tripanmitin có công thức là:
Chọn đáp án A
A. (C15H31COO)3C3H5: tripanmitin.
B. (C17H33COO)3C3H5: triolein.
C. (C17H31COO)3C3H5: trilinolein.
D. (C17H35COO)3C3H5: tristearin.
⇒ chọn A.
Câu 3:
Chất nào sau đây là monosaccarit?
Chọn đáp án A
Polisaccarit gồm tinh bột và xenlulozơ (tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin).
Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ. Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ.
⇒ chọn A.
Câu 4:
Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
Chọn đáp án C
Các chất phản ứng với Cu(OH)2/OH– cho dung dịch màu xanh lam phải là poliancol.
⇒ các chất thỏa mãn là fructozơ và glucozơ ⇒ chọn C.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?
Chọn đáp án B
A sai vì ở nhiệt độ thường chỉ có metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin tan tốt trong H2O.
C sai vì bậc của amin bằng số H trong NH3 bị thay bởi gốc hidrocacbon
⇒ isopropylamin hay CH3CH(CH3)NH2 là amin bậc 1.
D sai vì gốc phenyl hút electron mạnh nên làm giảm mạnh tính bazơ ⇒ anilin không làm đổi màu quỳ tím.
B đúng vì anilin phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng: C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr.
⇒ chọn B.
Câu 6:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°), tạo ra sản phẩm thu được có khả năng phản ứng với Na là
Chọn đáp án B
A loại vì CH3OC2H5 không tác dụng với H2.
C loại vì CH3COOH không tác dụng với H2.
D loại vì CH3COOC2H3 tạo ra sản phẩm không phản ứng với Na.
⇒ Chọn B.
B. ● C2H3CH2OH + H2 CH3CH2CH2OH.
CH3CH2CH2OH + Na → CH3CH2CH2ONa + 1/2 H2.
● CH3COCH3 + H2 CH3CH(OH)CH3.
CH3CH(OH)CH3 + Na → CH3CH(ONa)CH3 + 1/2 H2.
● C2H3COOH + H2 C2H5COOH.
C2H5COOH + Na → C2H5COONa + 1/2 H2.
Câu 7:
Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của anc,etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
Chọn đáp án B
Ta có sơ đồ: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2.
mC2H5OH = 5 × 0,46 × 103 × 0,8 = 1840(g) ⇒ nC2H5OH = 40 mol.
► mtinh bột = 40 ÷ 2 ÷ 0,72 × 162 = 4500(g) = 4,5(kg) ⇒ chọn B.
Câu 8:
Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2- CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại α-amino axit khác nhau?
Chọn đáp án D
Peptit trên là: Gly-Ala-Ala-Gly-Gly
⇒ thủy phân thu được 2 loại α-amino axit là Gly và Ala.
⇒ chọn D.
Câu 9:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là
Chọn đáp án A
Các chất tác dụng với AgNO3/NH3 chứa –CHO hoặc liên kết ba đầu mạch (HC≡C-).
B loại vì but-2-in là CH3C≡CCH3 ⇒ không tác dụng || C và D loại vì etilen.
► Chọn A (chú ý axit fomic là HCOOH hay HO-CHO ⇒ tác dụng được).
Câu 10:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đậm đặc có H2SO4 đặc, nóng xúc tác. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O.
nxenlulozơ trinitrat = 0,1 kmol ||⇒ m = 0,1 × 3 ÷ 0,9 × 63 = 21(kg) ⇒ chọn B
Câu 11:
Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối luợng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3; X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhung không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần luợt là
Chọn đáp án A
X1 có khả năng phản ứng với NaOH ⇒ loại C và D.
MX2 = 60 ⇒ loại B (vì CH3COOCH3 có M = 74) ⇒ chọn A.
Câu 12:
Lên men m gam glucozo (hiệu suất quá trình lên men là 90%), thu đuợc etanol và khí CO2. Hấp thụ hết luợng khí CO2 sinh ra bằng nuớc vôi trong, thu đuợc 10 gam kết tủa và khối luợng dung dịch giảm so với ban đầu là 3,4 gam. Giá trị của m là
Chọn đáp án D
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2.
mdung dịch giảm = m↓ – mCÓ2 ⇒ mCÓ2 = 10 – 3,4 = 6,6(g).
⇒ nCÓ2 = 0,15 mol ⇒ nglucozơ = 0,15 ÷ 2 ÷ 0,9 = 1/12 mol.
||⇒ m = 1/12 × 180 = 15(g) ⇒ chọn D.
Câu 13:
Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu đuợc 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn luợng hỗn hợp đó thu đuợc 23,4 ml H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa.
Chọn đáp án D
Đặt nC2H5OH = x; nCH3COOH = y ⇒ 46x + 60y = 25,8(g). Lại có:
DH2O = 1g/ml ⇒ nH2O = 23,4 × 1 ÷ 18 = 1,3 = 3x + 2y ||⇒ Giải hệ có:
x = 0,3 mol; y = 0,2 mol ||⇒ hiệu suất tính theo CH3COOH.
nCH3COOC2H5 = 14,08 ÷ 88 = 0,16 mol ⇒ H = 0,16 ÷ 0,2 × 100% = 80%.
Câu 14:
Cho 0,3 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu đuợc m gam glixerol. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
nglixerol = ntristearin = 0,3 mol ⇒ m = 0,3 × 92 = 27,6(g) ⇒ chọn B.
Câu 15:
Trong điều kiện thuờng, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu đuợc glucozo. Tên gọi của X là
Chọn đáp án B
Câu 16:
Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu đuợc chất rắn khan có khối luợng là
Chọn đáp án A
nCH3COOC2H5 = 0,1 mol > nNaOH = 0,04 mol ⇒ este dư.
⇒ nmuối = nNaOH = 0,04 mol ⇒ mrắn = 0,04 × 82 = 3,28(g) ⇒ chọn A.
Chú ý: este khi cô cạn sẽ bị bay hơi ⇒ không dùng BTKL.
Câu 17:
Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu đuợc 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
Chọn đáp án B
MX = 8,8 ÷ 0,1 = 88 ⇒ X là C4H8O2.
MY = 4,6 ÷ 0,1 = 46 ⇒ Y là C2H5OH.
⇒ Công thức cấu tạo của X là CH3COOC2H5.
► Tên gọi của X là etyl axetat ⇒ chọn B
Câu 18:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do:
Chọn đáp án B
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên
là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ ⇒ Chọn B
______________________________
+ Dựa vào điều này các đầu bếp có thể nấu chín thịt nhưng vẫn giữ được độ ngọt của chúng.
Câu 19:
Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu đuợc dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Chọn đáp án D
npeptit = 0,1 mol ⇒ muối gồm 0,1 mol Glu-Na2 và 0,1 mol Ala-Na.
⇒ m = 0,1 × 191 + 0,1 × 111 = 30,2(g) ⇒ chọn D.
Chú ý: cần cẩn thận khi dùng bảo toàn khối lượng do peptit chứa Glu:
Glu-Ala + 3NaOH → muối + 2H2O ||⇒ nNaOH = 0,3 mol; nH2O = 0,2 mol.
► Bảo toàn khối lượng: m = 21,8 + 0,3 × 40 - 0,2 × 18 = 30,2(g).
Câu 20:
Cho các chất sau:
(1) CH3COOC2H5; (2) CH2=CHCOOCH3;
(3) C6H5COOCH=CH2; (4) CH2=C(CH3)OCOCH3;
(5) C6H5OCOCH3; (6) CH3COOCH2C6H5.
Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với NaOH đun nóng không thu được ancol
Chọn đáp án D
(1) CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
(2) CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH.
(3) C6H5COOCH=CH2 + NaOH → C6H5COONa + CH3CHO.
(4) CH2=C(CH3)OCOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3-CO-CH3.
(5) C6H5OCOCH3 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.
(6) CH3COOCH2C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2OH.
⇒ (3), (4), (5) không thu được ancol ⇒ chọn D.
Chú ý: ROCOR' là ROOCR' hay R'COOR.
Câu 21:
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2?
Chọn đáp án B
A. Phenyl axetat: CH3COOC6H5 ⇒ công thức phân tử: C8H8O2.
B. Vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 ⇒ công thức phân tử: C4H6O2.
C. Propyl axetat: CH3COOCH2CH2CH3 ⇒ công thức phân tử: C5H10O2.
D. Etyl axetat: CH3COOC2H5 ⇒ công thức phân tử: C4H8O2.
⇒ chọn B.
Câu 22:
Số amin bậc I chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
Chọn đáp án D
Bậc của amin bằng số H trong NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
⇒ Amin bậc I chứa –NH2 ⇒ các amin bậc I ứng với C7H9N là:
C6H5CH2NH2; o,m,p-CH3-C6H4-NH2 ⇒ chọn D.
Câu 23:
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2 : VH2O bằng
Chọn đáp án D
Amin no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n+3N.
13,35(g) X + ? HCl → 22,475(g) muối ||⇒ Bảo toàn khối lượng:
nHCl = (22,475 - 13,35) ÷ 36,5 = 0,25 mol ⇒ MX = 53,4
⇒ n = 2,6 ⇒ Công thức chung của X: C2,6H8,2N.
VCO2 : VH2O = 2,6 ÷ 4,1 = 26 ÷ 41 ⇒ chọn D
Câu 24:
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Chọn đáp án C
Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: etyl axetat, axit arylic, phenol, phenylamoni clorua, p-crezol.
● Etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH.
● Axit acrylic: CH2=CHCOOH + NaOH → CH2=CHCOONa + H2O.
● Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
● Phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
● p-crezol: p-CH3-C6H4-OH + NaOH → p-CH3-C6H4-ONa + H2O.
⇒ chọn C.
Câu 25:
Cho 18,5 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là
Chọn đáp án A
A là NO3H3N-C2H4-NH3HCO3 || nA = 0,1 mol.
⇒ muối gồm 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol Na2CO3.
► m = 0,1 × 85 + 0,1 × 106 = 19,1(g) ⇒ chọn A.
Câu 26:
Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở, thuần chức gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít khí O2 (đktc), thu được 14,96 gam CO2 và 9 gam H2O. Mặt khác đun nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 5,36 gam một muối duy nhất và hỗn hợp Y chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 140° thu được m gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong Y đều bằng 80%. Giá trị gần nhất của m là
Chọn đáp án C
nCO2 = 0,34 mol < nH2O = 0,5 mol ⇒ 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.
Đặt ∑nancol = x; neste = y ⇒ nX = x + y = 0,2 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
⇒ nO/X = 0,26 mol = x + 4y ||⇒ giải hệ có: x = 0,18 mol; y = 0,02 mol.
► Bảo toàn khối lượng: mX = 14,96 + 9 - 0,46 × 32 = 9,24(g).
⇒ Thí nghiệm 2 dùng gấp 18,48 ÷ 9,24 = 2 lần thí nghiệm 1.
● 18,48(g) X chứa 0,36 mol hỗn hợp ancol và 0,04 mol este.
⇒ nNaOH phản ứng = 0,04 × 2 = 0,08 mol. Bảo toàn khối lượng:
mY = 18,48 + 0,08 × 40 - 5,36 = 16,32(g) || nY = 0,36 + 0,04 × 2 = 0,44 mol.
Lại có: 2 ancol → 1 ete + 1 H2O ||⇒ nH2O = 0,44 ÷ 2 = 0,22 mol.
► Bảo toàn khối lượng: m = 0,8 × (16,32 - 0,22 × 18) = 9,888(g) ⇒ chọn C.
Câu 27:
Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là
Chọn đáp án C
► Dễ thấy Y là đipeptit. Lại có: 6 = 2 + 4 = 3 + 3.
TH1: 6 = 2 + 4. α-amino axit chứa 4C có 2 đồng phân là:
CH3CH2CH(NH2)COOH (A), CH3-C(CH3)(NH2)COOH (B).
⇒ ứng với mỗi đồng phân A và B thì tạo được 2 loại đipeptit với Gly
(A-Gly, Gly-A, B-Gly, Gly-B).
TH2: 6 = 3 + 3. α-amino axit chứa 3C chỉ có thể là Ala.
⇒ chỉ có 1 loại đipeptit là Ala-Ala.
► Tổng cộng có 5 đồng phân peptit của Y ⇒ chọn C.
Câu 28:
Đun nóng một este đơn chức có phân tử khối là 100 với dung dịch NaOH, thu được hợp chất có nhánh X và ancol Y. Cho hơi Y qua CuO đốt nóng rồi hấp thụ sản phẩm vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được dung dịch Z. Thêm H2SO4 loãng vào Z thì thu được khí CO2. Tên gọi của este là
Chọn đáp án D
Este đơn chức có M = 100 ⇒ C5H8O2 || C5H8O2 X + Y
Lại có: Ancol Y sản phẩm dung dịch Z CO2.
||⇒ Y là CH3OH. Mà X có nhánh ⇒ este là CH2=C(CH3)COOCH3.
► Tên gọi của este là metyl metacrylat ⇒ chọn D.
Câu 29:
Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
Chọn đáp án C
Các este thỏa mãn là: HCOOCH=CHCH3 (cis-trans), HCOOCH2CH=CH2,
HCOOC(CH3)=CH2, CH3COOCH=CH2 ⇒ chọn C.
Câu 30:
Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5COOH, CH3COOCH3, CH3CH2OH. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
Chọn đáp án A
● Khi các chất có số C xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:
axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon.
● Đối với axit cacboxylic thì nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
► Nhiệt độ sôi tăng dần là: CH3COOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH < C2H5COOH.
⇒ chọn A.
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở, là đồng phân cấu tạo của nhau. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn, được 40,2 gam chất rắn Y và a gam một ancol Z. Nung Y với CaO cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 8,4 gam một chất khí. Oxi hóa a gam Z thu được hỗn hợp T gồm axit cacboxylic, andehit, ancol dư và nước. Cho T tác dụng hết với Na dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cho T vào dung dịch KHCO3 dư, thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Cho T phản ứng tráng bạc hoàn toàn, tạo ra 86,4 gam Ag. Giá trị của m là
Chọn đáp án C
Xử lí dữ kiện Z: RCH2OH RCOOH + H2O || RCH2OH RCHO + H2O.
T + KHCO3 → 0,1 mol CO2 ⇒ nRCOOH = 0,1 mol || T + AgNO3/NH3 → 0,8 mol Ag.
TH1: R khác H ⇒ nRCHO = 0,4 mol ⇒ ∑nH2O = 0,1 + 0,4 = 0,5 mol. Lại có:
nRCH2OH dư + nRCOOH + nH2O = 2nH2 ⇒ nRCH2OH dư = – 0,2 mol ⇒ loại.
TH2: R là H ⇒ T gồm CH3OH dư, HCOOH, HCHO và H2O ⇒ nHCHO = 0,15 mol.
||⇒ ∑nH2O = 0,25 mol ⇒ nCH3OH dư = 0,05 mol ⇒ ∑nZ = 0,3 mol.
► RCOONa + NaOH RH + Na2CO3 ⇒ xảy ra 2 trường hợp:
● NaOH đủ hoặc dư ⇒ nRH = nZ = 0,3 mol ⇒ Mkhí = 8,4 ÷ 0,3 = 28 (CH2=CH2).
⇒ chỉ có 1 muối là CH2=CHCOONa ⇒ chỉ có 1 este là CH2=CHCOOCH3 ⇒ vô lí!
● NaOH thiếu, muối dư ⇒ nNaOH = nkhí = 8,4 ÷ (R + 1).
||⇒ mY = 0,3 × (R + 67) + 40 × 8,4 ÷ (R + 1) = 40,2(g). Giải phương trình cho:
+ R = 27 (CH2=CH-) ⇒ loại tương tự trên.
+ R = 39 (C3H3-) ⇒ nhận vì có 2 đồng phân là: HC≡C-CH2- và CH3-C≡C-
⇒ ∑nNaOH = 8,4 ÷ 40 + 0,3 = 0,51 mol. Bảo toàn khối lượng:
► m = 40,2 + 0,3 × 32 - 0,51 × 40 = 29,4(g) ⇒ chọn C.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
(6) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C
(1) Đúng.
(2) Đúng.
(3) Đúng.
(4) Sai, chẳng hạn HCOOCH=CH2 + NaOH HCOONa + CH3CHO.
(5) Sai vì peptit chứa từ 3 mắt xích trở lên mới có phản ứng màu biure.
(6) Đúng.
⇒ chỉ có (4) và (5) sai ⇒ chọn C.
Câu 33:
Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số lượng trong dãy phản ứng được với cả 2 dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
Chọn đáp án A
● H2NCH2COOH: thỏa mãn do: + HCl: H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH.
+ NaOH: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
● HCOONH4: thỏa mãn do: + HCl: HCOONH4 + HCl → HCOOH + NH4Cl.
+ NaOH: HCOONH4 + NaOH → HCOONa + NH3↑ + H2O.
● (CH3NH3)2CO3: thỏa mãn do: + (CH3NH3)2CO3 + 2HCl → CH3NH3Cl↑ + CO2↑ + H2O.
+ NaOH: (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → 2CH3NH2↑ + Na2CO3.
● C6H5NH2: không thỏa do không tác dụng với NaOH.
+ HCl: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
● C2H5NH2: không thỏa do không tác dụng với NaOH.
+ HCl: C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl.
● CH3COOH: không thỏa do không tác dụng với HCl.
+ NaOH: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
● H2NCH2CONHCH(CH3)COOH: thỏa mãn do: + HCl: Gly-Ala + 2HCl + H2O → Muối.
+ NaOH: Gly-Ala + 2NaOH → Gly-Na + Ala-Na + H2O.
⇒ chỉ có C6H5NH2, C2H5NH2 và CH3COOH không thỏa ⇒ chọn A
Câu 34:
Cho m gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
Chọn đáp án C
Quy quá trình về: Gly + 0,2 mol HCl + NaOH vừa đủ.
nNaOH = 160 × 0,1 ÷ 40 = 0,4 mol ⇒ nGly = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol.
► Rắn khan gồm 0,2 mol Gly-Na và 0,2 mol NaCl.
||⇒ mrắn = 0,2 × 97 + 0,2 × 58,5 = 31,1(g) ⇒ chọn C.
Câu 35:
Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y (MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y là
Chọn đáp án C
27,2(g) E + 1,5 mol O2 → 1,3 mol CO2 + ? H2O ||⇒ Bảo toàn khối lượng: nH2O = 1 mol.
Do E gồm 2 este đơn chức ⇒ Bảo toàn nguyên tố Oxi: nE = (1,3 × 2 + 1 - 1,5 × 2) ÷ 2 = 0,3 mol.
● Ctb = 1,3 ÷ 0,3 = 4,33 ⇒ E gồm 2 este chứa 4C và 5C. Đặt neste 4C = x; neste 5C = y
⇒ nE = x + y = 0,3 mol; nCO2 = 4x + 5y = 1,3 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,2 mol; y = 0,1 mol.
Với HCHC chứa C, H và O(nếu có) thì: nCO2 - nH2O = (k - 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).
► Áp dụng: 1,3 - 1 = 0,2.(a - 1) + 0,1.(b - 1) (với a, b là độ bất bão hòa của 2 este)
Giải phương trình nghiệm nguyên với điều kiện a, b ≥ 1 có: (a; b) = (1; 4); (2; 2).
● Dễ thấy b = 4 thì không có este 5C nào thỏa mãn thủy phân sinh ra ancol no, đơn chức, mạch hở.
⇒ a = b = 2. Để thu được 1 muối duy nhất thì 2 este là CH2=CHCOOC2H5 và CH2=CHCOOCH3.
► Tên gọi của X và Y là metyl acrylat và etyl acrylat ⇒ chọn C.
Câu 36:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Chuyển màu hồng |
Y | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Z | Dung dich AgNO3 trong NH3 | Kết tủa Ag |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án A
X làm quỳ tím hóa hồng ⇒ loại D.
Y + I2 → xanh tím ⇒ loại B.
Z có phản ứng tráng gương ⇒ chọn A
Câu 37:
Thực hiện phản ứng thủy phân 3,42 gam mantozo trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau một thời gian, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là
Chọn đáp án D
1 mantozơ + 1 H2O 2 glucozơ || 1 glucozơ 2Ag.
► 1 mantozơphản ứng → 4 Ag || 1 mantozơdư 2 Ag.
Đặt nmantozơ phản ứng = x; nmantozơ dư = y ⇒ ∑nmantozơ = x + y = 0,01 mol.
nAg = 4x + 2y = 0,035 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,0075 mol; y = 0,0025 mol.
H = 0,0075 ÷ 0,01 × 100% = 75% ⇒ chọn D.
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Chọn đáp án A
m(g) E + 0,36 mol O2 → 0,32 mol CO2 + 0,16 mol H2O.
||⇒ nC = 0,32 mol; nH = 0,32 mol; nO = 0,08 mol; m = 5,44(g).
► C : H : O = 0,32 : 0,32 : 0,08 = 4 : 4 : 1 ⇒ (C4H4O)n.
Do este đơn chức ⇒ chứa 2[O] ⇒ n = 2 ⇒ C8H8O2.
⇒ nE = 0,04 mol; nNaOH = 0,07 mol ⇒ nNaOH : nE = 1,75.
⇒ E chứa este của phenol. Đặt neste của ancol = x; neste của phenol = y.
nE = x + y = 0,04 mol; nNaOH = x + 2y = 0,07 mol.
||⇒ giải hệ có: x = 0,01 mol; y = 0,03 mol ⇒ nH2O = y = 0,03 mol.
BTKL: mancol = 5,44 + 0,07 × 40 - 6,62 - 0,03 × 18 = 1,08(g).
⇒ Mancol = 1,08 ÷ 0,01 = 108 (C6H5CH2OH). Lại có T chứa 3 muối.
► E gồm HCOOCH2C6H5 và CH3COOC6H5.
||⇒ mmuối của axit cacboxylic = 6,62 - 0,03 × 116 = 3,14(g) ⇒ chọn A
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặc khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hơn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly:Ala trong X là
Chọn đáp án C
Nhận xét: X + NaOH → Muối + H2O || Y + NaOH → Muối + CH3OH.
Do NaOH và H2O không đốt được ⇒ độ chênh lệch mol O2 là do đốt CH3OH.
||⇒ nY = nCH3OH = ∆nO2 ÷ 1,5 = (0,7 – 0,625) ÷ 1,5 = 0,05 mol.
► Quy E về C2H3NO, CH2, H2O và HCOOCH3 ⇒ nHCOOCH3 = 0,05 mol.
Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y ⇒ nO2 đốt E = 2,25x + 1,5y + 0,05 × 2 = 0,7 mol.
● Muối gồm x mol C2H4NO2Na; y mol CH2 và 0,05 mol HCOONa.
mmuối = 97x + 14y + 0,05 × 68 = 24,2(g) || Giải hệ có: x = 0,2 mol; y = 0,1 mol.
Do nGly-Na > nAla-Na ⇒ ghép 1 CH2 vào HCOONa ⇒ dư 0,05 mol CH2.
⇒ nAla = nCH2 còn = 0,05 mol ⇒ nGly = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol.
► Gly : Ala = 0,15 ÷ 0,05 = 3 : 1 ⇒ chọn C.
Câu 40:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, chưa no (một nối đôi C = C; MX < MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau:
+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol nước.
+ Phần 2 cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng.
+ Phần 3 cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được m gam rắn khan.
Giá trị của m là
Chọn đáp án D
nCO2 = 0,5 mol < nH2O = 0,53 mol ⇒ Z là ancol no, 3 chức, mạch hở.
► Quy E về CH2=CH-COOH, C3H5(OH)3, CH2 và H2O.
nCH2=CHCOOH = nBr2 = 0,05 mol. Đặt nC3H8O3 = x; nCH2 = y; nH2O = z.
⇒ mE = 13,46(g) = 0,05 × 72 + 92x + 14y + 18z
nCO2 = 0,05 × 3 + 3x + y = 0,5 mol; nH2O = 0,05 × 2 + 4x + y + z = 0,53 mol.
► Giải hệ có: x = 0,11 mol; y = 0,02 mol; z = – 0,03 mol.
Do nC3H8O3 > nCH2 ⇒ chỉ ghép CH2 vào axit.
● Phản ứng vừa đủ ⇒ ∑nOH– = nCH2=CHCOOH = 0,05 mol.
⇒ nKOH = 0,0125 mol; nNaOH = 0,0375 mol.
► m = 0,05 × 71 + 0,02 × 14 + 0,0125 × 39 + 0,0375 × 23 = 5,18(g) ⇒ chọn D.